Bài học kinh nghiệm cho Công ty Nam Triệu trongcông tácquản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty tnhh mtv nam triệu, bộ công an​ (Trang 49)

Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của một số Công ty rút ra bài học cho Công ty TNHH MTV Nam Triệu cần xác định rõ:

1. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt đƣợc (objectives and goals): Đây chính nhiệm vụ mà công tác quản lý kinh doanh cần đảm bảo đạt đƣợc. Công ty sẽ đạt đƣợc gì từ mục tiêu kinh doanh? Làm thế nào để đo lƣờng mức độ thành công của mục tiêu kinh doanh đó (kết quả nhƣ tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần sẽ đánh giá quá trình quản lý kinh doanh có hiệu quả hay không) và sau bao lâu thì có thể đánh giá đƣợc hiệu quả đó.

2. Nghiên cứu và phân tích thị trƣờng: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trƣờng. “Phải đánh giá xem trên thị trƣờng đã có những công ty, tổ chức nào tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này, đánh giá thành công của họ nhƣ thế nào, tìm hiểu đối tƣợng khách hàng của họ là ai, nhận định nhu cầu của thị trƣờng trong thời gian tới nhƣ thế nào... “

3. “Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT): để có đƣợc kế hoạch tối ƣu không thế thiếu mục này.”Khi biết thế mạnh và điểm yếu Công ty sẽ có phƣơng án kinh doanh và phƣơng án quản lý kinh doanh tốt hơn để thực hiện mục tiêu kinh doanh.

4. Hình thành, phân cấp tổ chức quản lý kinh doanh: Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng cá nhân, đơn vị trực thuộc để phù hợp các vị trí nhân sự, bảo đảm đạt đƣợc kết quả tối ƣu trong công tác quản lý kinh doanh.

5. “Lập kế hoạch vận hành: Chú trọng vào các hoạt động thƣờng xuyên của doanh nghiệp, nhƣ quản lýlao động, thiết bị máy móc và quy trình xử lý công việc.” Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Công ty đƣa ra các phƣơng án quản lý, hiệu chỉnh nhanh và phù hợp nhất.

6. “Dự trù kế hoạch quản lý con ngƣời: xây dựng cơ chế kiểm soát quá trình vận hành công việc bao gồm bộ phận quản lý, nhân viên và những kỹ năng làm việc và trình độcủa cán bộ, nhân viên.” Có sự bố trí công việc và phân quyền gắn liền trách nhiệm rõ ràng. “Thƣờng xuyên tổ chức đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị.”“Có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại và phát triển nhân viên tại các cấp quản lý. “

7. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, nhƣ nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. “Kết hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của Công ty.”

“Dựa vào những số liệu khi nghiên cứu thị trƣờng, Công ty sẽ phải dự đoán trong năm năm đầu thì dòng tiền sẽ chuyển biến nhƣ thế nào, khi nào thu chi cân bằng, khi nào hoàn vốn, quá trình luân chuyển của đồng vốn nhƣ thế nào.”“Dòng tiền luân chuyển chính là nguyên nhân đẩy nhiều doanh nghiệp mới đi đến thất bại do vậy lập kế hoạch chi tiết kiểm soát vấn đề này là một vấn đề sống còn.”

8. “Kế hoạch thực hiện: Liệt kê chi tiết các hoạt động giúp doanh nghiệp sớm đạt đƣợc các mục đích đề ra và càng cụ thể càng tốt.” “Đặt ra các nội dung cần đƣợc ƣu tiên và những mốc thời gian hoàn thành cho mỗi công việc để giúp Công ty có thể theo dõi chi tiết và đánh giá mức độ hoàn thành công việc.”

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an. Tài liệu thu thập gồm:

- Các tài liệu thống kê liên quan đến hoạt động chuyên môn, báo cáo tài chính của Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an giai đoạn 2014-2018.

- Các quyết định, quy chế, văn bản do Bộ Công an ban hành ban hành. - Các văn bản, quyết định, thông tƣ... của Bộ Tài chính, Bộ Công an. - Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành; chuyên đề hội thảo, sách, báo và từ internet... đề cập đến công tác quản lý kinh doanh.

- Các tài liệu liên quan khác.

Luận văn thực hiện thống kê hóa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó. Luận văn nghiên cứu tài liệu từ việc thu thập thông tin tại hệ thống báo cáo của các Bộ, Ngành, Viện nghiên cứu, các bài báo và tài liệu tham hảo. Các trang website của: Cổng thông tin điện tử chính phủ, Bộ Công an, báo điện tử Hà Nội... để tìm kiếm các báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các nguồn thông tin nhƣ: sách, báo, các quyết định, chính sách của nhà nƣớc; hệ thống phƣơng tiện thông tin cũng đƣợc sử dụng và khai thác. Các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của đơn vị chuyên môn củaCông ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an các năm 2014-2018 đƣợc sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu.

Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu bổ sung và cập nhật thông tin giúp nghiên cứu đạt hiệu quả hơn.

2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu

Để phân tích xu hƣớng và mức ảnh hƣởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích. Trong cuốn luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp:

2.2.1 Phương pháp so sánh.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của từng chỉ tiêu.

Để sử dụng phƣơng pháp này cần xác định các vấn đề cơ bản sau:

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trƣớc.

- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời gian một năm thƣờng so sánh với cùng kì năm trƣớc.

- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu.

2.2.2 Phương pháp loại trừ.

Phƣơng pháp loại trừ là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác.

Để nghiên cứu ảnh hƣởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác. Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lƣợt từng nhân tố. Cách thứ nhất là "số chênh lệch" cách thứ hai là thay thế liên hoàn.

Phƣơng pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố qua thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.

Đặc điểm và điều kiện của phƣơng pháp thay thế liên hoàn:

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hƣởng và xác định ảnh hƣởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lƣợng đến nhân tố chất lƣợng.

- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hƣởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng.

- Tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối của chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu đồ thị.

Các dữ liệu thu thập đƣợc có liên quan đến quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an đƣợc đánh giá theo các nội dung báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an để mô tả thực trạng quản lý kinh doanh và so sánh kết quả qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng nhƣ hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý kinh doanh của đơn vị. Từ đó, có những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an có căn cứ, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức thể hiện số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ

Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ hay còn gọi là phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn là một phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu trên phƣơng diện lý thuyết.

Chƣơng 1 của luận văn tập trung vào các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quát về quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó tác giả đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ chủ yếu cho chƣơng này để rút ra đƣợc các nội dung lý thuyết cơ bản về quản lý kinh doanh.

* Phương pháp phân tích.

Phƣơng pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái

nghiên cứu và từ đó chọn lọc ra những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 46).

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Trả lời đƣợc câu hỏi “tại sao?”, mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, chi tiết và cặn kẽ.

Để xây dựng khuôn khổ phân tích của đề tài, Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, nhận thức đƣợc những nội dung, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 3 của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công antrong thời gian qua. Trong chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới, đặc thù ảnh hƣởng đến công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an và những căn cứ áp dụng, các giải pháp hoàn thiện, nâng cao kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an trong những năm tiếp theo.

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân tích.Cụ thể các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:

* Phương pháp so sánh:

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa cùng một số nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%).Quản lý kinh doanh qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ đƣợc so sánh thông qua phƣơng pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả quản lý kinh doanh, so sánh kết quả quản lý kinh doanh qua các năm.

- Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm, các thời kỳ.

* Phương pháp thống kê, mô tả.

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu. Phƣơng pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức so sánh và phân tích nhƣ: phƣơng hƣớng kinh doanh có hợp lý không, các thực hiện có đúng không, kết quả đạt đƣợc có thỏa đáng chƣa, có phù hợp với hoàn cảnh thực tế và có đúng quy định không, còn có những khó khăn vƣớng mắc gì trong quá trình triển

Dựa trên số liệu thống kê sự mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế, xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài mô tả quá trình quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an.

* Phương pháp tổng hợp.

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là những phƣơng pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để tạo ra đƣợc một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết đƣợc thực hiện khi ta đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu phong phú về một đối tƣợng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật: đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật: công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có chiều hƣớng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Nghiên cứu lý thuyết, các trƣờng phái, các xu hƣớng phát triên của lý thuyết. Từ phân tích ngƣời ta lại tổng hợp chúng để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty tnhh mtv nam triệu, bộ công an​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)