Thực trạng chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên

Bảng 3.5. Kết quả chi ngân sách thị xã Phổ Yên giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng chi trong cân đối ngân sách

Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Số chi Tỷ trọng (%) Số chi Tỷ trọng (%) 2012 321.118 85.886 26,75 190.215 59,24 2013 328.333 63.484 19,34 255.610 77,85 2014 388.841 84.339 21,69 284.380 73,14 2015 663.905 292.007 43,98 326.230 49,14 2016 735.059 287.997 39,18 388.486 52,85 Tổng 2.437.256 813.713 33,39 1.444.921 59,28

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch

Nhìn chung, tình hình quản lý chi ngân sách của Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2012-2016 đã đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của HĐND đề ra. Chi đầu tư XDCB đã được ưu tiên bố trí cho các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp tạo động lực chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở trên địa bàn thị xã, chi thường xuyên đã đảm bảo thực hiện theo dự toán được giao,dựa trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chính sách của thị xã, tỉnh và Nhà nước ban hành. Đảm bảo kinh phí cho các ngành, các cấp thực hiện tốt và kịp thời các nhiệm vụ được giao từ đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Bên cạnh đó cũng đã đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí cho việc thực hiện các nhu cầu đột xuất của các cấp.

60

Chi ngân sách

59,86%

33,25% 6,89%

Chi đầu tư Chi thường xuyên Chi khác

Biểu đồ 3.3: Chi ngân sách thị xã Phổ Yên giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Mô tả của tác giả

Số liệu bảng 3.1 thấy, chi ngân sách địa phương của thị xã Phổ Yên tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2012, quy mô chi NSĐP mới đạt 321.118 triệu đồng thì đến năm 2016 quy mô chi NSĐP đã tăng lên đến 735.059 triệu đồng, tăng 228,9%. Về cơ bản chi NSNN đã đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn. Chi thường xuyên trong 5 năm 2012-2016 đã thực hiện đạt 1.444.921 triệu đồng, chiếm 59,28% tổng chi cân đối NSĐP. Các khoản chi nhằm đảm bảo các hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; các khoản chi đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội được đảm bảo. Chi đầu tư phát triển trong 5 năm 2012-2016 thực hiện 813.713 triệu đồng, chiếm 33,39% tổng chi cân đối NSĐP. Đầu tư hạ tầng cơ sở được củng cố và tăng cường, các tuyến đường, hạ tầng ... nhờ đó được tăng cường lên một mức mới. Giao thông nông thôn khá phát triển, đặc biệt là giao thông ở các xã, vùng có nguyên liệu chế biến.

Nhìn chung, trong những năm qua, thị xã Phổ Yên đã quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành, các địa phương khai thác nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách và thực hiện phân bổ cơ cấu nguồn lực cho các nhiệm vụ chi ngân sách

61

tương đối hợp lý nên đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, giữ vững ổn định tài chính. Việc phân bổ vốn đầu tư theo hướng ưu tiên cho kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước trên địa bàn đã tạo điều kiện hình thành các ngành then chốt, các công trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn ... đã tác động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

3.2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.2.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch chi ngân sách nhà nước

Hàng năm, căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước, Luật tổ chức HĐND- UBND, căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc giao dự toán thu chi ngân sách cho thị xã Phổ Yên, UBND thị xã Phổ Yên lập dự toán thu chi ngân sách trình HĐND thị xã quyết định dự toán thu chi ngân sách thị xã trên cơ sở dự toán các đơn vị lập.

Bảng 3.6: Tổng hợp dự toán chi ngân sách thị xã

STT Nội dung Đơn vị Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch đầu năm Triệu đồng 215.347 240.985 298.437 546.675 545.770 2 Thực hiện Triệu đồng 321.118 328.333 388.841 663.905 735.059 3 TH/KH % 149 136 130 121 135

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách từ 2012-2016)

Trong những năm qua công tác lập dự toán chi ngân sách thị xã chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi ngân sách thị xã dẫn đến chỉ tiêu kế hoạch thấp, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.

62

* Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Lập kế hoạch

Trên cơ sở nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển (chủ yếu là nguồn phân cấp, nguồn hỗ trợ có mục tiêu của tỉnh và nguồn thu khác trên địa bàn thị xã), căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án, số liệu thu chi của năm trước, Phòng Tài chính - Kế hoạch dự kiến dự toán thu chi ngân sách năm sau, trong đó dự kiến nội dung chi đầu tư; lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư trình UBND thị xã, xin ý kiến thường trực HĐND thị xã trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét. Trên cơ sở đề xuất dự toán thu chi ngân sách thị xã, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thảo luận với huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND tỉnh giao dự toán thu chi ngân sách huyện trong đó có chỉ tiêu xây dựng cơ bản.

Bảng 3.7: Tổng hợp dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách thị xã

STT Nội dung Đơn vị Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch

đầu năm Triệu đồng 63.921 54.978 77.650 298.550 290.350

2 Thực hiện Triệu đồng 85.886 63.484 84.339 292.007 287.997

3 TH/KH % 134 115 108 97 98,9

(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách thị xã từ 2012-2016)

Các ban quản lý dự án trên địa bàn thị xã, UBND các xã, phường lập tờ trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thị xã gửi về UBND thị xã. Phòng Tài chính - Kế hoạch là đầu mối tiếp nhận các tờ trình trên và thực hiện tổng hợp. Căn cứ vào tổng giá trị chi cho đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách thị xã, tiến độ thực hiện dự án, tỉ lệ hỗ trợ nguồn vốn ngân sách thị xã cho công trình trong quyết định đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND thị xã phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐND thị xã phê chuẩn.

63

Theo Nghị quyết của HĐND thị xã, UBND thị xã quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND thị xã gửi kế hoạch vốn đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo; giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư để thực hiện; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước thị xã Phổ Yên để theo dõi, điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phân bổ cho xây dựng cơ bản từ ngân sách thị xã hàng năm nhỏ so với tổng chi thường xuyên nhưng lại phân bổ cho rất nhiều công trình vì vậy tiến độ xây dựng công trình còn chậm trễ.

Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư

Trong năm kế hoạch, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Kho bạc nhà nước thị xã, các chủ đầu tư, các đơn vị được giao dự toán tiến hành rà soát tiến độ, mục tiêu dự án và tình hình giải ngân của các dự án đầu tư để tham mưu UBND thị xã trình HĐND thị xã điều chỉnh kế hoạch vốn vào kỳ họp HĐND giữa năm. Thực hiện chuyển kế hoạch vốn đầu tư cho những dự án đã được bố trí vốn nhưng không có khả năng thực hiện sang cho những dự án có khả năng thực hiện hoặc đã có khối lượng nhưng không có nguồn để thanh toán.

Chi thường xuyên

Trong giai đoạn 2012-2016 Quy trình lập dự toán chi thường xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

* Dựa vào các căn cứ lập dự toán:

- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định.

64

- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch.

- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.

- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳ báo cáo.

* Trình tự lập dự toán:

Thứ nhất, hướng dẫn và giao số kiểm tra:

Hàng năm, quán triệt quyết định của chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Chỉ thị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với các thành phố, huyện, thị xã.

Các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp huyện và dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ định mức và tiêu chuẩn chi lập dự toán chi thường xuyên.

Thứ hai, dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã có nhiệm vụ xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách cấp huyện và dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp xã trên địa bàn thị xã để lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách thị xã.

UBND thị xã có trách nhiệm xem xét dự toán do Phòng Tài chính - Kế hoạch lập và trình Thị ủy thông qua, sau đó trình Sở Tài chính. Trên cơ sở nội dung dự toán của UBND thị xã trình, Sở Tài chính xem xét và tổng hợp trình

65

Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định. Sau khi Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định dự toán ngân sách cấp huyện, UBND tỉnh quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở phân bổ dự toán ngân sách huyện của UBND tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các đơn vị dự toán cấp I của thị xã và UBND các xã điều chỉnh dự toán kinh phí cho phù hợp trình UBND thị xã xem xét.

UBND thị xã xem xét nội dung dự toán kinh phí NSNN và trình Thị ủy thông qua, sau đó HĐND thị xã quyết định. Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND- UBND ngày 6/11/2003, Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND thị xã về dự toán thu chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế xã hội - HĐND thị xã và ý kiến của đại biểu HĐND thị xã, HĐND thị xã phê chuẩn dự toán thu chi ngân sách thị xã.

Thứ ba, căn cứ vào dự toán chi thường xuyên đã được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn, UBND thị xã chính thức phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp I và cấp xã.

Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ ngân sách thị xã được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Tổng hợp dự toán chi thường xuyên từ ngân sách thị xã

STT Nội dung Đơn vị Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Kế hoạch đầu năm Triệu đồng 173.991 239.004 320.548 326.992 463.237 2 Thực hiện Triệu đồng 190.215 255.260 284.380 326.230 388.486 3 TH/KH % 109 107 88,7 99,7 83,8

66

Từ bảng tổng hợp trên nhận thấy công tác lập dự toán chi thường xuyên từ ngân sách thị xã chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu chi ngân sách thị xã làm cho giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm.

Dù đã được tập huấn nhiều trong công tác lập dự toán tuy nhiên trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị lập dự toán còn nhiều hạn chế, thường không đảm bảo về căn cứ, nội dung, phương pháp, biểu mẫu, thời gian lập, chưa đánh giá hết được những biến động về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho công tác lập dự toán rất ngắn, thông thường là 1 tháng chính vì vậy mà hiệu quả công tác lập dự toán chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực còn mang tính chất bình quân, nên đang còn xảy ra tình trạng phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực.

Trình trạng bổ sung dự toán vẫn đang còn xảy ra nhiều lần trong năm. Đối với cấp huyện, thị xã việc xây dựng ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu, chiến lược.

3.2.2.2. Quản lý quá trình triển khai chi ngân sách nhà nước

Bộ máy tổ chức thực hiện: gồm cơ cấu tổ chức và cán bộ quản lý thực

67

Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước cấp thị xã

(Nguồn: Mô tả của tác giả)

- Hội đồng Nhân dân thị xã: thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện; quyết định điều chỉnh bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Hội đồng Nhân dân huyện gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch HĐ, Thường trực HĐ và 33 đồng chí thành viên HĐ, tất cả đều trình độ đại học và trên đại học.

- Ủy ban Nhân dân thị xã: UBND thị xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách thị xã và các hoạt động tài chính khác của thị xã gồm: Lập dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện. Ủy ban Nhân dân thị xã gồm: Chủ tịch UBND thị xã, 03 Phó chủ tịch UBND thị xã, các phòng ban cơ quan UBND thị xã, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: là cơ quan tham mưu giúp UBND thị xã trong việc tổng hợp dự toán ngân sách thị xã và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã gồm: Trưởng phòng;

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)