Tỷ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (the total assets

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn kế toán thanh trí​ (Trang 59)

utilization Ratio–TAU)

Dựa vào bảng 2.11 và biểu đồ2.9, ta nhận thấy vòng quay tổng tài sản của công ty tăng không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 1 lần, năm 2013 đạt 1 lần, năm 2014 đạt 3 lần (tăng 2 lần so với 2013). Vòng quay tổng tài sản cao nhất năm 2014 (3 lần), nguyên nhân tăng cao là do doanh thu tăng cao. VQ TTS cho ta biết hiệu quảsửdụng tài sản của công ty, nghĩa là khi đầu tư 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 3 đồng doanh thu vào năm 2014.

2.2.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động và tỉsố đảm nhiệm vốn lưu động

Vòng quay VLĐBQ có sự tăng không đều qua các năm: năm 2012 là 2 lần, năm 2013 là 3 lần (tăng 1 lần so với năm 2012), năm 2014 là 7 lần (tăng 4 lần so với năm 2013). Số vòng quay VLĐBQ có xu hướng tăng theo thời gian và ngày càng cao càng góp phần tiết kiệm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.

Tỉ số đảm nhiệm VLĐ có xu hướng giảm không đều theo thời gian. Tỉ số này vào năm 2014 là 0.2, cóý nghĩa là đ ể tạo ra 1 đồng doanh thu thuần vềbán hàng và cung cấp dịch vụtrong kỳthì cần 0.2 đồng tài sản lưu động bình quân.

2.2.2.2.6 Vòng quay vốn chủsởhữu

Vòng quay VCSH của Cty có xu hướng tăng không đều theo thời gian: năm 2013 là 2 lần, năm 2014 là 5 lần (tăng 3 lần so với năm 2013). Điều này chứng tỏ Cty đã sử dụng VCSH ngày càng có hiệu quả hơn so với trước nhưng vẫn chưa đạt được mức tốt, Cty cần có biện pháp đểcải thiện tình hình này.

2.2.2.3Phân tích các tỉsốvề đòn cân nợ

Bảng 2.12. Các tỉsốvề đòn cân nợcủa Cty TNHH TV–KT TT giai

đoạn 2012–2014

Đơn vị: lần

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỉsốnợ(2) 0.60 0.50 0.10

Tỉsốthanh toán lãi vay (15) 3.72 8.99 23.91

Tỉsốtựtài trợ(16) 0.40 0.50 0.90

Tỉsốtựtài trợTSDH (17) 3.00 3.08 5.62

Tỉsốtựtài trợ TSCĐ (18) 3.57 3.11 5.63

Nguồn: Phòng Kếtoán Cty TNHH TV–KT TT (2012–2014)

Biểu đồ2.10 Các tỉ sốvề đòn cân nợcủa Cty TNHH TV– KT TT giai đoạn 2012–2014 Đơn vị: lần Nguồn: BCTC Cty TNHH TV–KT TT (2011–2014) 0.6 0.5 0.1 3.7 8.9 23.9 0.4 3 0.5 0.9 3.1 5.6 0 5 10 15 20 25 30

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỉ số nợ

Tỉ số thanh toán lãi vay Tỉ số tự tài trợ

Tỉ số tự tài trợ TSDH Tỉ số tự tài trợ TSCĐ

2.2.2.3.1 Tỉsốnợ(Debt ratio - )

Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.10, ta thấy tỉ số nợcủa công ty giai đoạn 2012 –2014 có xu hướng giảm và giảm không đều: năm 2012 đạt 0.6, năm 2013 đạt 0.5(giảm 0.1 lần so với 2012), năm 2014 đạt 0.1 lần (giảm 0.4 lần so với 2013). Năm 2014: 1 đồng giá trị tài sản được tài trợ bằng 0.1 đồng nợ. Nguyên nhân sự giảm tỉ số nợ là do công ty hạn chế việc sửdụng nợ so với các năm trước. Cty chủ yếu là dùng nợ ngắn hạn, hầu như không có khoản nợ dài hạn nào, do Cty có qui mô vừa và nhỏ cộng với loại hình kinh doanh dịch vụnên chủyếu công ty sửdụng VCSH. Tỉsốnợ công ty cao nhất vào năm 2012 (0.6 lần) và thấp nhất vào năm 2014 (0.1 lần), công ty nên cốgắng duy trì tỉ sốnợ< 0.5 lần, để công ty hoạt động vừa hiệu quảvừa hạn chếbớt chi phí.

