Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Chương

thành phố Hà Nội

Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Chương Mỹ đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển kinh tế- xã hội được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở. Ngoài ra Chương Mỹ còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của huyện, xã, thị trấn, đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

34

Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc huyện đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối Tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn huyện. Đồng thời phòng tài chính đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Năm 2016, tổng thu NSNN dự kiến là 188.456 triệu đồng, tăng 13% so với dự toán đầu năm; ngân sách huyện, xã dự kiến thu 182.424 triệu đồng, tăng 15% so với dự toán đầu năm. Đối với chi ngân sách Chương Mỹ giữ ổn định theo dự toán mà HĐND huyện đã phê duyệt; Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, huyện sẽ bổ sung thêm nhiệm vụ chi là 24.421 triệu đồng, như bổ sung tăng vốn đầu tư XDCB 9.385 triệu đồng, chi sự nghiệp kinh tế 1.649 triệu đồng, chi thường xuyên 13.387 triệu đồng. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Chương Mỹ tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2016. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành thực hiện dự toán ngân sách bám sát mục tiêu và Nghị quyết của huyện ủy, HĐND huyện cũng như chỉ đạo của UBND về công tác quản lý chi NS.

35

Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tư XDCB được quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đối với công trình. Nhiều công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng như: Trường học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hóa, Trụ sở và Ủy ban các xã, đường ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân.

Năm 2016 chi thực hiện 417.084 triệu đồng, đạt 66,6% tỉnh giao, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Huyện luôn chỉ đạo quyết liệt trong việc cân đối NS, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng NS huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng NS phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị.

Trong quá trình chấp hành NS tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.

Tuy nhiên trong công tác quản lý chi NS còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)