Cơ cấu tổ chức của KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Thái Nguyên

KBNN Thái Nguyên gồm KBNN tỉnh và các KBNN huyện. KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ sau: Phòng Kế toán nhà nước; Phòng Kiểm soát chi; Phòng Thanh tra - Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức công chức; Phòng Tài vụ và Văn phòng.

KBNN Thái Nguyên được tổ chức thành hệ thống dọc từ Tỉnh đến huyện theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

+ Cơ quan KBNN ở Tỉnh: gồm các phòng: Phòng Kế toán nhà nước; Phòng Kiểm soát chi NSNN; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức công chức; Phòng Tài vụ; Phòng Thanh tra - Kiểm tra và Văn phòng.

+ Cơ quan KBNN ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) trực thuộc KBNN cấp tỉnh gồm các tổ: Tổ Tổng hợp; Tổ Kế toán nhà nước.

KBNN cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

Hình 3.1. Tổ chức bộ máy của KBNN Thái Nguyên

(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)

Ban Giám đốc KBNN tỉnh có Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Tài Chính bổ nhiệm, Phó giám đốc KBNN tỉnh do Kho Bạc Nhà bước bổ nhiệm; miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Giám đốc là người đứng đầu KBNN tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám

đốc KBNN; Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà nước. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Phòng kế toán nhà nước: Đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý an toàn và tài sản của nhà nước, kịp thời cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý, phục vụ cho việc quản lý và điều hành hiệu quả ngân sách các cấp.

Phòng kiểm soát chi NSNN: Chịu trách nhiệm tham mưu trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính lĩnh vực đầu tư XDCB địa phương; Kiểm tra tiến độ thực hiện và quản lý sử dụng vốn của chủ đầu tư, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh toán và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Phòng Thanh tra - Kiểm tra: Tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng NSNN trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi NSNN; Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo KBNN các cấp trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động nội bộ của các đơn vị KBNN, đảm bảo hoạt động KBNN thực hiện nghiêm túc chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ.

Phòng Tài vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Kho bạc, thực hiện các kế hoạch thu - chi tài chính, ngân sách, việc chấp hành các chế độ, chính sách về tài chính, tài sản theo qui định của Đảng và Nhà nước. Phòng tổ chức công chức: Là đơn vị tham mưu giúp Giám đốc Kho bạc thực hiện các công tác tổ chức và công chức, quy hoạch đội ngũ công chức quản lý ; xây dựng kiện toàn và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý của các đơn vị; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách cho người lao động; tham mưu thực hiện công tác pháp chế trong Kho bạc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.

Phòng tin học: Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý tài sản và chuyên môn nghiệp vụ được giao; chủ trì công bố số liệu, cung cấp thông tin thống kê KBNN theo quy định của pháp luật.

Văn phòng: Thực hiện quản lý về các công tác hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân, khánh tiết của KBNN tỉnh; điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc kho bạc theo chương trình, kế hoạch làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)