2.2.2.3.2 Tỉ số về khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned

Ratio - )

Có thể thấy, tỉ số thanh toán lãi vay của công ty ngày càng tăng: năm 2013 tăng 5.3 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng 15 lần so với năm 2013. Điều này chứng tỏcty có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán lãi vay. Nguyên nhân là do các khoản nợ của cty ngày càng giảm:năm 2012 so với 2011: tăng 230 triệu đồng (tương ứng 22.1%), năm 2013 so với 2012: giảm 175 triệu đồng (tương ứng 13.8%), năm 2014 so với 2013: giảm mạnh đến 730 triệu đồng (tương ứng 66.7%). Nợ giảm sẽdẫn đến việc giảm lãi vay.

2.2.2.3.3 Tỉsốtựtài trợ

Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.10, ta thấy tỉ số tựtài trợ công ty tăng không đều qua các năm: năm 2012 đạt 0.4 lần, năm 2013 đạt 0.5 lần (tăng 0.1 lần so với năm 2012), năm 2014 đạt 0.9 lần (tăng 0.4 lần so với năm 2013).

Tỷsốtựtài trợ cao nhất năm 2014(0.9 lần), nguyên nhân do vốn chủsởhữu tăng cao năm 2014 (lên đến 2,188 triệu đồng năm 2014). Vốn chủ sở hữu tăng do sự tăng nguồn vốn chủsở hữu của các thành viên góp vốn vào công ty nhằm tăng khả năng kinh doanh, từ đó đưa hoạt động của công ty đi lên vươn xa hơn.Từ2012 –2014, tỷsốtựtài trợ tăng, do tình hình kinh tế ổn định hơn,ban lãnhđạo có nhiều niềm tin để góp vốn vào công ty, nhằm tăng khả năng đầu tư, từ đó tăng lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.

2.2.2.3.4 Tỉsốtựtài trợtài sản dài hạn

Tỉsốtựtài trợtài sản dài hạn của Cty qua các năm có xu hướng tăng không đều và đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ VCSH có thừa khả năng đáp ứng hay tài trợ TSDH, điều này giúp cho DN tự đảm bảo vềmặt tài chính.

2.2.2.3.5 Tỉsốtựtài trợtài sản cố định

Tỉ số tự tài trợ TSCĐ của Cty qua các năm có xu hướng tăng không đều và đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ số VCSH của DN có đủ và thừa khả năng để trang trải TSCĐ. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư, các chủ nợ có thể ra quyết định quản lý liên quan tới DN cho dù rủi ro ó thể cao nhưng DN vẫn có khả năng thoát khỏi những khó khăn tài chính trước mắt.

2.2.2.4Phân tích các tỉsốlợi nhuận

Bảng 2.13. Các tỉsốlợi nhuận Cty TNHH TV– KT TT giai đoạn 2012–2014

Đơn vị: %

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận gộp trên doanh thu (19) 34.5 45.4 12.6

ROS (20) 6.2 7.0 0.7

ROA (21) 4.7 7.4 2.5

ROE (22) 10.5 14.2 2.9

Nguồn: Phòng Kếtoán Cty TNHH TV–KT TT (2012–2014)

Biểu đồ2.11. Các tỉsốlợi nhuận Cty TNHH TV– KT TT giai đoạn 2012 -2014

Đơn vị: %

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV–KT TT (2012 –2014)

