Nam Triệu, Bộ Công an.
4.2.1. Khắc phục yếu tố lịch sử, định hướng đổi mới lại Công ty
Xác định vị thế của Công ty trong nền kinh tế mới từ đó thay đổi chiến lƣợc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Phê duyệt chiến lƣợc phát triển phù hợp với định hƣớng đổi mới và phát triển trong hoàn cảnh mới. Từ đó yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng các chiến lƣợc thành phần: chiến lƣợc nhân sự quản lý, quản trị, chiến lƣợc vốn,... Đồng thời xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO cho tất cả các đơn vị trực thuộc. Bố trí, xắp xếp lại nguồn nhân lực, vật lực hiện có theo hƣớng đồng bộ, tối đa hiệu quả sử dụng.
4.2.2. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành sách hiện hành
- Công ty là doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc lĩnh vực an ninh do vậy chịu sự chi phối điều hành chung của chính sách nhà nƣớc. Do vậy việc cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm nhƣ việc thu gọn tổ chức, mở rộng phạm vi và chiều sâu công tác quản lý kinh doanh, song song với việc tập trung nguồn lực đầu tƣ vào ngành nghề quan trọng, cần thiết gắn với đảm bảo an ninh,
quốc phòng; cần thực hiện các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tập trung nghiên cứu xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới quản lý và kết quả trong hoạt động quản lý kinh doanh nhƣ ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp cho phù hợp với giai đoạn tới; ban hành Điều lệ và Quy chế tài chính phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh; hƣớng dẫn các hình thức sắp xếp khác phù hợp với hệ thống luật mới ban hành.
Hai là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan của Nhà nƣớc về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Bộ Công an.
Ba là, quán triệt, thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng Đề án đã đƣợc phê duyệt.
Bốn là, trên cơ sở tiêu chí phân loại mới ban hành, tập trung xây dựng, trình Thủ tƣớng phê duyệt phƣơng án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu và nâng cao chất lƣợng quản lý của doanh nghiệp Bộ Công an.
Sáu là, đổi mới, nâng cao trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý kinh doanh nói riêng của chủ sở hữu nhà nƣớc, tiếp tục kiện toàn bộ máy, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo hƣớng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành và đơn vị có liên quan phù hợp yêu cầu thực tiễn của quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
Bảy là, nâng cao công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp, đẩy nhanh việc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động quản lý kinh doanh, gắn trách nhiệm ngƣời đứng đầu.
đồng thuận, nhất trí cao giữa các cấp, ngƣời lao động trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp.
Bộ phận quản lý doanh nghiệp cần xây dựng chƣơng trình cải cách doanh nghiệp phù hợp, khoa học, quyết liệt để góp phần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cải cách các loại tổ chức kinh doanh thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác của nền kinh tế cũng nhƣ góp phần xây dựng mô hình đặc trƣng và mang tính mẫu mực của doanh nghiệp Bộ Công an trong thời kỳ hội nhập khác với các quốc gia khác.
4.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ quản lý kinh doanh
Việc đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ quản lý nâng cao trình độ của mình qua đào tạo, đào tạo lại.
Trình độ chuyên môn trong công tác quản lý là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển tốt, cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Để làm đƣợc điều đó doanh nghiệp cần thực hiện tốt những việc sau:
- Hoàn thiện lại bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý kinh doanh phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và phân cấp quản lý kinh doanh.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của các bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý:
+ Tăng cƣờng tuyển dụng trình độ chuyên môn cao.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ quản lý của doanh nghiệp đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ quản lý….
- Đối với lao động trực tiếp không chỉ tăng về số lƣợng mà chất lƣợng ngƣời lao động cũng phải đƣợc tăng lên, đây là yếu tố quan trọng nhất.
Bố trí vị trí công tác phù hợp với chuyên ngành đào tạo để phát huy tối đa năng lực làm việc của cán bộ quản lý và đối tƣợng quản lý, phối hợp với các đơn vị, bộ phận để làm tốt hơn nữa việc sử dụng sắp xếp, bố trí đảm bảo hiệu quả công việc cao nhất.
lƣơng, thƣởng để thu hút những lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc tại doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống, bộ máy thống nhất và ổn định.
Cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí dành cho đào tạo, có giải pháp làm tăng kinh phí của doanh nghiệp dành cho đào tạo. Xây dựng chính sách hợp lý, phù hợp đối với những ngƣời tham gia đào tạo.
4.2.4. Tăng cường và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Sử dụng các nguồn lực theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, nâng cao tính minh bạch.
- Đối với tài sản, thiết bị máy móc:
Sử dụng hiệu quả, đổi mới máy móc công nghệ hiện đại nhằm giảm công đoạn kinh doanh và công đoạn quản lý.
