Kiến nghị thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Kiến nghị thị xã Phổ Yên

Nghiêm túc thực hiện các quy định của cấp trên về việc quản lý chi NSNN trên địa bàn, thực hiện chi đúng, chi đủ, chi tiết kiệm hạn chế tối đa vấn đề bội chi ngân sách nhà nước.

- Phản ánh kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý chi NSNN với cấp trên để kịp thời điều chỉnh, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng. UBND thị xã cần nghiên cứu điều chỉnh đơn giá đền bù GPMB cho phù hợp với điều kiện thực tế để tránh thiệt hại cho người dân, đồng thời phải thực hiện nhất quán chính sách và đơn giá đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB các dự án trên địa bàn.

99

KẾT LUẬN

Có thể nói NSNN là bức tranh phản ánh mức độ tăng trưởng về KT-XH của đất nước và NSNN của một địa phương cùng là một phần trong đó,trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, quản lý kinh tế tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc điều hành, quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên nghiên cứu, từ lý luận đến thực tiễn để đưa ra những kiến nghị, những giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN.

Thông qua ngân sách, Nhà nước huy động các nguồn lực của xã hội, phân phối và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Vì vậy, việc củng cố, hoàn thiện, lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia để phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam nói chung và của thị xã Phổ Yên nói riêng trong thời kỳ mới.

Thực tế đã chứng minh những năm qua thị xã Phổ Yên đã có những bước phát triển kinh tế đáng kể. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư phát triển. Các hoạt động kinh tế xã hội có chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được cải thiện. Sự phát triển kinh tế xã hội đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng NSNN một cách hiệu quả và khoa học.

Thông qua đề tài “Quản lý chi ngân sách trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” tác giả muốn nêu lên một số kết quả đạt được như công tác lập dự toán chi NSNN của thị xã Phổ Yên cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN; chi đầu tư XDCB đã thực hiện theo đúng phân cấp của thị xã Phổ Yên; các công tác chi, kiểm soát chi đều được thực hiện đúng

100

theo dự toán và quy định và những hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN tại địa phương đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước của Phổ Yên nói riêng và quản lý, điều hành chi tiêu công của Việt Nam nói chung trong thời gian tới như

Để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quản lý NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất.

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật... Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinh doanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy thị xã Phổ Yên phát triển ngày càng nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế và thời gian có hạn, việc nghiên cứu, đánh giá của tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót kính mong Quý thầy, cô giáo nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Du (2010), Giáo trình Quản lý chi ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Trần Văn Giao (2012), Quản lý ngân sách nhà nước, Học viện Tài chính, Hà Nội.

3. Bùi Tiến Hanh (2015), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Lưu Đức Hải (2015), "Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, sử dụng ngân sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán.

5. Tô Thiện Hiên (2012), Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hoàng Phê (2016) Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức. 7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996, 2002, 2015), Luật Ngân sách

Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Phùng Thanh Sơn (2015), Khái niệm về “Ngân sách nhà nước” trong Luật Ngân sách nhà nước, Cổng thông tin điện tử Bộ - Thanh tra Chính phủ. 9. Đỗ Hoàng Toàn (2013), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. UBND Thị xã Phổ Yên (2012-2016), Báo cáo phát triển KTXH của thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.

11. UBND Thị xã Phổ Yên (2012-2016), Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.

12. UBND Thị xã Phổ Yên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Phổ Yên lần thứ I, nhiệm kỳ 2015 -2020.

13. UBND Thị xã Phổ Yên (2012-2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thị xã Phổ Yên

14. Website Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)