Nội dung phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè

1.1.3.1. Phát triển số lượng các tổ hợp tác, hợp tác xã

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc xây dựng các HTX nông nghiệp cần phải đi lên từ những tổ đổi công. Người cho rằng: “ Gốc của thắng lợi là tổ chức, trước hết là tổ đổi công cho tốt rồi tiến dần lên hợp tác xã nông nghiệp”

Muốn hợp tác xã phát triển và củng cố tốt, cần luôn luôn ghi nhớ và ra sức thực hiện khẩu hiệu cần kiệm xây dựng Hợp tác xã. Không nên có hiện tượng làm chăm cái vườn riêng của mình hơn là ruộng của hợp tác xã, vì như thế là không “cần” đối với HTX [20].

Theo Người, việc xây dựng và phát triển HTX không phải là sự áp đặt theo lối chủ quan, duy ý chí mà phải được hình thành trên các cơ sở sau:

1.Phải dựa trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đòi hỏi mà tổ chức xây dựng tổ HT, HTX cho phù hợp cả về tổ chức và qui mô.

2.Phải dựa trên các nguyên tắc: Tự nguyện, cùng có lợi, quản trị dân chủ. Người viết: “Chuẩn bị tốt là làm cho xã viên tự nguyện, tự giác, không được gò ép, mệnh lệnh và quản trị phải dân chủ” [20].

3.Phải dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Người viết: “Cần phải nêu cao tính hơn hẳn của HTX bằng những kết quả thiết thực và gọi là HTX bậc cao thì phải đoàn kết cao, sản xuất phải cao, thu nhập chung của HTX phải cao, thu nhập riêng của xã viên phải cao” [20].

4.Để HTX tồn tại và phát triển thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước phải giúp HTX về vốn, về tiêu thụ sản phẩm... Người nêu: “HTX còn nghèo, thường thường Chính phủ phải giúp đỡ, phải cho vay vốn” “Chính phủ phải cố gắng phục vụ lợi ích HTX” và “cái gốc trong việc lãnh đạo HTX vẫn là Chi bộ Đảng ở cơ sở” [20].

Thực tiễn hiện nay cho thấy, địa phương nào được cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chính quyền quan tâm hỗ trợ, cán bộ HTX nhiệt tình, có tâm huyết, có năng lực quản lý, các nguyên tắc tự nguyện dân chủ trong HTX được phát huy... thì địa phương đó có sự phát triển mạnh và có hiệu quả rõ rệt về số lượng và chất lượng của các tổ HT, HTX.

Phát triển số lượng THT, HTX còn thể hiện qua số THT, HTX qua các năm. Số lượng tăng lên càng nhiều hay tỷ lệ bình quân qua các năm cao chứng tỏ việc phát triển THT, HTX đang rất tốt và ngược lại. Để đánh gia sự phát triển của THT, HTX thì ngoài xét về số lượng THT, HTX tăng thêm còn xét thêm quy mô của THT, HTX. Quy mô của THT, HTX được thể hiện trên một số chỉ tiêu cơ bản: số hộ thành viên, diện tích chè, vốn sử dụng, tài sản sử dụng, số lao động…

1.1.3.2. Phát triển quy mô bình quân của các tổ hợp tác, hợp tác xã

- Vốn là yếu tố quyết định cho các THT, HTX chè trong việc đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của hộ nói chung và của THT, HTX chè nói riêng. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các THT, HTX chè phải có lượng vốn lớn đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Tại các THT, HTX lượng vốn chủ yếu do các tổ viên THT hoặc do các thành viên HTX đóng góp, số lượng vốn vay rất thấp. Đặc biệt là đối với nguồn vốn tín dụng, các THT, HTX có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu về vốn cho THT, HTX trong việc mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Diện tích chè: thể hiện mức độ sản xuất chè của các hộ thành viên, các tổ viên tham gia sản xuất kinh doanh chè.

- Tài sản sử dụng: Phản ánh công nghệ sản xuất kinh doanh chè.

- Số hộ thành viên tham gia: Phản ánh quy mô phát triển của THT, HTX. - Lao động sử dụng: phản ánh trình độ và nguồn lực lao động của THT, HTX.

