6. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý
THT, HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên, tổ viên THT, hợp tác xã tại các vùng chè trên địa bàn Thành phố
Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tổ hợp tác, hợp tác xã ở tất cả các cấp chính quyền, cán bộ của cơ quan, tổ chức có liên quan tới kinh tế tập thể nhằm giúp họ hiểu và vận dụng đúng các giá trị và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của THT, HTX, kinh nghiệm phát triển THT, HTX của các nước trên thế giới và đặc biệt là tại các địa phương trong nước.
Nghiên cứu đổi mới cơ chế và hình thức đào tạo bồi dưỡng cho tổ hợp tác, hợp tác xã trên nguyên tắc hiệu quả, có sự hỗ trợ của tỉnh gắn với trách nhiệm của THT, HTX, thu hút các lực lượng và mọi nguồn lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho các THT, HTX.
Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, cử cán bộ trẻ đi nghiên cứu, học tập chính quy về HTX ở một số nước có phong trào HTX phát triển mạnh làm nòng cốt cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp, cho khu vực kinh tế HTX và cho các trường đào tạo về HTX.
Liên minh HTX cần mở nhiều hơn nữa các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho THT, HTX.
4.3. Một số đề xuất và kiến nghị
4.3.1. Đối với trung ương
Cần tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế tập thể.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, hỗ trợ phát triển THT, HTX; cơ chế hỗ trợ thông tin định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xây dựng hệ thống khuyến công, khuyến nông cơ sở và ban hành chính sách hỗ trợ hệ thống này; thực hiện thành công việc chuyển giao khoa học công nghệ về nông thôn.
Tăng cường chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doing theo chuỗi giá trị sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường đã ban hành.
Đề nghị Liên minh HTX Việt Nam, trường cán bộ HTX tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, chuyên viên theo dõi về phát triển kinh tế hợp tác, HTX của Liên minh HTX, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.3.2. Đối với địa phương
4.3.2.1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh
Cần chú trọng đến công tác phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất kinh doanh chè thông qua ban hành các chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách liên quan trên địa bàn tỉnh.
Kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống văn bản pháp luật về phát triển kinh tế tập thể và chính sách đối với các HTX, tính nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.
Xác định rõ và phân nhiệm cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về HTX và các cơ quan khác đối với khu vực kinh tế hợp tác của địa phương.
Chỉ đạo các ban ngành liên quan tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các HTX của địa phương. Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các huyện, thành phố, thị xã.
Chú trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX; đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ HTX và các hoạt động thông tin tuyên truyền về HTX; hướng dẫn bảo hiểm xã hội; lồng ghép các chương trình, dự án; vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp…
Thành lập “Quỹ tín dụng nhân dân” và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, nhằm giúp các HTX về vốn phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ...
Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX nhằm trợ giúp các HTX trong việc tư vấn thành lập mới, định hướng kinh doanh, điều hành và quản lý hợp tác xã…
Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng mắc của các HTX và bàn các giải pháp tháo gỡ.
4.3.2.2. Liên minh HTX của tỉnh
Cần định hướng, vận động những thành viên có trình độ, đạo đức tham vào lãnh đạo THT, HTX. Đặc biệt vận động những THT đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi sang HTX chè nhằm nâng cao tính liên kết và mở rộng sản xuất kinh doanh cho các THT chè trên địa bàn.
Kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống văn bản pháp luật về phát triển kinh tế
tập thể và chính sách đối với các HTX, tính nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.
Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển THT, HTX nhằm trợ giúp các THT, HTX trong việc tư vấn thành lập mới, định hướng kinh doanh, điều hành và quản lý hợp tác xã…
Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển THT, HTX ở các huyện, thành phố, thị xã.
Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng mắc của các HTX và bàn các giải pháp tháo gỡ
Phối hợp các sở, ban ngành liên quan ở Tỉnh tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các THT, HTX của địa phương; Phối hợp với Sở Nội vụ trong đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ THT, HTX;
Phối hợp với Sở Lao động -Thuơng binh xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thư ơng trong đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản chè, kỹ nă ng bán hàng cho các hộ tổ viên THT, hộ thành viên HTX; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện sản xuất kinh doanh chè an toàn theo c ác tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP, UT Z,….
Phối hợp với Sở Thông tin Truyền Thông, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Thái Nguy ên; Báo Thái Nguyên tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về THT, HTX.
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn bảo hiểm xã hội.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường: chú trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho THT, HTX.
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn thành lập “Quỹ tín dụng nhân dân” và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, nhằm giúp các THT, HTX về vốn phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ...
Phối hợp với Sở Ngoại vụ Tỉnh cầu nối liên kết nhiều hơn nữa giữa THT, HTX với các tổ chức sản xuất kinh doanh chè trong nước và quốc tế.
Các sở ban ngành cần tham gia nhiều hơn vào các buổi toạ đàm, giao lưu, tư vấn, học tập nâng cao trình độ để nâng cao mức độ tin tưởng của người dân vào THT, HTX.
4.3.2.3. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và lãnh đạo thôn bản
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất kinh doanh chè, nhất là phát triển HTX.
Vận động, thuyết phục các hộ trồng chè tham gia các THT, HT X.
Hướng dẫn các hộ sản xuất kinh doanh chè các thủ tục gia nhập, thành lập THT, HTX. Ra quyết định công nhận các THT; đề nghị Liên minh HTX tỉnh công nhận các HTX khi có đủ điều kiện..
KẾT LUẬN
Sự cần thiết phát triển THT và HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh chè ở Thành phố Thái Nguyên.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
Về lý luận, phát triển THT, HTX có những nội dung chính là: phát triển về mặt số lượng các THT, HTX; về quy mô bình quân; về mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao kết quả, hiệu quả dịch vụ của THT, HTX. Phát triển THT, HTX chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, cả nhân tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của THT, HTX bao gồm: i) Năng lực của xã viên, tổ viên; ii) Năng lực của bộ máy quản lý, điều hành THT, HTX; iii) Chi phí nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh; iv) Vốn sử dụng; v) Tài sản sử dụng. Nhân tố bên ngoài gồm có: i) Chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ii) Nhận thức xã hội về tổ hợp tác, HTX; iii) Thị trường tiêu thụ của THT, HTX; iv) Sự hợp tác của các tổ chức kinh tế, các DN; v) Trách nhiệm của chính quyền địa phương với tổ hợp tác, HTX.
Qua kết quả điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các THT, HTX trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ta thấy: Số lượng THT, HTX tăng dần qua các năm, song song với nó thì quy mô của THT, HTX cũng ngày càng mở rộng. Tổ hợp tác, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sinh kế cho người dân hay nói cách khác các THT, HTX đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế của nông hộ. Minh chứng cho điều này là các hộ có tham gia vào THT, HTX có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ không tham gia vào THT. Thu nhập bình quân của các hộ thành viên, tổ viên cũng cao hơn thu nhập bình quân toàn tỉnh. Khi tham gia vào THT, HTX được đào tạo về trình độ, kỹ thuật làm cho không những thu nhập được tăng thêm mà trình độ, nhận thức cũng cao hơn. Sản lượng chè thu hoạch cũng cao hơn các hộ không tham gia THT, HTX; công nghệ sử dụng tiên tiến, hiện đại hơn những hộ không tham gia THT, HTX. Điều này cho thấy những lợi ích khi tham gia vào THT, HTX.
Luận văn đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự biến động của lợi nhuận gộp của hộ trồng chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên và đánh giá được mức độ tác động của các biến trong đó biến “có tham gia THT và HTX hay không?” là biến có ảnh hưởng lớn nhất. Điều ấy khẳng định tầm quan trọng của phát triển THT và HTX trong sản xuất chè ở Thành phố Thái Nguyên.
