trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ việc quản lý về đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Tam Nông nhìn chung các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về đầu tư XDCB từ NSNN là rất tốt, thời gian qua đã tiến hành đầy đủ theo quy định như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, thanh tra, kiểm toán... Hoạt động thanh tra tập trung vào những dự án đầu tư XDCB từ NSNN của huyện được dư luận xã hội quan tâm.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án đầu tư XDCB từ NSNN đã phát hiện một số sai phạm và được chấn chỉnh kịp thời như đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công, chất lượng công trình kém, những sai phạm trong đấu thầu, thi công, nghiệm thu và quyết toán công trình; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cấp có
thẩm quyền xử lý. Trong công tác kiểm tra, kiểm soát thanh quyết toán của Kho bạc Nhà nước đã phát hiện những khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và từ chối quyết toán các khoản chi không hợp lệ.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã có tác dụng răn đe đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình quản lý đầu tư XDCB từ NSNN với các mức độ khác nhau tùy theo chức trách, nhiệm vụ. Bên cạnh đó thông qua thực tiễn việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các cơ quan chức trách cũng phát hiện những điểm hạn chế, không còn phù hợp của cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi.
* Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về đầu tư XDCB tại huyện từ năm 2014-2018 cụ thể như sau:
- Năm 2014 Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công tác quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tam Nông, qua thanh tra 35 công trình, dự án đã phát hiện ra những sai phạm về quản lý, thanh quyết toán chi phí xây dựng không đúng với khối lượng thực tế thi công, qua thanh tra đã kiến nghị giảm trừ quyết toán 469,3 triệu;
- Năm 2015 thanh tra Sở Xây dựng Phú Thọ đã tiến hành thanh tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thực hiện quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng của UBND huyện Tam Nông, qua thanh tra đã phát hiện tình trạng một số đồ án quy hoạch chưa có Quy định quản lý quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, không tổ chức thẩm định bản đồ địa hình; đối với cấp xã chưa thường xuyên kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; có 03 doanh nghiệp xây dựng không đúng giấy phép được cấp.
- Năm 2016 Thanh tra Sở Tài chính Phú Tho đã tiến hành cuộc thanh tra tài chính ngân sách cấp huyện, cấp xã huyện Tam Nông và các đơn vị dự
toán thuộc ngân sách huyện, Kiểm toán nhà nước khu vực VII tiến hành kiểm toán 02 dự án, kết luận kiểm toán đã thu hồi và giảm trừ quyết toán số tiền 1,737 tỷ đồng.
- Năm 2017, Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã tiến hành cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư và chi phí quản lý dự án năm 2014-2016 tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình huyện Tam Nông, qua thanh tra đã kiến nghị giảm trừ quyết toán số tiền 148 triệu đồng.
- Năm 2018, Thanh tra tỉnh Phú Thọ tiến hành cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng tại UBND huyện Tam Nông. Kết luận thanh tra kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 37,1 triệu đồng, giảm trừ quyết toán 513,57 triệu đồng.
Bên cạnh đó công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng cần phải hoàn thiện một số nội dung như các ngành kiểm tra, giám sát có lúc còn chồng chéo gây kho khăn cho các hoạt động của chủ đầu tư, hiệu quả giám sát thì không cao, hoặc nhiều dự án lại không có đơn vị thanh tra, kiểm tra. Trong quá trình giám sát nhiều khi còn chưa nghiêm túc thực thi công vụ, không đánh giá hết được hiệu quả kinh tế - xã hội của việc đầu tư dự án đã đề ra nên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra không uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của dự án. Thực tế vẫn xảy ra hiện tượng cán bộ thực thi việc thanh tra, kiểm tra thỏa thuận lợi ích cá nhân và bỏ qua những vấn đề sai phạm trong quá trình thi công với nhà thầu và chủ đầu tư.