2.2.2.4.1 Lợi nhuận gộp trên doanh thu

Dựa vào bảng 2.13, ta thấy biên lợi nhuận gộp của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 34.5%, năm 2013 đạt 45.4 % (tăng 10.9% so với 2012), năm 2014 đạt 12.6% (giảm 32.8% so với 2013). 6.2 7 10.5 4.7 7.4 14.2 2 2.5 2.9 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

ROS ROA ROE

Lợi nhuận gộp trên doanh thu của năm 2012 là 34.5%, tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 34.5 đồng lợi nhuận. Biên lợi nhuận cao nhất năm 2013 (45.4%), thấp nhất năm 2014 (12.6%). Nguyên nhân của sự sự giảm biên lợi nhuận gộp năm 2014 so với năm 2013 là do doanh thu thuần tăng cao (từ 2,426 triệu đồng lên đến 8,599 triệu đồng) và sự giảm xuống của lợi nhuận gộp (từ 1,102 triệu đồng giảm còn 1,087 triệu đồng) so với 2013. Doanh thu tăng phải đi kèm đó là tốc độlợi nhuận cũng phải tương đương hoặc cao hơn. Tuy nhiên, doanh thu tăng nhanh, lợi nhuận lại không đi cùng tốc độ tăng của doanh thu, chi phí tăng cao, làm cho lợi nhuận gộp giảm.

2.2.2.4.2 Suất sinh lợi doanh thu (ROS)

Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ2.11, ta thấy ROS của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 6.2%, năm 2013 đạt 7% (tăng 0.8% so với năm 2012), năm 2014 đạt 0.7% (giảm 6.3% so với năm 2013). Nguyên nhân của sự tăng giảm ROS là do sự tăng giảm của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế.

Suất sinh lợi của doanh thu năm 2012 là 6.2% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 6.2 đồng lợi nhuận.Năm 2014 suất sinh lợi của doanh thu giảm xuống mức 0.7%, nguyên nhân là do công ty chưa quản lý tốt chi phí, chi phí tăng nhanh hơn lợi nhuận, làm cho kinh doanh dịch vụnhiều nhưng mức độsinh lợi ít, không hiệu quả.

2.2.2.4.3 Suất sinh lợi tài sản (ROA)

Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ 2.11, ta thấy ROA của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 4.7%, năm 2013 đạt 7.4% (tăng 2.7% so với 2012), năm 2014 đạt 2.5% (giảm 4.9% so với 2013). ROA cao nhất năm 2013 (7.4%) do lợi nhuận sau thuế cao nhất giai đoạn 2012 – 2014 (170 triệu đồng). ROA thấp nhất năm 2014 (2.5%). TỷsốROA của doanh nghiệp năm 2012 là 4.7% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp bỏra thìđem lại được 4.7 đồng lợi nhuận.

2.2.2.4.4 Suất sinh lợi vốn chủsởhữu (ROE)

Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ2.11, ta thấy ROE của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 10.5%, năm 2013 đạt 14.2% (tăng 3.7% so với 2012), năm 2914 đạt 2.9% (giảm 11.3% so với 2013). ROE thấp nhất vào năm 2014 (2.9%)nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm còn 64 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng đến 2,188 triệu đồng. ROE cao nhất năm 2013, do lợi nhuận sau thuếcao nhất giai đoạn 2012– 2014 (đạt 170 triệu đồng).

Đối với một công ty chuyên cung cấp dịch vụthì việc ROE giảm nhiều như vậy cho thấy việc sửdụng vốn của Công ty chưa đem lại hiệu quảtốt, công ty cần có biện pháp để cải thiện tình trạng này trong thời gian tới.

Nhìn chung, các tỉ sốlợi nhuận của công ty có xu hướng giảm, cho thấy công ty đang giảm sút vềkhả năng sinh lợi, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc thu hút nhà đầu tư và đối tác. Các đối tác sẽ không an tâm và đầu tư vào vì khả năng sinh lợi của công ty giảm sút. Công ty cần phải nổlực và tìm ra biện pháp đểcải thiện tình hình này.