Ngoài những lợi ích thu được khi tham gia vào THT, HTX, Luận văn cũng phát hiện được những khó khăn, hạn chế của các hộ sản xuất kinh doanh chè, cũng như khó khăn, hạn chế của các THT, HTX như: khó khăn về vốn, trình độ, thị trường tiêu thụ…
Để phát triển THT, HTX trong suất kinh doanh chè, cũngần thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau: i) Tuyên truyền vận động cán bộ và các hộ sản xuất kinh doanh chè tham gia phát triển HTX; ii) Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã; iii) Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ; iv)Giải pháp quản lý tài chính hợp tác xã tại các vùng chè; v) Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý THT, HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên, tổ viên THT, hợp tác xã tại các vùng chè trên địa bàn Thành phố.
Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước ở cấp Trung ương; Liên minh HTX và các sở ban ngành cấp Tỉnh; Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và lãnh đạo thôn bản theo các chức năng, nhiệm vụ của mình. Mong được sự quan tâm và thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sự phát triển của THT, HTX trong sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên (2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xă hội các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 của TPTN và Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010 - 2015.
2. Phòng Tài Nguyên và Môi trường UBND TP Thái Nguyên (2011), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
3. Chính Phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2017.
4. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
5. Học viện Nguyễn Ái Quốc (1993), Những hình thức hợp tác trong nông nghiệp - Bước chuyển căn bản từ mô hình cũ sang hình thức mới, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Kinh nghiệm phát triển HTX của một số nước.http://dangcongsan.vn/khuyen-nong-huong-toi-su-phat-trien-ben-
vung/tin-tuc/kinh-nghiem-phat-trien-htx-cua-mot-so-nuoc-287584.html. Tải về ngày 8/6/2018.
7. Văn Thông (2017), Văn Yên phát huy vai trò hong-huong.
http://www.baoyenbai.com.vn/12/148754/Van_Yen_phat_huy_vai_tro_hop_tac _xa.htm. Tải về ngày 8/6/2017.
8. Đinh Thị Thu Hương (2011), Nghề sản xuất và chế biến chè ở Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
9. Ngô Thị Hương Giang (2015), Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng chè Thái Nguyên, Luận án TS kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại.
10. Vũ Thị Thu Hương (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.
11. Phạm Thị Kiều Lan (2017), Phát triển THT và HTX trong sản xuất kinh doanh chè trên địa bà huyện Đồng Hỷ, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.
12. Tăng Minh Lộc (2010), “Sổ tay Xây dựng và Phát triển Tổ hợp tác” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
13. Vũ Quỳnh Nam (2016), "Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của hộ dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, ISSN 1859-4794 số 12 (11).
14. Chính Phủ (2017), Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
15. Đỗ Thị Thúy Phương (2014), Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật hợp tác xã,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Chu Tiến Quang(2010), Các nhân tố nội sinh, ngoại sinh ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của HTX nông nghiệp, Tham luận hội thảo VCA - SOCODEVI, Hà Nội.
18. Trần Chí Thiện, Vũ Quỳnh Nam (2017), "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp tác xã của hộ dân trong các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866-7120 số 12.
19. Bộ Kế hoạch-Đầu tư (2006), Thông tư số 01/2006/TT-BKH ngày 19/1/2006 của Bộ Kế hoạch-Đầu tư về Hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại HTX. 20. Nguyễn Ty (2001), Liên minh HTX Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hợp
tác xã, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
21. Cổng thông tin điện tử TP Thái Nguyên(2012), Thông tin chung về Thành
phố Thái Nguyên, http://www.thainguyencity.gov.vn/home/news/?44/Thong-
tin-chung-ve-Thanh-pho-Thai-Nguyen.htm. Tải về ngày 12/2/2017.
22. Trần Quốc Nhân, Hứa Thị Quỳnh (2012), Vai trò của Tổ hợp tác trong việc