Thực trạng vốn đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 53)

- Tình hình thu, chi ngân sách của huyện:

+ Tổng Thu - Chi ngân sách của huyện hàng năm đều tăng lên đáng kể do Tam Nông là huyện được xác định là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, do đó nguồn cấp hỗ trợ của tỉnh được quan tâm, tuy nhiên nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB trong những năm 2014, 2015, 2016 đạt thấp do tình hình khó khăn về kinh tế chung cả nước, nguồn ngân sách tăng chủ yếu đảm bảo cho chi thường xuyên.

+ Cơ cấu thu và chi NS huyện tăng qua các năm trong đó thu NS tăng nhanh do hỗ trợ cấp trên ngày càng được quan tâm, từ đó có nguồn chi cho đầu tư XDCB, chi thường xuyên và chi hỗ trợ các xã ngày càng lớn.

+ Cơ cấu nguồn vốn chi đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2018 tập trung 100% cho đầu tư XDCB nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở của Huyện như điện, đường, trường, trạm do quá trình đầu tư đã tính đến lựa chọn việc không phải chi đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2014 2015 2016 2017 2018 Chi NS n Chi XDCB

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ chi XDCB trên tổng chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông giai đoạn 2014 – 2018 (ĐVT: T đồng)

Bảng 3.1. Tình hình thu chi ngân sách huyện Tam Nông từ năm 2014 đến hết năm 2018

Đơn vị tính: đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017 2018

I Thu ngân sách huyện 352.864.927.094 352.043.544.852 382.287.635.835 418.943.118.706 460.743.378.624

1 Thu điều tiết 38.614.518.158 37.745.877.522 36.743.275.019 62.112.495.008 67.634.311.139

2 Tỉnh cấp cân đối 189.479.000.000 229.038.000.000 236.089.000.000 238.519.000.000 278.683.000.000

3 Tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu 86.016.441.000 69.674.918.000 82.739.634.000 84.542.019.000 62.343.052.560

4 Thu chuyển nguồn 31.212.102.707 12.937.239.459 22.283.268.143 25.577.119.827 50.341.141.192

5 Thu kết dư NS năm trước 682.544.972 824.075.471 409.795.453 372.651.617 195.038.733

6 Cấp dưới trả 1.917.000.000 409.714.000

7 Thu để lại chi quản lý qua NS 6.860.320.257 1.823.434.400 4.022.663.220 5.902.833.254 1.137.121.000

II Chi ngân sách huyện 352.203.877.982 351.633.749.399 381.914.984.218 418.748.079.973 460.369.338.063

1 Chi đầu tư phát triển 109.062.687.643 78.998.206.920 73.601.190.286 71.856.649.400 118.690.798.010

- Trong đó chi XDCB 109.062.687.643 78.998.206.920 73.601.190.286 71.856.649.400 118.690.798.010

2 Chi thường xuyên 212.331.630.623 248.528.839.936 278.714.010.885 288.606.106.127 302.263.539.964

3 Chi chuyển nguồn 23.937.239.459 22.283.268.143 25.577.119.827 50.341.141.192 37.856.757.089

4 Chi từ nguồn thu để lại chi quản

lý qua NS 6.860.320.257 1.823.434.400 4.022.663.220 5.902.833.254 1.137.121.000

5 Chi nộp NS cấp trên 12.000.000 2.041.350.000 421.122.000

III KẾT DƢ NS 661.049.112 409.795.453 372.651.617 195.038.733 374.040.561

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách huyện bố trí bằng các nguồn

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017 2018 Vốn NS huyện đầu tƣ XDCB 109.062.687.643 78.998.206.920 73.601.190.286 71.856.649.400 118.690.798.010

1 Thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất 10.018.460.194 13.730.467.028 7.786.822.640 18.172.495.554 31.925.683.139

2 Phân cấp 35.431.906.792 32.579.405.792 38.067.657.076 29.991.572.246 37.762.534.871

3 Chuyển nguồn 22.150.000.000 10.125.000.000 21.128.000.000 15.285.000.000 39.868.000.000

4 Tỉnh hỗ trợ 35.128.000.000 20.869.000.000 5.280.000.000 5.760.000.000 8.136.000.000

5 Nguồn khác (huy động đóng góp) 6.334.320.657 1.694.334.100 1.338.710.570 2.647.581.600 998.580.000

- Nguồn vốn đầu tư cho XDCB năm 2018 đạt 118,69 tỷ đồng tăng so với năm 2014 (109,06 tỷ đồng). Tuy nhiên các năm 2015, 2016, 2017 nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB đạt thấp do thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, cắt giảm đầu tư công tại các địa phương, đầu tư cho XDCB huyện có giảm so với năm 2014 sau khi tình hình kinh tế ổn định, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất của huyện tăng mạnh vào năm 2018, nguồn vốn cho đầu tư XDCB của huyện đạt 118,69 tỷ đồng.

