Chỉ tiêu đánh giá phát triển về mặt chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện lực bắc ninh (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển về mặt chất lượng nguồn nhân lực

2.3.3.1. Trí lực của nguồn lao động

* Chất lượng nhân lực của lực lượng công nhân, nhân viên theo cơ cấu ngành nghề và trình độ

Trong thời đại của kinh tế trí thức, hoạt động trí óc giữ vai trò cực kỳ quan trọng, người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiếp thu, vận dụng tốt các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, điều này lại càng đúng với một công ty tư vấn vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào tri thức và sự thành thạo của nhân viên.

Theo lệ thường vấn đề tài chính, máy móc và nguyên vật liệu đối với công ty tư vấn ít quan trọng bằng vấn đề nhân sự, vì thực tế bảng lương và các chi phí trả theo lương chiếm tới 70-75% tổng chi phí hoạt động. Do đó, trình độ của người lao động có tri thức, có kỹ năng ngày càng trở thành nguồn lực có ý nghĩa chiến lược trong kinh doanh.

* Chất lượng nhân lực của lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu ngành nghề và trình độ

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, lực lượng chuyên môn nghiệp vụ có vai trò rất lớn trong việc giúp giám đốc tiếp xúc với khách hàng, hợp đồng, lập báo cáo và các chức năng hỗ trợ khác… bám sát mục đích, mục tiêu, các yêu cầu về chất lượng, thời hạn, sản lượng đã được hoạch định…

Người lao động thuộc đối tượng này phải là người có trình độ cao, ngoài trình độ chuyên môn sâu phải có trình độ về tất cả các lĩnh vực liên quan, họ phải liên tục được đào tạo về kỹ năng kỹ thuật và quản lý mới nhất.

2.3.3.2. Tâm lực của nguồn nhân lực

Tiêu chí đánh giá về tâm lực của nhân viên trong công ty cụ thể các nội dung sau:

- Biết chăm lo cho mọi người, cho tập thể, cộng đồng. - Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường, quan điểm. - Có văn hóa, biết tôn trọng mọi người.

- Có tinh thần phục vụ công việc vô điều kiện

- Có tác phong đúng mực, thông cảm, hiểu biết và có thái độ chân thành với đồng nghiệp.

2.3.3.3. Thể lực của nguồn nhân lực

Sức khỏe của nhân viên được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Vì sức khỏe được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố được tạo bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh thần. Bộ Y tế Việt Nam quy định 5 trạng thái là:

- Loại A: Rất khỏe - Loại B1: Khỏe - Loại B: Trung bình

- Loại D: Rất yếu

Vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phản ánh về sức khỏe của nhân viên công ty cần xuất phát từ yêu cầu cụ thể đối với hoạt động có tính đặc thù đối với từng loại nhân viên.

Tỷ lệ lao động có sức khỏe loại X = Số lượng lao động có sức khỏe loại X Tổng số lao động khám sức khỏe

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty điện lực bắc ninh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)