5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Yếu tố bên ngoài
* Môi trường chính trị - pháp luật:
Kinh tế nước ta dự báo sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước một số năm tiếp theo. Do vậy, nước ta nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng tiếp tục tập trung ưu tiên vào một số nội dung trọng điểm như đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính và cơ chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua, đặc biệt là các luật có hiệu lực từ 1/1/2017 như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Phí và lệ phí... Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách; thực hiện chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán được giao; kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công và bội chi ngân sách.
Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước có hạn, nợ công đã tiệm cận ngưỡng cho phép, bội chi ngân sách không thể tiếp tục duy trì ở mức cao, chi ngân sách nhà nước cần phải được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi đầu tư, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên.
Bộ Tài chính đã yêu cầu dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực phải bảo đảm đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN. Theo đó, chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý. Các đơn vị, địa phương giảm tối đa cả về số lượng và qui mô tổ chức lễ hội, các sự kiện diễn ra trong năm đồng thời hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác.
78
Về chi quản lý hành chính, Bộ Tài chính yêu cầu phải gắn với lộ trình tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế nhanh hơn lộ trình để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo qui định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, đẩy mạnh triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ NSNN nhằm dành nguồn tăng chi hỗ trợ trực tiếp cho người có công với cách mạng, người nghèo và các đối tượng chính sách, tăng chi cho các nhiệm vụ không có nguồn thu, qua đó cơ cấu lại chi ngân sách của từng lĩnh vực và từng bước tái cơ cấu chi NSNN.
* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Thị xã Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh, trong quy hoạch vùng Thủ đô, tiếp giáp với T.P Hà Nội. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, Phổ Yên đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thu hút đầu tư từ bên ngoài, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ. Bước đi đúng hướng này đã tạo cho Phổ Yên thế và lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội. Phổ Yên đã giải phóng mặt bằng được trên 1.000ha, liên quan đến 5.379 lượt hộ dân, tái định cư cho 657 hộ. Với sự đồng thuận của người dân, quyết tâm của chính quyền và các doanh nghiệp, 83 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 225.000 tỷ đồng đã được triển khai trên địa bàn trong vòng 4 năm qua. Trong đó, nổi bật là sự hiện diện của Tập đoàn Samsung - Hàn Quốc, với số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD giai đoạn 1 đã đi vào sản xuất, tạo sự phát triển đột phá về kinh tế. Điều đó đã
79
đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2014 đạt 152%, mức tăng kỷ lục từ trước đến nay của Phổ Yên. Cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng, thân thiện, hiệu quả nên chỉ một thời gian ngắn đã có hàng loạt các nhà máy công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ đi vào hoạt động, đã tạo ra quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và chính điều này đã cơ bản giải quyết được một tiêu chí rất khó khăn đối với bất kể địa phương nào khi tiến hành đô thị hóa nông thôn. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, 100% trường học và trạm y tế đã đạt chuẩn Quốc gia; bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 9.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; mỗi năm giảm 2,44% hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%. Tốc độ cơ cấu kinh tế được chuyển dịch mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được đầu tư, thương mại dịch vụ phát triển đã kéo theo sự thay đổi đáng kể đời sống của đại bộ phận người dân.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ thị xã Phổ Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự. Trong điều kiện xây dựng huyện thành thị xã, nhiều yếu tố mới, phức tạp phát sinh nhưng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không xảy ra điểm nóng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, tăng cường. Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
3.4. Những thành công và hạn chế của quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên