Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty tnhh mtv nam triệu, bộ công an​ (Trang 52)

Để phân tích xu hƣớng và mức ảnh hƣởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích. Trong cuốn luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp:

2.2.1 Phương pháp so sánh.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của từng chỉ tiêu.

Để sử dụng phƣơng pháp này cần xác định các vấn đề cơ bản sau:

- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động của tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu thời kì trƣớc.

- Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời gian một năm thƣờng so sánh với cùng kì năm trƣớc.

- Khi đánh giá mức độ biến động so với các chỉ tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu.

2.2.2 Phương pháp loại trừ.

Phƣơng pháp loại trừ là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác.

Để nghiên cứu ảnh hƣởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác. Muốn vậy có thể dựa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lƣợt từng nhân tố. Cách thứ nhất là "số chênh lệch" cách thứ hai là thay thế liên hoàn.

Phƣơng pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố qua thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố để xác định chỉ số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.

Đặc điểm và điều kiện của phƣơng pháp thay thế liên hoàn:

- Sắp xếp các nhân tố ảnh hƣởng và xác định ảnh hƣởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lƣợng đến nhân tố chất lƣợng.

- Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hƣởng.Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế giữ nguyên giá trị thời kì phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng.

- Tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố và so sánh với biến động tuyệt đối của chỉ tiêu (kì nghiên cứu so với kì gốc).

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Đối với những thông tin là số liệu định lƣợng thì tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu đồ thị.

Các dữ liệu thu thập đƣợc có liên quan đến quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an đƣợc đánh giá theo các nội dung báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an để mô tả thực trạng quản lý kinh doanh và so sánh kết quả qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng nhƣ hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý kinh doanh của đơn vị. Từ đó, có những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an có căn cứ, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

* Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức thể hiện số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê đƣợc thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ

Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ hay còn gọi là phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn là một phƣơng pháp thƣờng đƣợc áp dụng trong nghiên cứu trên phƣơng diện lý thuyết.

Chƣơng 1 của luận văn tập trung vào các vấn đề lý luận hay lý thuyết tổng quát về quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó tác giả đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ chủ yếu cho chƣơng này để rút ra đƣợc các nội dung lý thuyết cơ bản về quản lý kinh doanh.

* Phương pháp phân tích.

Phƣơng pháp phân tích lý thuyết là phƣơng pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái

nghiên cứu và từ đó chọn lọc ra những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 46).

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Trả lời đƣợc câu hỏi “tại sao?”, mọi vấn đề đều đƣợc hiểu một cách thấu đáo, chi tiết và cặn kẽ.

Để xây dựng khuôn khổ phân tích của đề tài, Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nƣớc, nhận thức đƣợc những nội dung, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 3 của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công antrong thời gian qua. Trong chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới, đặc thù ảnh hƣởng đến công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an và những căn cứ áp dụng, các giải pháp hoàn thiện, nâng cao kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an trong những năm tiếp theo.

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã đƣợc thu thập xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tƣợng, xu hƣớng biến động cũng nhƣ tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, để từ đó rút ra đƣợc những kết luận khoa học về bản chất cũng nhƣ tính quy luật của hiện tƣợng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tƣợng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân tích.Cụ thể các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:

* Phương pháp so sánh:

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa cùng một số nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. Biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%).Quản lý kinh doanh qua các năm nghiên cứu trong đề tài sẽ đƣợc so sánh thông qua phƣơng pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả quản lý kinh doanh, so sánh kết quả quản lý kinh doanh qua các năm.

- Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến Sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả kinh doanh giữa các năm, các thời kỳ.

* Phương pháp thống kê, mô tả.

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu. Phƣơng pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức so sánh và phân tích nhƣ: phƣơng hƣớng kinh doanh có hợp lý không, các thực hiện có đúng không, kết quả đạt đƣợc có thỏa đáng chƣa, có phù hợp với hoàn cảnh thực tế và có đúng quy định không, còn có những khó khăn vƣớng mắc gì trong quá trình triển

Dựa trên số liệu thống kê sự mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế, xã hội. Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài mô tả quá trình quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an.

* Phương pháp tổng hợp.