2.2.3 Phân tích tài chính Dupont

2.2.3.1 Phân tích ROA và nhân tố ảnh hưởng

Bảng 2.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của Công tyTNHH Tư vấn–Kế

toán Thanh Trígiai đoạn 2012–2014 .

Năm Năm2012 Năm2013 Năm2014

ROS (%) 6.2 7.0 0.7

VQTS (lần) 0.8 1.1 3.4

ROA (%) 4.7 7.4 2.5

Nguồn: Phòng Kếtoán Cty TNHH TV–KT TT

Năm 2012, ROA đạt 4.7%, công ty tạo ra 6.2% lợi nhuận hoạt động so với doanh thu, cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận hoạt động hiệu qủa và khả năng kiểm soát chi phí hoạt động tốt.

Năm 2013, ROS tăng 0.8% so với năm 2012, vòng quay tổng tài sản tăng 0.3 lần làm cho ROA tăng 2.7%.

Năm 2014,ROS giảm 6.3% so với năm 2013, vòng quay tổng tài sản tăng 2.3 lần làm cho ROA giảm còn 4.9%.

Qua việc phân tích trên cho thấy rằng tỷ lệ ROA đang có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyên nhân là do vòng quay tổng tài sản tăng nhiều hơn so với mức tăng của tỷsuất sinh lời trên doanh thu. Đểcó thểcải thiện tình hình trên, Cty có thể áp dụng biện pháp sau:

- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thuvà đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng ROA, đặc biệt là GVHB chiếm một tỉtrọng cao trong bảng báo cáo thu nhập, GVHB là 8,599 triệu đồng trong khi doanh thu là 8,656 triệu đồng, Cty cần tìm cáchđể có thể giảm GVHB một cách hiệu quả. Đồng thời, Cty cần phải tiết giảm chi phí nhiều hơn nữa.

- DN có thểnâng cao hiệu quảkinh doanh bằng cách sửdụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từnhững tài sản sẵn có.

2.2.3.2 Phân tích ROE và nhân tố ảnh hưởng

Bảng 2.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của Công tyTNHH Tư vấn–Kế

toán Thanh Trígiai đoạn 2012–2014.

Năm2012 Năm2013 Năm2014

Đòn bẩy tài chính (26) 2.2 1.9 1.1

ROA (%) 4.7 7.4 2.5

ROE (%) 10.5 14.2 2.9

Nguồn: Phòng Kếtoán Cty TNHH Tưvấn–Kếtoán Thanh Trí. Dựa vào bảng 2.14, ta thấy:

Năm 2012, ROE đạt 10.5%, ROA là 4.7% và đòn bẩy tài chính 2.2. Điều này cho thấy công ty đang kiểm soát tốt chi phí và quản trịtốt vềtài sản.

Năm 2013, ROE là 14.2% tăng 3.7% so với năm 2012, mặc dù đòn bẩy tài chính giảm 0.3 vàROA tăng 2.7%.

Năm 2014, ROE, ROA và đòn bẩy tài chính đều giảm. ROE giảm còn 2.9% (giảm 11.3% so với năm 2013, đòn bẩy tài chính giảm còn 1.1 (giảm 0.8 so với năm 2013)và ROA giảm còn 2.9% (giảm 4.9% so với năm 2013).

Qua việc phân tích trên cho thấy rằng tỷlệ ROE đang có xu hướng giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013. Như vậy, có thể thấy qua phân tích Dupont thì nguyên nhân chủ yếu tác động đến ROE là do công ty kiểm soát tốt chi phí và quản trị tốt về tài sản hay không. Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm nhiều khách hàng để tăng doanh thu và quản trị tốt chi phí để tăng lợi nhuận.

- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.

- DN có thểnâng cao hiệu quảkinh doanh bằng cách sửdụng tốt hơn các tài sản sẵn có nhằm nâng cao vòng quay tài sản.

