5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Vị trí địa lý, quy mô, diện tích
Bảng 3.1: Diện tích và dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2015 Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/Km2) Tổng số 3.526,64 1.238.785 351
Phân theo đơn vị cấp huyện
Thành phố Thái Nguyên 170,53 315.196 1.848 Thành phố Sông Công 96,71 66.054 683 Thị xã Phổ Yên 258,89 171.307 662 Huyện Định Hoá 513,51 88.175 172 Huyện Võ Nhai 839,43 66.674 79 Huyện Phú Lương 367,62 107.409 292 Huyện Đồng Hỷ 454,40 114.300 252 Huyện Đại Từ 573,35 164.730 287 Huyện Phú Bình 252,20 144.940 575
(Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015)
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp vớithủ đô Hà Nội (cách80 km); diện tích tự nhiên3.526,64km². Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm sâu trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm sâu trong trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích so với cả nước,tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Sông Công, thị xã Thị xã Phổ Yênvà 6huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng
bằng và trung du. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường cao tốc Hà Nôi- Thái Nguyên, đường quốc lộ 3 cũ nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩuViệt Nam - Trung Quốc, quốc lộ 1B Lạng Sơn, Quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội- Lạng Sơn; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
3.1.2.Địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu
Địa hình
Địa hình Thái Nguyên phần lớn là đồi núi thấp, trên 2/3 diện tích có độ cao hơn 100m so với mặt biển, diện tích còn lại là vùng phù sa dọc hai bên sông Cầu và sông Công. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.591m. Địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp vàphát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Đất đai, sông ngòi
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp và du lịch.Thái Nguyên có tổng diện tích là 352.664 ha đất. Trong đó đất nông nghiệp là 303.674 ha chiếm 86.11% diện tích, đất phi nông nghiệp là 44.209 ha chiếm 12.54% diện tích, đất chưa sử dụng là 4.781 ha chiếm 1.36% diện tích (Nguồn Sở Tài Nguyên & Môi trường).
Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đại bộ phận lãnh thổ thuộc hệ thống sông Cầu, tính trung bình cứ 1km2 có 0,93km sông. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông, suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015).
Khí hậu
Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới, nóng ẩm và gió mùa, hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là khá lớn, khoảng 396.6 mm nên lượng nước mưa tự nhiên hàng năm là tương đối cao;
Gió: Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa đông bắc, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh đồng bằng;
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm của toàn tỉnh khoảng 24oC (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015).
3.1.3. Tình hình phân bố dân cư
Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Rìu, Sán Chay, H’mông, Hoa và Dao. Dân số Thái Nguyên năm 2016 là 1.238.785 người. Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và thành thị còn ở vùng núi, vùng cao lại rất thưa thớt, mật độ dân số trung bình khoảng351người/km2, tốcđộ tăng dân số trung bình của Tỉnh ở mức 0,9% /năm. Tỷ lệ dân số nam/nữ trên địa bàn là 49,9%/50,1%; tỉ lệ dân thành thị chiếm 22,81%, dân số hoạt động nông nghiệp chiếm 72,37%.Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân sốtrung bình đông là thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, Thị xã Phổ Yên.(Niên giám Thống Kê Thái Nguyên 2015)
3.1.4. Tài nguyên
Về tài nguyên nông nghiệp
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu.
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn đang là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao.
Hiện nay, Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 8.000 ha đã cho thu hoạch. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân.
Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên đã có Nhà máy chế biến sữa tại huyện Thị xã Phổ Yên đang thúc đẩy thực hiện nhanh chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy này. Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư lớn về chăn nuôi bò, lợn hướng nạc...
Về tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: Than mỡ (đứng thứ 2 trong cả nước) và Than đá, Quặng sắt, Thiếc, Vonfram, Chì kẽm, Vàng, Đồng, Thủy ngân… Khoáng sản phi kim loại như: pyrít, barít, phốtphorít,… Khoáng sản vật liệu xây dựng như: Đất sét xi măng, đá Cacbônat (bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôiximăng), Đôlômit,…
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng.
Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn.
Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại từ: Các mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn.
Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng: 110.260.000 tấn
Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít (huyện Đồng Hỷ), Thần Sa, Cúc Đường (huyện Võ Nhai) quy mô không lớn.
Vàng: Bao gồm vàng sa khoáng ở khu vực Thần Xa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), khu vực phía tây của huyện Thị xã Phổ Yên.
