Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

1.7.2. Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, Năng lực quản lý của người lãnh đạo. Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi ngân sách nhà cho hoạt động đầu tư phát triển, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư phát triển ở từng địa phương nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý

chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư phát triển sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Bên cạnh đó, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn địa phương.

Thứ hai, yếu tố về nguồn nhân lực trong công tác quản lý NSNN. Trong quản lý chi NSNN nói chung và chi đầu tư phát triển nói riêng qua KBNN, đội ngũ làm công tác kế toán KBNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý an toàn các khoản tiền và tài sản của quốc gia, kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, ngân sách cho các cấp chình quyền, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách các cấp.

Thứ ba, yếu tố khoa học kĩ thuật công nghệ. Công nghệ khoa học kĩ thuật là công cụ không thể thiếu trong phục vụ các nghiệp vụ của toàn hệ thống KBNN, nâng cao hiệu quả làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước.

Thứ tư, Việc ứng dụng công nghệ khoa học kĩ thuật- công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc tại KBNN mà còn đem lại những lợi ích tích cực như làm tăng giá trị vô hình cho khách hàng của KBNN. Hệ thống công nghệ thông tin hiện nay đã được áp dụng cho toàn bộ 63 KBNN cấp tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN cấp quận, huyện. 100% các đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi đầu tư phát triển qua KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)