- DN có thểnâng cao hiệu quảkinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Cty nên vay thêm nợ nhưng giữ ở mức an toàn đểhài hòa giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu mức lợi nhuận trên

tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN là hiệu quả.

2.3Đánh giá vềcác tỉsốtài chínhcông ty TNHH Tư vấn–Kếtoán Thanh Trí Bảng 2.16. Đánh giá các tỉsốtài chính Cty TNHH TV– KT TT giai đoạn

2012 - 2014

Chỉtiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đánh giá

Tỉsuất đầu tư (1) 14.86 16.91 15.27 Tốt,ít đầu tư vào TSCĐ, do

TS chủyếu là máy tính, máy in.

Tỉsốtài sản so với VCSH (3) 2.24 1.92 1.17 Tốt, DN sửdụng NPT và VCSH tài trợtài sản. Tỉsốthanh toán hiện thời (4) 1.50 1.70 5.90 Không tốt, do quá cao, lãng

phí cơ hội đầu tư.

Tỉsốthanh toán nhanh (5) 0.20 0.30 5.00 Không tốt, quá cao, sửdụng tiền mặt không hiệu quả. Tỉsốthanh toán bằng tiền (6) 0.03 0.26 4.11 Không tốt, do quá cao gây tình

trạng mất cân đối vốn lưu động.

Vòng quay hàng tồn kho (7) 1.00 1.00 23.00 Tốt, do đãđ ẩy mạnh tiêu thụ HTK, cần phải điều chỉnh lại

đểtránh tình trạng thiếu hàng cungứng trong tương lai.

Vòng quay khoản phải thu (8) 7.00 63.00 25.00 Tốt, do không bịchiếm dụng vốn.

Kỳthu tiền bình quân (9) 54.00 6.00 14.00 Tốt, thu hồi nợnhanh, không bịchiếm dụng vốn Vòng quay tài sản cố định (10) 6.00 6.00 22.00 Tốt, xu hướng tăng, DN sử dụng công suất TSCĐ hiệu quả đểmang lại lợi nhuận.

Vòng quay tổng tài sản (11) 1.00 1.00 3.00 Tốt, xu hướng tăng, DN phát

huy được khả năng sửdụng tài sản của mình

(12) tiết kiệm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn chủsởhữu (14) 2.00 2.00 5.00 Tốt, xu hướng tăng, sửdụng VCSH hiệu quả hơn các năm trước.

Tỉsốnợ(2) 0.60 0.50 0.10 Ngày càng giảm, DN nên gia

tăng nợ đến mức hợp lý nhằm tối ưu cấu trúc vốn.

Tỉsốthanh toán lãi vay (15) 3.72 8.99 23.91 Tốt, xu huống tăng, khả năng trảnợ ngày càng đảm bảo. Tỉsốtựtài trợ(16) 0.40 0.50 0.90 Ngày càng tăng, DN ngày càng

tựchủvềvốn.

Tỉsốtựtài trợTSDH (17) 3.00 3.08 5.62 Ngày càng tăng, DN ngày càng tựchủvềvốn.

Tỉsốtựtài trợ TSCĐ (18) 3.57 3.11 5.63 Ngày càng tăng, DN ngày tự

chủvềvốn. Lợi nhuận gộp trên doanh thu

(19)

34.50 45.40 12.60 Ngày càng giảm, chưa quản lý tốt chi phí

ROS (20) 6.20 7.00 2.50 Thấp, DN cần xem lại chi phí và các khoản đầu tư đã hiệu quả hay chưa. ROA (21) 4.70 7.40 2.50 Thấp, khả năng tạo ra LN từ TS là rất thấp ROE (22) 10.50 14.20 2.90 Thấp, khả năng tạo ra lợi nhuận từVCSH thấp. Đòn bẩy tài chính (26) 2.20 1.90 1.10 Xu hướng giảm, DN sửdụng đòn bẩy tài chính ngày càng kém hiệu quả

2.4 Dựtoán nhu cầu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn kế toán thanh trí​ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)