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là những phƣơng pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để tạo ra đƣợc một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết đƣợc thực hiện khi ta đã thu thập đƣợc nhiều tài liệu phong phú về một đối tƣợng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật: đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật: công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có chiều hƣớng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Nghiên cứu lý thuyết, các trƣờng phái, các xu hƣớng phát triên của lý thuyết. Từ phân tích ngƣời ta lại tổng hợp chúng để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Trong đề tài của mình sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.

Ở chƣơng 1, sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, tác giả đã nêu ra đƣợc những thành tựu, hạn chế của các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Đây là căn cứ quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc những thành tựu từ các nghiên cứu vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình.

Ở chƣơng 3, căn cứ kết quả phân tích số liệu, tài liệu về kết quả hoạt động, công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về kết quả hoạt động quản lý tình hình công tác quản lý kinh doanh, những ảnh hƣởng của công tác quản lý kinh doanh đến kết quảhoạt động đơn vị, đƣa ra đƣợc những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Đây là các căn cứ mang tính quyết định để tác giả có những quan điểm, các đề xuất giải pháp ở chƣơng 4.

Ở chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, hiệu quả nhằm hoàn thiện nâng cao kết quả công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an mang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và đƣợc áp dụng trong thực tế.

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, phân loại, tổng hợp và sắp xếp có hệ thống vào hệ thống các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Kết hợp với các công cụ, kỹ thuật tính toán trên chƣơng trình Excel (hoặc các chƣơng trình máy tính hỗ trợ khác phù hợp) và phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu, các yếu tố của hoạt động quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an. Kết hợp với các phƣơng pháp phân tích sử dụng bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để phân tích các thông tin, số liệu làm rõ vấn đề nghiên cứu.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH MTV NAM TRIỆU, BỘ CÔNG AN

3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Bộ Công an và những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý kinh doanh tại công ty những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý kinh doanh tại công ty

3.1.1. Khái quát về công ty 3.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty: 3.1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty:

+ Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nam Triệu + Tên giao dịch quốc tế: Nam Triệu Company

+ Tên gọi tắt: Công ty Nam Triệu

+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.

+ Trụ sở chính: 103 – 105 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội + Số điện thoại: 0243.5588780 – Fax:: 0243.8583121

+ Giấy phép kinh doanh số: 020039207, cấp ngày 16/10/2017 (lần 8). + Tài khoản VNĐ số: 102010000051093 tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh, Thanh Xuân

- Vốn điều lệ công ty

+ Vốn điều lệ: 330.364.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm ba mươi tỷ, ba trăm sáu mươi bốn triệu).

+ Việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tàn sản doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan.

+ Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty, chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bộ trƣởng Bộ Công an.

3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty TNHH MTV Nam Triệu là doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Bộ Công an làm nhiệm vụ sản xuất các loại tầu thuyền, thiết bị cơ giới, dụng cụ làm việc phục vụ cho ngành công an nhân dân và nhu cầu thị trƣờng.

thân của Công ty TNHH MTV Nam Triệu đƣợc thành lập theo quyết định số 626/QĐ-TCCQ của UBND Thành phố Hải Phòng.

- Ngày 26/10/1996: UBNN Thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 2536/QĐ- UB đổi tên Công ty Đầu tƣ Xuất Nhập khẩu Nam Triệu thành Công ty Xuất Nhập khẩu Nam Triệu.

- Ngày 17/5/2000: UBND thành phố Hải Phòng có quyết định số 869/QĐ- UB đổi tên và chuyển Công ty xuất nhập khẩu Nam Triệu doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động kinh doanh thành Công ty Nam Triệu doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích.

- Thực hiện Nghị định 25 của Chính phủ, đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 30/06/2010 Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng ký quyết định số 1043/QĐ-UB chuyển đổi Công ty Nam Triệu thành Công ty TNHH MTV Nam Triệu 100% vốn nhà nƣớc. Hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con.

- Ngày 08/02/2010 Công ty Nam Triệu đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công an ký quyết định 486/QĐ-BCA công nhận là công ty an ninh.

Ngày 26/10/2012 đƣợc Bộ trƣởng Bộ Công an ký quyết định số 5293/QĐ- BCA công nhận là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng.

- Ngày 06/02/2015 UBND thành phố Hải Phòng bàn giao Công ty về Bộ Công an làm chủ sở hữu và giao cho Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty tnhh mtv nam triệu, bộ công an​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)