Kết quả quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 98 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Kết quả quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên gia

đoạn 2015-2017

3.3.5.1. Kết quả đạt được

Giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động do nằm trong hai giai đoạn khác nhau của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020, bên cạnh đó công tác quản lý chi đầu tư phát triển cũng có nhiều thay đổi khi luật ngân sách 2015 được thực thi vào năm 2017.

Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển từ vốn NSNN đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản chi NSNN, cụ thể là:

Thông qua quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái nguyên đã kiểm tra, kiểm soát tương đối chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị bằng việc yêu cầu các đơn vị phải chấp hành đầy đủ các điều kiện chi NSNN theo luật NSNN trong giai đoạn nghiên cứu.

Qua công tác quản lý chi đã tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu các đơn vị trong việc thực hiện dự án đầu tư theo luật NSNN đã ban hành và các văn bản hướng dẫn.

Quản lý (Kiểm soát) chi là một biện pháp tích cực để Nhà nước thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công sử dụng NSNN. Qua quản lý chi của KBNN Thái Nguyên, kinh phí NSNN luôn được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, chấp hành chế độ về hóa đơn, chứng từ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu theo các quy định của Pháp luật. Tình trạng chạy kinh phí cuối năm đã được hạn chế.

Quản lý chi NSNN nói chung và chi đầu tư phát triển qua KBNNN Thái Nguyên đã góp phần nâng cao kỹ luật tài chính, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ vè tài chính đồng thời ổn định tình chình và nâng cao chất lượng quản lý nguồn NSNN.

Qua những nội dung đã nghiên cứu về quản lý chi đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đồng thời vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong quản lý chi đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Do vậy, nghiên cứu này chính là một trong những cơ sở căn cứ quan trọng để đưa ra những gợi ý vè giải pháp nâng cao hiệu quản công tác quản ly chi đầu tư phát triển qua KBNN.

Công tác quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu khi các dự án thực hiện mới, đã hoàn thành và thanh toán ngày càng nhiều, số sai phạm tổng quản lý chi đầu tư phát triển của KBNN đã được sớm phát hiện nhờ đội ngũ cán bộ Kho bạc dày dặn kinh nghiệm.

Thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy KBNN nói riêng và các cơ quan quản lý của địa phương luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện đảm bảo vòng quay vốn cho các đơn vị thực hiện dự án.

3.3.5.2. Những tồn tại

Mặc dù việc lập, duyệt, phân bổ dự toán đã có nhiều sự thay đổi đặc biệt luật NSNN đã có nhiều cập nhật phù hợp với xu hướng hiện tại của nền kinh tế nhưng thực tế vẫn còn một số vương mắc chưa đáp ứng được yêu cầu trong quản lý. Đôi khi việc phân bổ và duyệt dư toán chi tiết của các đơn vị còn chậm so với quy định. Bên cạnh đó, chất lượng dự toán chưa cao; việc phân bổ kinh phí vẫn còn chưa bám sát với thực tế diễn ra theo năm tài chính khi có nhiều sự biến động của nền kinh tế, cần có điều chỉnh và bổ sung.

Một số tiêu chuẩn đã được cập nhật bổ sung, tuy nhiên định mức chi NSNN còn đôi khi cứng nhắc. Một số trường hợp lập và duyệt dự toán chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra; đôi khi vẫn còn tình trạng chi sai dự toán; một số đơn vị dự toán còn tìm cách hợp pháp hóa các khoản chi cho phù hợp với tiêu chuẩn định mức, nên dễ gây ra sai phạm tài chính.

Luật NSNN năm 2015 mới được áp dụng từ năm 2017 nên các cơ quan lập dự toán, KBNN còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác quản lý chi NSNN nói chung, và đặc biệt đối với công tác chi NSNN cho đầu tư phát triển.

Chi trong đầu tư phát triển còn khá dàn trải, chưa tập trung, hiệu quả mang lại từ các dự án chưa đạt được như kì vọng, vai trò là công cụ điều tiết nền kinh tế của NSNN chưa phát huy được hết vai trò của mình. Các dự án đầu tư mới còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân.

Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chê, tình rạng thất thoát tiêu cực trong quản lý và sử dụng NSNN vãn còn tồn tại. Nhiều đơn vị, cơ quan cùng tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát chi, việc phân định quyền hạn và trách nhiệm của các đơn quan, đơn vị chưa được rõ ràng dẫn đến tình trạng chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Đây là một vấn đề khá phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, nếu không được giải quyết triệt để sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị và khó tìm được đúng người để chịu trách nhiệm cuối cùng.

Trình độ cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi đầu tư phát triển nói riêng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với nhóm cán bộ thuộc khối xã, phường, các đơn vị như các trường, trạm y tế. Do đội ngũ cán bộ ở nhóm này thường ít được tha gia các khóa đào tạo chuyên sâu về tài chính - kế toán, XDCB… Vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và diều hành. Mặc dù KBNN đã áp dụng khoa học tiến bộ vào trong quản lý và điều hành NSNN nhưng không phải cán bộ nào cũng có thể tiếp cận và có thể làm việc ngay với môi trường khoa học kĩ thuật ngay. Chính vì vậy, cần phải có sự đầu tư bài bản, các lớp tập huấn chuyên ngành về chuyên môn, kĩ thuật đối với đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý NSNN tại các cơ sở xã, phường, các trạm y tế.

3.3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Việc ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách còn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn được ban hành nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, và đôi khi các chính sách đưa ra còn chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường. Hệ thống văn bản pháp luật hiện này còn khá nhiều, thủ tục khá rườm rà gây khó khăn không chỉ cho cơ quan quản lý mà còn gây khó khăn cho đơn vị thực hiện dự án.

Hệ thống định mức chi ngân sách mới được thay đổi nên còn gây khó khăn trong việc tiếp cận, vận dụng trong thực tế. Việc ban hành, thủ tục, mẫu biểu trong công tác lập, quyết toán ngân sách còn chồng chéo, và thường có sự điều chỉnh qua các năm.

Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ còn hạn chế về chất lượng do vẫn còn tâm lý dựa vào bằng cấp, nên vẫn còn một số yêu kém trong chuyên môn, đặc biệt là các cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và điều hành vốn NSNN.

Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển mình nên cần có các cơ chế chính sách phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Lộ trình cải cách hành chính còn chậm chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác kiểm soát chi thực hiện theo cơ chế “ một cửa” là cơ sở để lãnh đạo các đơn vị KBNN kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức tại đơn vị mình để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vướng mắc phát sinh. Thời hạn giải quyết công việc được tính từ thời điểm công chức kiểm soát chi nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng, bao gồm các bước nhận hồ sơ, kiểm soát hồ sơ, hạch toán, trình lãnh đạo duyệt, chuyển tiền bằng chuyển khoản hoặc chi tiền mặt cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện quy trình giao dịch một cửa vẫn còn một số hạn chế:

- Thời gian giao dịch trên một chứng từ tiền mặt có khi mất trên 60 phút khi lượng khách giao dịch nhiều; Một đơn vị cùng lúc rút nhiều chứng từ, chương trình kế toán chưa ổn định, việc nhập một chứng từ qua nhiều bước, nhiều thao tác; Các chế độ chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN thường xuyên thay đổi.

- Khi cán bộ kho bạc làm quy trình giao dịch một cửa phải nắm rõ các lĩnh vực trong kiểm soát chi thì mới đảm bảo giải đáp, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện đúng quy định. Đây thực sự là một rào cản lớn vì mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng, cơ chế riêng.

- Hơn nữa, tại văn phòng KBNN tỉnh, thành phố khi bố trí một vài cán bộ tiếp nhận hồ sơ dễ bị ách tắc công việc vào các ngày cao điểm như đầu tháng, cuối tháng, cuối năm… dẫn đến trường hợp khách hàng phải chờ đợi lâu, cán bộ kiểm soát không chặt chẽ, chất lượng không cao. Trong quá trình kiểm soát của kế toán chi, nếu có vướng mắc hoặc chưa rõ thì khó liên hệ được với khách hàng do công chức một cửa là người nhận hồ sơ…

Tóm lại, mặc dù công tác quản lý chi đầu tư phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách song vẫn còn những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính - ngân sách nói chung và KBNN nói riêng như: quản lý, kiểm soát chi đầu tư phát triển từ vốn NSNN còn nhiều hạn chế; nội dung chi đầu tư phát triển đa dạng và phong phú nên quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN là hết sức khó khăn, phức tạp.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KBNN THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)