1.1.3.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổ hợp tác, hợp tác xã

Kinh tế của tổ hợp tác và HTX hiện nay chưa phát triển mạnh. Không ít ý kiến nhìn nhận rằng, việc các HTX sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị máy móc cũ kỹ… và đội ngũ cán bộ quản lý rất thụ động trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nhà nông được xem là những nguyên nhân cơ bản khiến việc hoạt động của mô hình này còn quá nhiều hạn chế,

chưa thu hút được đông đảo nông dân tham gia. Bên cạnh đó, vấn đề ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất cũng lắm khó khăn. Đặc biệt, sự liên kết giữa “4 nhà” (nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp) còn rất lỏng lẻo, dẫn đến người dân phải “tự bơi” trong biển lớn của cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, năng lực của phần lớn cán bộ ở các HTX chưa bắt kịp với xu thế phát triển, nhất là khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy để tạo tiền đề cho tổ hợp tác, HTX ra đời và phát triển thì chúng ta cần chú trọng hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua ở các tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX. Tập trung ưu tiên xây dựng một số mô hình tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX tiêu thụ sản phẩm chè an toàn của Việt Nam, thí điểm ở một số vùng, miền có khu đô thị, khu đông dân cư có quy mô hàng hoá lớn. Đồng thời, tập trung tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ (pháp lý, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, khoa học công nghệ,...), đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của các thành viên tổ hợp tác, HTX. Khuyến khích mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động của HTX, liên hiệp HTX, để làm đầu kéo, đầu mối dẫn dắt hỗ trợ khoa học công nghệ, bảo quản, thu mua, chế biến, tiêu thụ, tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp.

1.1.3.4. Nâng cao kết quả, hiệu quả dịch vụ của tổ hợp tác, hợp tác xã

Kết quả thể hiện quy mô, khối lượng sản phẩm chè cụ thể và được thể hiện bằng ba chỉ tiêu chủ yếu là: doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp tác và các hợp tác xã chè là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được từ quá trình sản xuất và kinh doanh chè với toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý…). Hiệu quả là đại lượng đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào, mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không. Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả. Trong sản xuất chè, luôn có môi quan hệ giữa sử dụng yếu tô đầu vào và kết quả đầu ra hay chính là chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được.

Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp thường gặp khó khăn khi lượng hóa các yếu tô này để tính toán hiệu quả. Ví dụ, với các yếu tô đầu vào như tài sản cô định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm, máy móc thiết bị…) được sử dụng cho

nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất chè. Điều kiện tự nhiên, có ảnh hưởng thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, nhưng mức độ tác động cũng khó có thể lượng hóa. Đối với các yếu tố đầu ra, chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường… không thể lượng hóa được ngay.

Vì vậy để nâng cao kết quả, hiệu quả dịch vụ của tổ hợp tác, hợp tác xã thì chúng ta cần xây dựng phương án cụ thể và có sự liên hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó chi phí đầu vào sẽ được tiết kiệm tối đa và doanh thu đạt được cũng ở mức cao nhất.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè

Theo các tư tưởng triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự tồn tại và phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng điều do hai nhóm nhân tố tác động: nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Trong đó, nhóm nhân tố bên trong là nhóm nhân tố tác động đến những mối liên hệ bên trong sự vật, hiện tượng có tác động trực tiếp và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hiện tượng. Bên cạnh đó, các nhân tố bên ngoài là các nhân tố thuộc về ngoại cảnh, về môi trường xung quanh sự vật, hiện tượng, giữ vai trò quan trọng, là những chất xúc tác cho sự phát triển của các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.[23]

Theo Trần Chí Thiện, Vũ Quỳnh Nam (2017), "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp tác xã của hộ dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866-7120 số 12, có những nhân tố sau tác động đến sự phát triển của các THT, HTX chè: Năng lực của xã viên, tổ viên, bộ máy quản lý, điều hành THT, HTX, chi phí nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh, vốn sử dụng, tài sản sử dụng, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhận thức xã hội về tổ hợp tác, HTX, thị trường tiêu thụ của THT, HTX, sự hợp tác của

các tổ chức kinh tế, các DN và trách nhiệm của chính quyền địa phương với tổ hợp tác, HTX.

1.1.4.1. Các nhân tố bên trong

- Năng lực của xã viên, tổ viên trong việc cùng hình thành nhu cầu về các dịch vụ cần được đáp ứng. Các thành viên HTX, tổ viên THT đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của HTX, THT. Họ vừa là thành viên, tổ viên vừa là nhà cung cấp sản phẩm cho HTX, THT và dịch vụ của HTX, THT. Năng lực của xã viên, tổ viên thể hiện ở trình độ học vấn khi tham gia HTX và còn thể hiện ở các năng lực về sản xuất, về kinh doanh, khả năng nhận thức và nắm bắt khoa học công nghệ, thông tin thị trường của các thành viên. Như vậy, nếu thành viên tham gia HTX, tổ viên tham gia THT có nhận thức tốt sẽ biết mình cần gì và phải làm gì để đạt hiệu quả tốt nhất trong sản xuất kinh doanh chè, từ đó đem lại kết quả tốt cho HTX, THT.