Ngoài ra còn có Đồng, Thủy ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ.
Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng quặng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội
Trong những năm gần đây, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Thái Nguyên đã vượt mức kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế; tốc độ phát triển kinh tế tăng khá; thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách hơn 9.500 tỷ đồng, vượt 47,1% kế hoạch.
Năm 2016, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, xây dựng tám chương trình, 16 đề án, 20 dự án công trình trọng điểm. Do vậy, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Điều đáng mừng là tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng 15,2% so với năm 2015; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng
5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Năm 2016, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Bên cạnh ngành công nghiệp tăng trưởng cao, lực lượng lao động có sự chuyển dịch lớn về tỉnh Thái Nguyên trong ba năm gần đây dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống... cũng tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2016.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo USD, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm, vượt mức bình quân chung của cả nước. Nhịp độ sản xuất của các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định. Ngoài những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh là điện tử, viễn thông và chế biến khoáng sản thì những sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh như: Sắt, thép, điện sản xuất và điện thương phẩm cũng đạt khá cao, góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinh tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 477 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch năm. Hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 93% giá trị công nghiệp toàn tỉnh; còn lại công nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 7% (công nghiệp địa phương chiếm 3,6% và công nghiệp T.Ư chiếm 3,4%); mặt khác tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp trong nước vẫn chiếm khoảng 40% cho nên kết quả sản xuất công nghiệp trong nước tuy không đóng góp nhiều về giá trị sản xuất nhưng có tác động lớn đời sống người lao động. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng cao so cùng kỳ và vượt kế hoạch cả năm. Về sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 12.158 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ, bao gồm: Ngành nông nghiệp là 11.411,3 tỷ đồng, tăng 5,1% (trồng trọt tăng 0,34%; chăn nuôi tăng 9,1% và dịch vụ tăng 11,3%); ngành lâm nghiệp là 415,8 tỷ đồng, tăng 7,2% so ngành thủy sản là 331,7 tỷ đồng, tăng 10,3%. Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2016 đạt 1.229 ha, bằng 122,9% kế hoạch và tăng 3,4% (tăng 40 ha) so với năm 2015. Năng suất chè bình quân đạt 111,74 tạ/ha, tăng 0,78 tạ/ha (0,7%), sản lượng chè búp tươi đạt 210 nghìn tấn, tăng 3,7% so với sản lượng năm 2015 và bằng 104,9% kế hoạch cả năm. Do các doanh nghiệp nước ngoài đã đi vào sản xuất ổn định, cho nên tốc độ tăng giá trị xuất khẩu không đột biến như năm 2015. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 19,1 tỷ USD, bằng 90,9% kế hoạch, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,8 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ.
Giá trị nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 292 triệu USD, giảm 32,6% so với cùng kỳ (chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép phế liệu và phôi thép); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 97,5% tổng giá trị nhập khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2016 đạt 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2015.
Triển khai thực hiện đồng bộ, huy động mọi nguồn lực thực hiện Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trọng tâm ở 15 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, ba xã xây dựng “Nông thôn mới điển hình”; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với 40 xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
các xã còn lại tăng thêm từ hai tiêu chí trở lên. Hết năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có 55 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đáng chú ý, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả lớn trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 45,8 nghìn tỷ đồng. Riêng hoạt động xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2016, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đóng góp xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm. Từ nguồn lực xã hội hóa đã có nhiều công trình đầu tư xây dựng như: Công trình điện đến các xóm, bản đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia; các công trình đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các công trình trường, lớp học... Số kinh phí xã hội hóa hoạt động đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Có nhiều dự án lớn đăng ký và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư tạo cơ hội phát triển lớn. Tính lũy kế, trên địa bàn có 677 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư là 143 nghìn tỷ đồng. Đến nay, có 5.384 doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ người dân doanh nghiệp là 230 người/doanh nghiệp (cả nước là 160 người/doanh nghiệp).
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang nâng cấp đô thị tiếp tục được đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông như đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, hệ thống đường giao thông nông thôn, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh; triển khai đồng bộ các hạng mục công trình thuộc Chương trình đô thị miền núi phía bắc - TP Thái Nguyên.
Nhìn tổng quát tình hình kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả tích cực: tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp; thu ngân sách trong cân đối năm 2016 đạt hơn 9.500 tỷ đồng, bằng 147,1% dự toán năm, tăng 30,6% so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng và cao hơn mức bình quân chung cả nước; sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu; xây