5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp đối khác đối với khoản chi ngân sách nhà nước qua
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Thống nhất kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Thời gian tới hệ thống KBNN cần triển khai đồng bộ các giải pháp sau
Thứ nhất, nghiên cứu ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về quy trình nghiệp vụ, cơ chế chính sách, hạch toán kế toán, mục lục NSNN… để KBNN các tỉnh, thành phố có cơ sở thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp hoàn thiện quy trình bàn giao điện tử theo hướng giảm bớt thao tác thực hiện, rút ngắn thời gian kiểm soát, thanh toán nhằm phân định rõ trách nhiệm của Phòng/bộ phận kiểm soát chi và Phòng/bộ phận kế toán.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN theo nguyên tắc giảm bớt và đơn giản hơn nữa các hồ sơ thủ tục kiểm soát chi của các đơn vị gửi đến KBNN; thực hiện phân quyền nhiều hơn nữa cho các đơn vị sử dụng NSNN, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc quyết định chi NSNN (cả chi thường xuyên và chi đầu tư).
Thứ ba, rà soát hoàn thiện Quy chế hoạt động, phân công và phối hợp công tác trong Ban lãnh đạo đơn vị KBNN và quan hệ công tác giữa các phòng nghiệp vụ, giữa các công chức trong thực thi nhiệm vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh, vị trí công việc được phân công; chú ý đến việc phân quyền, phân cấp trong việc ký thay, ký ủy quyền trên các hồ sơ, chứng từ, các bảng đối chiếu số liệu, cũng như việc quản lý, sử dụng con dấu cơ quan, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ công chức tại KBNN cấp huyện, tạo điều kiện và hướng dẫn công chức KBNN cấp huyện học tập, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn.
Thứ năm, để hạn chế tắc nghẽn Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, công chức kiểm soát chi và công chức kế toán cần nâng cao tinh thần trách nhiệm khi sử dụng Hệ thống TABMIS, ra khỏi hệ thống ngay khi đã hoàn thành công việc nhằm giảm tải hệ thống TABMIS.
Thứ sáu, thực hiện công khai quy trình, hồ sơ, thời gian thực hiện kiểm soát chi tại trụ sở KBNN để khách hàng biết, thực hiện theo đúng quy định.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước, không thể giành được thắng lợi nếu như lĩnh vực tài chính - NSNN không đổi mới kịp thời. Nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý về giải pháp quản lý chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN qua hệ thống KBNN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án công, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng bền vững. Tăng cường công tác quản lý chi đầu tư phát triển, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, kém hiệu quả, gây ra lãng phí, thất thoát NSNN. Để tạo ra môi trường tài chính lành mạnh, cầm mang cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính công, đáp ứng dược hu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta trong thời kịp hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trong quá trình nghiên cứu, từ những góc nhìn về lý luận và thực tiễn công việc đang được thực hiện, tác giả đã phân tích, làm rõ thêm về quản lý chi đầu tư phát triển vốn từ ngân sách; vai trò, vị thế và trách nhiệm vụ của KBNN trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình chi tiêu NSNN. Thông qua đó, luận văn đã đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên, luận văn đã tập trung vào một số nội dung như sau:
1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN, công tác quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN.
2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên. Từ những phân tích đó, đã chỉ ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân tồn tại đối với công tác quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên.
3. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi khi vận dụng vào trong thực tế và một số điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi đầu tư phát triển như: thống nhất quản lý dự toán trong cơ chế chính sách quản lý vốn từ NSNN; Xây dựng dự toán NSNN trên địa bàn hàng năm; Xây dựng dự toán chi NSĐP cần xác định nguồn cung ứng vốn trong nước và nguồn vốn bổ sung từ nước ngoài như ODA, FDI; Chú trọng công tác kiểm soát chi, mở các lớp tập huấn trao đổi kinh nghiệm về quản lý chi đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát nguồn vốn từ NSNN; Xây dựng và ban hành các quy định về kiểm soát chi theo định kỳ, xác định rõ phạm vi quản lý của các cấp trong quản lý vốn chi đầu tư phát triển; cải cách thủ tục hành chính trong quản tác thanh toán các khoản chi đầu tư phát triển qua KBNN…
Do có những hạn chế nhất định về thời gian, số liệu, tài liệu và khả năng nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ các nhà khoa học và những người quan tâm tới công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển để có thể tiếp tục bổ sung, làm rõ cơ sở khoa học phục vụ thực tiễn trong công tác quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
2. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
3. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
4. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
5. Bộ Tài Chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/BĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước.
7. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.
10. Chính phủ (2017), Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 Ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm
11. Kho Bạc Nhà Nước (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Kho bạc Nhà nước Về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
12. Kho Bạc Nhà Nước (2017), Quyết định 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
13. Kho Bạc Nhà Nước Thái Nguyên (2015, 2016, 2017), Hội nghị tổng kết KBNN Thái Nguyên năm 2015,2016,2017.
14. Dương Đăng Ninh, TS. Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình quản lý đầu tư công, Nhà xuất bản Tài chính, 503 trang.
15. Quốc hội (2003), Luật NSNN 2003 16. Quốc hội (2015), Luật NSNN, 2015
17. Tạp chí tài chính, //http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao- doi-binh-luan/thay-gi-tu-kinh-nghiem-quan-ly-dau-tu-cong-tai-trung- quoc-va-brazil-113841.html, Truy cập ngày 3/1/2018.
18. Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh-luan/kinh-nghiem-quan-ly-dau-tu-cong-tai-nhat-ban-va-vuong- quoc-anh-94288.html. Truy cập ngày 3/1/2018
19. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2015 quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
20. Thủ tướng Chính Phủ (2015), Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
21. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020
22. Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, http://www.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx
23. Website của Bộ Tài Chính, http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc 24. Website của Chính phủ, http://www.chinhphu.vn/
25. Website Kho Bạc Nhà nước,
http://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/kbnn?_afrLoop=01234567891011 26. Website tỉnh Thái Nguyên,
http://www.thainguyen.gov.vn/vi_VN/web/guest/trang-chu