3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Những kết quả tích cực đạt được
- Về công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tam Nông tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng; môi trường đầu tư
kinh doanh được cải thiện, một số dự án tiếp tục được đầu tư mở rộng, đi vào hoạt động tạo giá trị tăng thêm cho các ngành sản xuất; tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động, học tập, công tác phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra một cách toàn diện trên nhiều các lĩnh vực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Các mặt giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, thể thao phát triển mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Để có các kết quả đó một phần là nhờ vào hiệu quả của các hoạt động quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Việc triển khai quản lý thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt thực hiện tương đối tốt. Các dự án phải điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định. Các trường hợp thực hiện không đúng theo quy hoạch đã được xử lý nghiêm minh, đảm bảo công bằng, khách quan.
Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã lập kế hoạch đầu tư, đảm bảo đầu tư hài hòa giữa phát triển kinh tế và duy trì hoạt động xã hội. Trong thời gian qua, đã tập trung đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội như hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cấp nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh, chợ trung tâm, y tế, công trình phục vụ giáo dục đào tạo, công trình di tích lịch sử, công trình văn hóa,... Như vậy, có thể khẳng định công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản thời gian qua trên địa bàn đã đạt được các mục tiêu đề ra theo Nghị quyết giai đoạn 2015-2020 đúng với quy trình, quy định của nhà nước.
- Công tác quản lý quy hoạch và lập kế hoạch đầu tư
Đến nay, cơ bản đã có quy hoạch xây dựng để quản lý, định hướng đầu tư; thị trấn Hưng Hóa đã có quy hoạch đô thị, quy hoạch chung, đã được
phê duyệt chương trình phát triển đô thị, đã được phê duyệt đồ án công nhận đô thị loại V; các xã còn lại đã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển giai đoạn 2010 -2020; UBND huyện đã phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2015-2020, … Đây là những căn cứ để việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm được thực hiện khoa học, đồng bộ, khách quan.
Việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm đã được thực hiện thông qua các cấp theo quy trình. Từ kết quả thực tế giai đoạn 2014-2018 cho thấy, nguồn vốn phân bổ cho đầu tư chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, của tỉnh và huy động được một phần từ ngân sách huyện thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó đã tích cực trong việc huy động từ vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng, chủ yếu trong một số loại công trình như: Công trình tâm linh, văn hóa; công trình phục vụ các hoạt động thể thao; công trình đường bê xi măng làm giao thông nông thôn; hiến đất, tài sản giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình,…
Việc tính toán, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được thực hiện thể hiện sự chủ động trong điều hành ngân sách. Trong giai đoạn gần đây, đã tập trung nguồn vốn để thanh toán các dự án hoàn thành, giảm bớt nợ công, hạn chế khởi công mới các dự án không cần thiết khi tỷ lệ nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn ở mức cao. Khi các dự án được hình thành, các cấp, chủ đầu tư đã tích cực huy động vốn để đầu tư, đẩy nhanh tiến độ khởi công và hoàn thành dự án.
- Công tác quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn đã tích cực tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác như năng lực các đơn vị tư vấn; chất lượng hồ sơ thiết kế; hồ sơ các dự án yêu cầu phải có phòng cháy, chữa cháy; giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường; giấy phép
xây dựng; biên bản nghiệm thu, đưa công trình vào hoạt động, … Việc này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Công tác chuẩn bị đầu tư dự án
Khi lập hồ sơ dự án đã ưu tiên các dự án có nhu cầu cấp bách, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu để phát triển kinh tế xã hội. Việc lập hồ sơ đã cơ bản thực hiện tuân thủ các quy trình, quy định của nhà nước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Tiến độ của việc lập hồ sơ dự án được đảm bảo, chất lượng hồ sơ ngày càng được nâng cao. Việc tách bạch, phân vai rõ ràng giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị quản lý dự án đã nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo tiến độ dự án. Việc thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự toán xây dựng công trình đã áp dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Qua kết quả thẩm định đã phát hiện được ra nhiều sai sót, nâng cao chất lượng thiết kế, cắt giảm dự toán, tiết kiệm vốn ngân sách nhà nước.
+ Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
Khi hồ sơ dự án đầu tư công trình được phê duyệt chuyển sang bước thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự vào cuộc của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, sự phối hợp của các ngành liên quan, sự ủng hộ của nhân dân, công tác giải phóng mặt bằng các dự án cho đầu tư phát triển được triển khai thuận lợi, cơ bản đảm bảo tiến độ. Trong quá trình thực hiện, vướng mắc do một số quy định chưa đảm bảo quyền lợi của nhân dân đã được cấp trên xem xét cho ý kiến, cơ chế thực hiện linh hoạt được tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, một số vướng mắc trong công tác bồi thường do tranh chấp kéo dài, lịch sử để lại, tới nay các cơ quan chuyên môn vẫn đang tiếp tục giải quyết để phấn đấu giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.
+ Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng các quy trình, quy định của Luật đấu thầu, Nghị định 63/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt Hồ sơ mời thầu, đánh giá Hồ sơ dự thầu, trình phê duyệt kết quả đấu thầu. Việc đăng tải thông tin các gói thầu rộng rãi thực hiện theo quy định. Việc áp dụng đấu thầu qua mạng thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chủ đầu tư đã chủ động thành lập Tổ chuyên gia đấu thấu để tổ chức lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và xét duyệt hồ sơ dự thầu; hàng năm có tổ chức cho cán bộ Tổ chuyên gia đấu thầu đi tập huấn, học tập nghiệp vụ về đấu thầu.
- Công tác quản lý thi công xây dựng
Khi đã có kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đã chủ động tổ chức ký hợp đồng với các nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát; các điều khoản của hợp đồng cơ bản chặt chẽ, bám sát các quy định của nhà nước về hợp đồng trong đầu tư xây dựng; việc thanh toán tạm ứng nguồn vốn thực hiện theo quy định trên cơ sở nguồn vốn được bố trí; Việc thanh quyết toán đã được các nhà thầu chủ động lập hồ sơ; chủ đầu tư đã chủ động đôn đốc với các nhà thầu chậm lập hồ sơ.
Việc thi công xây dựng công trình trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Nhà thầu thi công cơ bản đã chủ động bố trí máy móc, nhân lực, vật lực, tài chính tổ chức thực hiện thi công theo niên biểu tiến độ. Các đơn vị tư vấn giám sát chủ động, thường xuyên bám sát trên công trường để kiểm tra, hướng dẫn cùng kỹ thuật nhà thầu thi công thực hiện xây dựng từng bộ phận hàng mục theo đúng thiết kế. Chủ đầu tư đã tích cực đôn đốc tiến độ dự án, nhất là các nhà thầu có biểu hiện lơ là, không tích cực tổ chức thi công, các đơn vị tư vấn giám sát không bố trí cán bộ giám sát có mặt thường xuyên trên công trường. Khi có vướng mắc phát sinh phải điều chỉnh, bổ sung dự án, các
bên liên quan đã tích cực chủ động hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình phê duyệt. Quy trình nghiệm thu, thí nghiệm, hồ sơ quản lý chất lượng công trình cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định.
Các cơ quan chuyên môn đã chủ động, tích cực trong công tác thanh kiểm tra, kiểm toán công trình; kết quả, đã phát hiện các sai sót ở tất cả các khâu, các giai đoạn, từ đó yêu cầu các bên liên quan khắc phục.
3.3.2. Những tồn tại hạn chế
Những kết quả đạt trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Tam Nông cho thấy rõ được hiệu quả mà các dự án đầu tư xây dựng mang lại tác động đến phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số tồn tại hạn chế nhất định trong công tác quản lý cần được khắc phục để hoàn thiện nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản như:
- Chất lượng thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư
Do năng lực của một số đơn vị tư vấn lập còn hạn chế cho nên chất lượng hồ sơ thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu, phải chỉnh sửa nhiều lần như: thiết kế kỹ thuật chưa đầy đủ các chi tiết, lập tổng dự toán công trình chính xác, chưa bám vào các căn cứ quy định của Bộ Xây dựng, của Ủy ban nhân dân tỉnh, một số nội dung hạng chưa bám sát hiện trạng thực tế, hồ sơ phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây nên lãng phí gây nên kẽ hở để tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó còn có lý do từ năng lực,