- Năng lực của bộ máy quản lý, điều hành THT, HTX trong tổ chức, triển khai các hoạt động dịch vụ theo nhu cầu xã viên. Phần lớn các THT, HTX chè giám đốc HTX hoặc tổ trưởng tổ THT đều là hộ dân làm chè có trình độ học vấn thấp, không qua đào tạo, hoạt động sản xuất kinh doanh chè theo kinh nghiệm. Do vậy, hiệu quả từ công tác quản lý THT, HTX chưa cao. Trình độ quản lý của tổ trưởng THT, Ban giám đốc HTX được thể hiện thông qua các cấp học và thông qua số lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ mà họ tham gia, và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế quản lý THT, HTX chè.

- Năng lực của bộ máy quản lý, điều hành THT, HTX trong huy động vốn, tài sản và các loại tư liệu, công cụ để phục vụ triển khai thành công các hoạt động dịch vụ mà THT, HTX quyết định làm: Việc nắm bắt các công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới còn ít; điều này sẽ làm giảm sự đầu tư vào tài sản, tư liệu sản xuất hiện đại, vẫn phụ thuộc nhiều vào các công cụ thủ công. Đồng thời mối quan hệ của cán bộ quản lý còn hạn chế tạo nên sự khó khan trong việc huy động vốn, kêu gọi đầu tư.

- Chi phí nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh của THT, HTX: Chi phí nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh chè chủ yếu là giống, phân

bón, thuốc trừ sâu,… đến chi phí thu hái chè và chi phí mua chè xanh và chè bán thành phẩm của các hộ là thành viên THT, HTX và các hộ dân trong vùng. Việc quản lý tốt những chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và lợi nhuận của THT, HTX. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý chi phí nguyên liệu sẽ làm tăng lợi nhuận của THT, HTX và ngược lại.

- Vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chè của THT, HTX: Tại các THT, HTX lượng vốn chủ yếu do các tổ viên THT hoặc do các thành viên HTX đóng góp, số lượng vốn vay rất thấp. Đặc biệt là đối với nguồn vốn tín dụng, các THT, HTX có thể vay nhưng thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay ít, thời gian vay ngắn nên thực tế của nguồn vốn này thấp so với nhu cầu về vốn cho THT, HTX trong việc mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Lượng vốn tại các hộ thành viên, tổ viên chủ yếu là tự có và đi vay họ hang, bạn bè, số lượng vốn được vay ưu đãi tín dụngrất thấp.

- Tài sản sử dụng của THT, HTX: phản ánh mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến vào sản xuất kinh doanh. Máy móc và công nghệ sản xuất sản phẩm của các THT, HTX sản xuất chè hiện nay rất lạc hậu, công nghệ bán thủ công lạc hậu do các hộ thành viên góp vốn. Mặc dù được sự quan tâm của nhà nước trong việc hỗ trợ công nghệ sản xuất, song công nghệ sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các THT, HTX sản xuất chè.

Các nhân tố trên đây hình thành, phát triển từng bước trong quá trình hoạt động của mỗi tổ hợp tác, HTX, từ thấp lên cao, từ ít đến nhiều. Các xã viên là chủ thể tạo ra, không ai thay thế được. Tổ hợp tác, HTX chỉ có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thành công khi hội tụ đầy đủ các nhân tố bên trong.

1.1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác, HTX thì nhân tố bên ngoài bao gồm tất cả những nhân tố hình thành bên ngoài tổ hợp tác, HTX, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các xã viên. Các nhân tố này tạo ra môi trường bên ngoài tổ hợp tác, HTX, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác, HTX cho xã viên, thường bao gồm:

- Chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước: Là những chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương đối với THT, HTX như: chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn, khoa học, công nghệ, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ...

- Nhận thức xã hội về tổ hợp tác, HTX: là nhận thức của các hộ thành viên, tổ viên, các nông hộ về tầm quan trọng khi tham gia THT, HTX, những lợi ích thu được về mặt kinh tế và xã hội khi tham gia THT, HTX. So sánh được sự khác nhau khi tham gia hay không tham gia THT, HTX.

- Thị trường tiêu thụ của THT, HTX: Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè là yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)