5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Giải pháp về kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại của cơ chế kiểm soát, thanh toán NSNN hiện hành, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế hiện tại như sau:
+ Xoá bỏ chế độ kiểm soát, thanh toán dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN; thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các chứng từ chi tiêu của đơn vị. Cơ chế thanh toán theo bảng kê như hiện nay dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị sử dụng NSNN cố tình không kê khai đúng thực tế chi tiêu của đơn vị nhằm hợp pháp hoá chứng từ để thanh toán với KBNN. Cần xác định rõ phạm vi kiểm soát của KBNN là kiểm tra, kiểm soát trên những căn cứ pháp lý hiện có như dự toán, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và các số liệu có liên quan đến tính toán số học trong việc chi tiêu. Như vậy, việc kiểm soát của KBNN một mặt giúp Nhà nước đảm bảo việc chi NSNN được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt; mặt khác, giúp chính Thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí sử dụng đảm bảo rằng việc sử dụng kinh phí của đơn vị mình đã tuân thủ đúng các chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Kể cả đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính hoặc các đơn vị sự nghiệp có thu thì cơ chế kiểm soát này của KBNN vẫn là cần thiết. Tiến tới hoàn thiện cơ chế thanh toán theo dự toán được phê duyệt.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản công trên phạm vi thị xã. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách nếu phát hiện vi phạm phải kiến nghị kịp thời cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào ngân sách nhà nước những khoản chi sai chế độ và tuỳ theo mức độ vi phạm thanh tra tài chính xử ký kịp thời theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
+Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát hiện hoặc từ nội bộ các đơn vị mà
94
có, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra.
+Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thóat vốn như: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp xã, phường.
Quyết toán chi ngân sách:
+ Quy định cụ thể mức thưởng, phạt đối với cá nhân, tập thể của đơn vị chủ đầu tư trong việc lập báo cáo quyết toán chi đầu tư theo niên độ và báo cáo quyết toán chi đầu tư dự án hoàn thành, quy định rõ việc xử phạt đối với những cá nhân, tập thể lập báo cáo sai nội dung, mẫu biểu quy định, đặc biệt là việc quyết toán sai khối lượng, đơn giá làm tăng giá trị công trình, dự án.
+ Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi đầu tư dự án, công trình hoàn thành và quyết toán chi đầu tư theo niên độ phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra của mình. Trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm toán chi đầu tư dự án hoàn thành và quyết toán niên độ thì cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán cũng phải chịu trách nhiệm về sai phạm của mình và cũng phải nộp phạt.
+ Quyết toán NSNN phải tuân thủ nguyên tắc quyết toán từ dưới lên. Đối với từng cấp phải có một cơ quan nhất định chịu trách nhiệm về phê duyệt quyết toán chi tiết theo từng mục chi của mục lục NSNN và quyết toán đến từng chứng từ chi tiêu của đơn vị. Trong công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán nhất thiết phải có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát. Thực trạng theo số thực chi được chấp nhận theo quy định, không quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu.
+ Trong công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả
95
sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ.... làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.
+ Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng nguồn ngân sách trong dự toán được giao. Yêu cầu các đơn vị chưa tự chủ ngân sách mà còn tồn quỹ trong khi đã hết nhiệm vụ chi thì phải nộp trả ngân sách nhà nước.
Trong quá trình quyết toán ngân sách ngoài việc thực hiện chủ yếu ở Phòng Tài chính - Kế hoạch dựa trên hồ sơ đơn vị lập thì cán bộ trực tiếp thẩm tra quyết toán phải xuống đơn vị để đối chiếu hồ sơ với thực tế nhằm tránh trường hợp các đơn vị có lập hồ sơ khống.
+ Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao khả năng chuyên môn của người làm công tác quyết toán ngân sách nhà nước ở các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.