Cân đối lại các khoản chi tiêu đi kèm với tiết kiệm để đầu tƣ máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, kêu gọi đầu tƣ từ các nguồn xã hội hóa, xin cấp vốn đầu tƣ cơ sở vật chất từ các đơn vị quản lý,
Đẩy mạnh phát triển KHCN. “Nghiên cứu xây dựng, phát triênr hệ thống KHCN giúp đẩy mạnh quá trình thƣơng mại hóa sản phẩm.”
“Khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống máy móc, trang thiết bị. Sử dụng đúng mục đích, đúng chức năng, tránh tình trạng đầu tƣnhƣng không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết chức năng, sử dụng nhƣng không có kế hoạch bảo trì, bảo dƣỡng định kỳ.”
Ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản, quy định chi tiết và cụ thể về các trình tự và thủ tục mua sắm, trang thiết bị tài sản; quy trình quản lý sử dụng, điều chuyển, sửa chữa, thay thế, bán, thanh lý tài sản; quy định cụ thể rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, đơn vị, từng cá nhân trong công tác quản lý tài sản.
- Đối với nguồn vốn
+ Tập trung sản xuất kinh doanh cung cấp các sản phẩm theo thế mạnh để đáp ứng quy mô thị trƣờng. Nâng cao quản lý kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp còn thể hiện ở việc phát hiện và khai thác các nhân tố làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí quản lý và bán hàng, hạ giá thành, thay đổi kết cấu sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Cần nghiên cứu, xác lập những đối tác cung cấp tính dụng ổn định, mạnh mang tính chiến lƣợc.
+ Đa dạng các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong và ngoài Ngành nhằm huy động tối đa các dạng vốn.
+ Lập các kế hoạch sử dụng hiệu quả vốn hàng năm và coi trọng công tác tài chính trong công ty.
+ Thu hồi công nợ linh hoạt, bằng phƣơng pháp chính sách triết khấu thanh toán hoặc các chính sách ƣu đãi dành cho khách hành thanh toán nhanh.
+ Tăng cƣờng quản lý các chi phí đầu vào. + Tìm kiếm hợp đồng trong thời gian nhàn rỗi
Trong thời gian nhàn rỗi doanh nghiệp thƣờng để thiết bị và nhân công làm việc 1 cách nhàn rỗi. Vì vậy thời gian này các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm những hợp đồng trong thời gian nhàn rỗi tại doanh nghiệp:
Mở rộng ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với mùa vụ và thị trƣờng Đối với công ty có xƣởng sản xuất cần tìm kiếm để nhận thi công các công trình khác, các sản phẩm
Liên kết với các công ty trong và ngoài nƣớc để phát triển thị phần
+ Hoàn thành nhanh các hợp đồng dở dang tăng hiệu suất quay vòng vốn Đầu tƣ tập trung hoàn thành những hợp đồng dở dang về cả số vốn lẫn số lao động nhƣng vẫn đảm bảo lãi cho doanh nghiệp
Quản lý chặt chẽ nguồn vốn lƣu động, nhân công lao động
- Đối với nhân lực
Đề ra bảng đánh giá lao động cho công nhân viên, yêu cầu thực hiện và làm theo cùng các hình thức thƣởng phạt cụ thể.
Xây dựng kế hoạch quản lý lao động bao gồm lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động trực tiếp.
Tổ chức kiểm tra tay nghề, thi nâng bậc thợ, bậc lƣơng cho lao động, kèm theo các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau khi nâng bậc.
Tổng Giám đốc, PTGĐ, Kế toán trƣởng, các trƣởng phòng ban chức năng để phát huy tinh thần trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo.
4.2.5. Xây dựng đội ngũ nhân sự và cơ cấu tổ chức tối ưu
- Tạo động lực làm việc cho bộ máy quản lý kinh doanh và toàn bộ cán bộ, công nhân viên để họ nhiệt tình, tích cực tham gia kế hoạch. Ngoài các khoản lƣơng hàng tháng cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức.
- Sử dụng hình thức khen thƣởng đối với cá nhân tập thể có thành tích tốt trong công tác nhƣ vậy vừa phát huy đƣợc yếu tố con ngƣời, giảm tình trạng tiêu cực trong Công ty và nâng cao tinh thần làm việc, mức độ cống hiến của cá nhân đối với Công ty.
- Xây dựng đội ngũ nhân sự các cấp quản lý và nhân viên có chất lƣợng. - Tuyển dụng mới những cá nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng quy chế lƣơng và phân phối lƣơng rõ ràng, công bằng, tạo tinh thần làm việc tự giác, tích cực, phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, gắn bó, cống hiến cho Công ty.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ, làm thay đổi không gian làm việc, hạn chế sức ỳ và phong cách làm việc theo kiểu cũ.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giúp giảm xung đột giữa các thành phần trong Công ty, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnh tranh...
