Đầu tư xây dựng công trình việc quan trọng nhất là Quản lý thi công xây dựng công trình (gồm: khối lượng thi công, tiến độ xây dựng, chất lượng xây dựng, an toàn lao động, môi trường xây dựng).
- Quản lý khối lượng thi công
Khối lượng thi công chính là khối lượng có trong thiết kế, hợp đồng, khối lượng mà chủ đầu tư và nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát đối chiếu, xác định giá trị hoàn thành để thanh toán cho Nhà thầu thi công. Nhà thầu thi công càng thực hiện chi tiết đầy đủ theo hồ sơ, đơn vị tư vấn giám sát càng thường xuyên có mặt tại hiện trường, chủ đầu tư càng sát sao thì khối lượng thi công càng chính xác, càng tiết kiệm, tránh gây lãng phí nguồn vốn cho nhà nước. Trong giai đoạn 2014-2018, trên địa bàn huyện, đối với chủ đầu tư là Ban quản lý công trình có bản việc xác định khối lượng đảm bảo theo quy định, đối với một số chủ đầu tư là xã, thị trấn do thiếu cán bộ kỹ thuật, chưa sát sao trong quản lý, vẫn có tình trạng nghiệm thu sai, nghiệm thu khống khối lượng gây thất thoát trong đầu tư, khi đơn vị Thanh tra cấp trên thực hiện thanh tra mới phát hiện và xử lý cắt giảm theo quy định. Trường
hợp khi dự án phải điều chỉnh, bổ sung thì tất cả các khối lượng điều chỉnh, bổ sung phải được phê duyệt, sau đó các bên mới thực hiện nghiệm thu, xác định khối lượng hoàn thành; tuy nhiên thực tế một số dự án hoàn thiện hồ sơ thiết kế theo khối lượng thực tế thi công. Mặt khác, để khối lượng nghiệm thu được chính xác thì ngoài công tác kiểm tra thực tế, việc quản lý, sắp xếp hồ sơ phải hợp lý, đầy đủ, đúng quy trình; với nội dung này, thời gian qua chủ đầu tư là xã, thị trấn còn hạn chế.
- Quản lý tiến độ thi công các công trình
Qua thống kê trong giai đoạn 2014-2018, đối với các gói thầu đấu thầu rộng rãi hoàn thành đúng tiến độ đạt tỷ lệ 77%; gói thầu chậm tiến độ đạt tỷ lệ 23%. Đối với gói thầu đấu thầu hạn chế đúng tiến độ đạt tỷ lệ 82%; gói thầu chậm tiến độ đạt tỷ lệ 28%. Đối với gói thầu chỉ định thầu đúng tiến độ đạt tỷ lệ 86%; gói thầu chậm tiến độ đạt tỷ lệ 14%. Khi tổ chức đấu thầu trong hồ sơ đề xuất, nhà thầu đã đề xuất niên biểu tiến độ hành thành thi công xây dựng dự án và đây chính là cơ sở để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát căn cứ để đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện. Mặc dù trong hợp đồng cũng xác định rõ mức phạt hợp đồng nếu triển khai chậm dự án nhưng vẫn có tình trạng kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà lý do chính là do việc bố trí nguồn vốn còn chậm, ảnh hưởng bởi sự bất thường của thời tiết. Việc chậm tiến độ thi công làm giảm hiệu quả dự án. Trong thời gian tới phải có giải pháp nhằm đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ.
- Quản lý chất lượng công trình
Cũng như quản lý khối lượng công trình, quản lý chất lượng công trình cũng cần phải có sự sát sao của chủ đầu tư, sự có mặt thường xuyên của tư vấn giám sát tại hiện trường và quan trọng nhất là Nhà thầu thi công phải có trách nhiệm thực hiện xây dựng công trình đúng với chất lượng mà Nhà thầu đã cam kết, phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt. Thời gian qua trên địa bàn,
các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cơ bản đảm bảo chất lượng; không có tình trạng công trình hoàn thành không sử dụng được hoặc lún nứt; một số lỗi nhỏ thường gặp như: một số vị trí sơn tường bị bong tróc do trước khi sơn tường bị ẩm, một số loại cửa bị cong vênh, một số vị trí ống cấp nước bị rò rỉ … Các nhà thầu đã kịp thời khắc phục trong thời gian bảo hành công trình. Theo quy định, công trình hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức công tác nghiệm thu; nếu không đảm bảo sẽ không được đưa vào sử dụng. Mặt khác, hồ ơ quản lý chất lựng công trình như: các biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, các thông số vật liệu đầu vào, các kết quả thí nghiệm, bản vẽ hoàn công … là bộ phận quan trọng trong công tác quản lý chất lượng trình. Công trình muốn quyết toán phải có đầy đủ hồ sơ.
- Quản lý an toàn thi công xây dựng
An toàn trong thi công trình là nội dung quan trọng mà các cơ quan quản lý, chủ đầu đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công phải đặt lên hàng đầu. Trong các hồ sơ mời thầu, hồ sơ đề xuất, Nhà thầu đều có phương án đảm bảo an toàn trong thi công. Tuy nhiên, khi triển khai ngoài thực tế, Nhà thầu thường thực hiện không đầy đủ. Các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đơn vị giám sát thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu nghiêm túc thực hiện. Qua thống kê trong giai đoạn 2014-2018, trên địa bàn không xảy ra vụ việc tai nạn nghiêm trọng nào liên quan tới an toàn thi công xây dựng, đặc biệt không có tai nạn về người. Một số tai nạn nhỏ xảy ra đối với đảm bảo an toàn giao thông khi thi công các công trình giao thông, các tình huống này, nhà thầu đã kịp thời khắc phục. Riêng về an toàn lao động, đã yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động khi làm việc trên công trường để đảm bảo an toàn. Nếu để xảy ra tình trạng mất an toàn khi thi công gây hậu quả nghiêm trọng thì Nhà thầu thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
- Quản lý vệ sinh môi trường
Khi thi công xây dựng công trình các cơ quan quản lý, chủ đầu đầu tư yêu cầu Nhà thầu thi công phải đảm bảo về vấn đề môi trường theo quy định như: không để khói bụi làm ảnh hướng tới người dân, phải có biện pháp chống ồn khi thi công trong khu dân cư, không để các vật liệu chảy ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm, phải đảm bảo rằng mọi chất thải xây dựng phải được thu dọn, vệ sinh, đổ thải, xử lý đúng quy định, trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng phải có bạt che, tránh gây ô nhiễm môi trường. Qua thống kê trong giai đoạn 2014-2018, trên địa bàn không xẩy ra vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do quá trình xây dựng gây ra. Khó khăn lớn nhất hiện nay là trên địa bàn chưa có nhà máy xử lý các phế thải xây dựng như bê tông, gạch vỡ, vữa xi măng do quá trình phá bỏ công trình cũ, do đó phải điều tra, tìm kiếm vị trí đổ thải chung với chất thải dân dụng, chất thải công nghiệp hoặc những nơi cần san lấp mặt bằng.