3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 – 2018

3.2.1. Quản lý quá trình lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nguồn vốn ngân sách

* Quy hoạch đô thị: Phát triển đô thị thị trấn Hưng Hóa là một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội; phù hợp với phân bố thực trạng của địa phương, phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hưng Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 30/6/2011.

Quy hoạch phát triển đô thị yêu cầu kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử về địa kinh tế, đảm bảo ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức hợp lý về không gian kiến trúc, cảnh quan môi sinh, giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa của Hưng Hóa, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái; Yêu cầu Việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật (như giao thông đô thị, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải và vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, thông

tin liên lạc, dịch vụ thương mại và nhà ở) với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tương ứng với quá trình phát triển của đô thị;

Quy hoạch phát triển đô thị yêu cầu gắn với vai trò quản lý Nhà nước trong đổi mới chính sách, cơ chế quản lý phát triển đô thị; huy động sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực vào quy hoạch, đầu tư, cải tạo và xây dựng đô thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Sau khi quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hưng Hóa được duyệt, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Tam Nông đã chỉ đạo UBND thị trấn Hưng Hóa thực hiện đầu tư xây dựng, chỉnh trang cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Tuy nhiên, do đến nay, nguồn lực còn có hạn, việc huy động nguồn vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc đầu xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng đô thị chưa được đồng bộ, thống nhất; vẫn còn có hiện tượng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để đầu tư xây dựng các công trình manh mún. Các công trình đô thị đã đưa vào sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn không bố trí được nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

* Quy hoạch nông thôn:

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 19 xã trên địa bàn liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch chung của huyện giai đoạn 2010- 2020. Quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành, về lâu dài công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng phát triển nông thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

Đồ án quy hoạch nông thôn mới các xã đã cơ bản bám sát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng nội dung quy hoạch trên các lĩnh

vực: quy hoạch hạ tầng giao thông, quy hoạch điện, quy hoạch chợ nông thôn, quy hoạch về trường học, y tế,… để từ đó có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch nông thôn mới trên các tiêu chí về đường, điện, chợ, y tế, giáo dục… theo các Đề án, Kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của địa phương đạt hiệu quả, mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, một số nơi chất lượng quy hoạch còn hạn chế và chưa thực sự là căn cứ khoa học để xây dựng Đề án, Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã. Những năm gầy đây việc đẩy mạnh đầu tư các dự án phát triển kinh tế và hạ tầng dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất của một số xã so với quy hoạch được duyệt.

Quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông còn chưa thực hiện được do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm; do đó khó khăn cho việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Các dự án giao thông mới được triển khai nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có sự khớp nối giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương. Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt quy hoạch giai đoạn trước nhưng đến nay vẫn chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư.

* Kế hoạch xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách

Việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và khả năng bố trí vốn.

Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2015-2020; hàng năm Huyện ủy, HĐND, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban ngành, phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì rà soát, đánh giá lại từng chỉ tiêu để đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu mà giải pháp, quan trọng nhất là lập kế hoạch đầu xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành chủ yếu từ các nguồn như: Ngân sách Trung ương, vốn tỉnh hỗ trợ, vốn cân đối ngân

sách địa phương từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, vốn khác, vốn vay tín dụng ưu đãi từ các tổ chức quốc tế dành cho phát triển chương trình, mục tiêu, cụ thể:

Vốn ngân sách trung ương, tỉnh hỗ trợ: Hàng năm Trung ương, tỉnh cân đối ngân sách phân bổ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản cho các huyện trên cơ sở mục tiêu, tính cấp bách của dự án như: Chương trình vệ sinh, nước sạch nông thôn, chương trình quốc gia về y tế, Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng; đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Vốn cân đối của địa phương: Trong chủ trương điều hành ngân sách hàng năm thì đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất, tạo nguồn trong đầu tư xây dựng cơ bản luôn được địa phương quan tâm thực hiện và dường như đây là nguồn vốn trọng tâm, duy nhất có thể huy động để đầu tư xây dựng các công trình từ ngân sách trên địa bàn. Thực tế thì quy trình, quá trình lập hồ sơ đấu giá đất thường phức tạp, lâu dài, mất thời gian. Do đó, trong quá trình đầu tư xây dựng cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, tránh gây thất thoát lãng phí trong đầu tư.

Vốn khác: Là các khoản vốn vay từ các tổ chức nước ngoài để đầu tư xây dựng theo chương trình mục tiêu; vốn hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức ngân hàng, tín dụng, ngân hàng. Nguồn vốn này ngày càng quan trọng trong tình hình khó khăn huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho phát triển của huyện còn hạn chế, số vốn được giao hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển hạ tầng của huyện như: Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình thủy lợi v.v... Do đó, khi lập kế hoạch đầu tư phải bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng danh mục dự án đầu tư nào cần ưu tiên thực hiện trước, dự án nào cần thực hiện gối sang năm tiếp theo. Các dự án được phê duyệt thực hiện theo kế hoạch đầu tư

công trung hạn, yêu cầu phải được lập kế hoạch cụ thể để thực hiện đảm bảo tiến độ.

3.2.2. Quản lý thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

Trong những năm qua huyện Tam Nông cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống nhân dân; trong đó có sự góp phần to lớn từ kết quả quả đầu tư xây dựng trên địa bàn. Thống kê các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2018 được thẩm định, phê duyệt tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.3: Các công trình, dự án được thẩm định, phê duyệt thực hiện đầu tư xây dựng theo ngành, lĩnh vực được bố trí từ Ngân sách huyện

STT Ngành, lĩnh vực Năm

2014 2015 2016 2017 2018

1 Công trình dân dụng 14 11 8 9 15

2 Công trình giao thông 9 5 7 6 10

3 Công trình thủy lợi 4 5 4 3 5

Tổng 27 21 19 18 30

(Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tam Nông)

Qua số liệu thống kê cho thấy giai đoạn từ 2014 - 2018 tổng số công trình, dự án được Phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông phê duyệt, giao cho Ban quản lý công trình huyện quản lý là 115 công trình, dự án. Trong đó:

- Năm 2014 tổng số công trình, dự án được phê duyệt đầu tư là 27 công trình, dự án, trong đó dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 51%; Chưa có dự án đầu tư phát triển về công nghiệp từ nguồn NSNN; dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất 33%; dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chiếm tỷ lệ 14%.

- Năm 2015 tổng số công trình, dự án được phê duyệt đầu tư là 21 công trình, dự án, trong đó dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 52%; Chưa có dự án đầu tư phát triển về công nghiệp từ nguồn NSNN; dự

án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ lệ 24%; dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chiếm tỷ lệ 24%.

- Năm 2016 tổng số công trình, dự án được phê duyệt đầu tư là 19 công trình, dự án, trong đó dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 42%; Chưa có dự án đầu tư phát triển về công nghiệp từ nguồn NSNN; dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ lệ 36%; dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chiếm tỷ lệ 22%.

- Năm 2017 tổng số công trình, dự án được phê duyệt đầu tư là 18 công trình, dự án, trong đó dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 50%; Chưa có dự án đầu tư phát triển về công nghiệp từ nguồn NSNN; dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ lệ 34%; dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chiếm tỷ lệ 16%.

- Năm 2018 tổng số công trình, dự án được phê duyệt đầu tư là 30 công trình, dự án, trong đó dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 50%; Chưa có dự án đầu tư phát triển về công nghiệp từ nguồn NSNN; dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ lệ 33%; dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chiếm tỷ lệ 17%.

Giai đoạn 2014 – 2018, huyện Tam Nông đã phê duyệt đầu tư các dự án xây dựng các công trình dân dụng chiếm tỷ lệ 50%; Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông chiếm tỷ lệ 32% trong tổng số dự án đầu tư cả giai đoạn. Như vậy, việc thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; cụ thể: Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu: Giao thông vận tải đi lại, cơ sở vật chất trường học, y tế phục vụ nhu cầu khám sức khoẻ của nhân dân … Tuy nhiên, vẫn chưa có dự án đầu tư lớn, mang tính đột phá trong phát triển kinh tế như các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ.

3.2.3.Quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Sau khi các dự án được thẩm định phê duyệt, toàn bộ hồ sơ dự án sẽ được chuyển sang phòng Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Bồi thường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ​ (Trang 53)