4.2.6. Tăng cường mở rộng quan hệ doanh nghiệp với xã hội
Mối quan hệ tƣơng tác giữa xã hội và doanh nghiệp ngày càng đƣợc thể hiện trong nên kinh tế thị trƣờng hội nhập cùng phát triển. Doanh nghiệp nào biết vận dụng mối quan hệ này trong kinh doanh chắc chắc sẽ đem đến sự thành công trong quản trị doanh nghiệp.
Giải quyết mối quan hệ với khách hàng: Khách hàng là ngƣời trực tiếp nhận và sử dụng sản phẩm cho nên khách hàng có thỏa mãn thì sản phẩm mới đƣợc tiêu thụ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Khẳng định uy tín thƣơng hiệu doanh nghiệp thông qua chất lƣợng sản phẩm, phong cách làm việc…để ngƣời dùng tin tƣởng lựa chọn sản phẩm tiêu thụ.
Triển khai hoạt động thông tin liên lạc hiện đại với các tổ chức kinh doanh
Kinh doanh theo đúng pháp luật, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo tận dụng các nguồn lực trong hoạt động của mình.
4.2.7. Tăng cường quản lý doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh và phát triển.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải thích ứng và thay đổi cho phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thị trƣờng. Chỉ có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới có thể phát hiện những cơ hội mới cũng nhƣ nhìn nhận thách thức để đƣa ra chiến lƣợc phát triển đúng đắn nhất.
Việc tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp bằng chiến lƣợc kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chiến lƣợc kinh doanh phải thực tế với thị trƣờng:
Điều tra nghiên cứu thị trƣờng, khai thác tối đa lợi thế, cơ hội và các nguồn lực để vạch ra chiến lƣợc đúng đắn, tăng năng suất kinh doanh hiệu quả.
Chiến lƣợc kinh doanh phải thể hiện đƣợc thế mạnh, dành ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng về cho doanh nghiệp.
Đảm bảo tính linh hoạt trong kinh doanh, xây dựng các kế hoạch chiến lƣợc cụ thể và chi tiết.
- Khi xây dựng chiến lƣợc phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro tối thiểu cho doanh nghiệp.
- Xác định đúng mục tiêu, khu vực hƣớng đến cũng nhƣ điều cần thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
- Phải có sự kết hợp hài hòa giữa chiến lƣợc kinh doanh chung của doanh nghiêp với các kế hoạch bộ phận để mang lại hiệu quả tối đa.
- Cần đánh giá đúng mục tiêu cụ thể cũng nhƣ mức độ đạt đƣợc khi triển khai quản trị doanh nghiệp chiến lƣợc kinh doanh.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nam Triệu là một quá trình tất yếu không thể không thực hiện, tuy nhiên đó là một quá trình dài cần có thời gian và gặp không ít khó khăn và vƣớng mắc do hành lang pháp lý, cơ chế bao cấp, xin cho vẫn còn tồn tại trong lực lƣợng CAND, vì vậy để công tác quản lý kinh doanh đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng và đoàn kết của tập thể và cá nhân trong đơn vị. Đặc biệt là đối với mỗi cán bộ có nhiệm vụ quản lý phải không ngừng trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao phẩm chất, đạo đức của mình cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp trong Bộ Công an và các cơ chế, chính sách phù hợp.
Qua quá trình phân tích, luận văn đã làm rõ những nét nổi bật sau:
- Khái quát cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp nhà nƣớc, cụ thể là quản lý kinh doanh của Công ty TNHH MTV Nam Triệu. Trên cơ sở nắm đƣợc thực trạng quản lý kinh doanh của Công ty Nam Triệu tại Xí nghiệp thành viên; học tập kinh nghiệp quản lý của một số doanh nghiệp, luận văn đã vận dụng lý thuyết khoa học quản lý để xây dựng quy trình quản lý kinh doanh tại Công ty Nam Triệu, đồng thời chỉ rõ thực trạng quản lý kinh doanh của Công ty. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn mà còn lại mục tiêu và động lực thúc đẩy Công ty phát triển toàn diện và quản lý kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Thực tiễn quản lý kinh doanh tại Công ty Nam Triệu còn đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
- Những tồn tại và hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan mang lại, nhƣng chủ yếu là do hệ thống cơ chế và chính sách quản lý kinh doanh chƣa hoàn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ quản lý hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trực thuộc Công ty nhiều khi chƣa đồng nhất.
- Để hoàn thiện quản lý kinh doanh tại Công ty Nam Triệu có kết quả tối ƣu và chi phí quản lý thấp nhất, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản