6. Kết cấu của luận văn
2.2. Phương pháp tiếp cận
2.2.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đây là phương pháp tiếp cận tổng hợp đa chiều đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã, tiếp cận tới từng thành viên trong hệ thống hợp tác liên kết với nhau. Xét xem mối quan hệ tác động qua lại sẽ ảnh hưởng đến nhau như thế nào khi có sự thay đổi từ tổ hợp tác, hợp tác xã.
2.2.2. Phương pháp tiếp cận từ dưới lên
Tiến hành tiếp cận trực tiếp từng thành viên trong và ngoài tổ hợp tác, hợp tác xã để đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân, từ đó đưa ra được những kiến nghị và giải pháp cho các hộ dân. Và thấy được các hộ dân ảnh hưởng như thế nào đến tổ hợp tác, hợp tác xã.
2.2.3. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống
Nghiên cứu tác động của các chế độ chính sách đang áp dụng cho tổ hợp tác, hợp tác xã và các thành viên.
2.2.4. Phương pháp tiếp cận liên kết theo chiều ngang
Xét mối quan hệ tác động qua lại của các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất kinh doanh chè với nhau.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin trên các trang web, diễn đàn như cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập thông tin từ tạp chí khoa học, các sách đã xuất bản.
- Thu thập thông tin từ các số liệu của cơ quan thống kê của tỉnh Thái Nguyên. - Thu thập thông tin về luật, nghị định, thông tư và chỉ thị của chính phủ, thông báo, công văn về hợp tác xã của địa phương.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết cuối năm, các báo cáo hoặc các thông tin của hội thảo về hợp tác xã của tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập thông tin từ các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ có đề tài liên quan.
2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để có thông tin sơ cấp phục vụ cho nội dung nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra thu thập thông tin sơ cấp từ các thành viên hợp tác xã, các tổ viên tổ hợp tác.
Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh Thái nguyên, niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017 thì toàn tỉnh có 37 hợp tác xã chuyên sản xuất chế biến chè, trong đó TP Thái Nguyên có 11 hợp tác xã chế biến chè với khoảng 180 hộ thành viên HTX và trên địa bàn Thành phố có 10 THT với 32 tổ viên. Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể 180 hộ thành viên và 32 hộ tổ viên tham gia THT và HTX. Do vậy số lượng mẫu được chọn là toàn bộ 212 hộ là thành viên HTX và tổ viên THT
Nội dung khảo sát: các yếu tố chung về nhân khẩu học, số năm làm nghề của hộ, doanh thu của hộ trong năm từ sản xuất và chế biến chè, số lao động của hộ, chi phí nguyên liệu của hộ trong năm, tổng giá trị tài sản, công cụ của hộ sử dụng cho sản xuất, chế biến, trình độ của chủ hộ, diện tích chè của hộ, trong đó diện tích chè VietGAP,... những khó khăn, thuận lợi khi hộ tham gia THT, HTX.
Số phiếu phát ra là 212, số phiếu thu về hợp lệ là 200. Căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả tiến hành phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các hộ thành viên HTX và tổ viên THT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu, xử lý số liệu
Sau khi điều tra có rất nhiều thông tin thu thập được, cần sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
Thông tin và các số liệu sau khi được sắp xếp một cách có hệ thống, sẽ được xử lý và tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu dựa trên các phần mềm hỗ trợ.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này giúp nhà nghiên cứu tính toán các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch chuẩn, trung vị, mốt, khoảng biến thiên để mô tả quy mô, kết cấu, mức độ phân tán, mức độ điển hình của hiện tượng nghiên cứu một cách đúng đắn, khách quan.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung. Mục đích của phân tích so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp các đối tượng quan tâm có căn cứ để đưa ra quyết định lựa chọn.
Có các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là: So sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh với số bình quân, so sánh theo thời gian và so sánh theo không gian để thấy rõ mức độ phát triển của hiện tượng.
Cụ thể, ở đây chúng ta so sánh giữa các hộ tham gia và không tham gia tổ hợp tác, Hợp tác xã để thấy sự khác biệt về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân.
2.3.3.3. Phương pháp hồi quy
Sử dụng hàm hồi quy dạng Cobb-Douglas để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác và hợp tác xã.
Mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD). Mô hình được lựa chọn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất Y (output) và các yếu tố đầu vào X1 (inputs) ở các hộ thành viên và tổ viên của THT, HTX chè của TP Thái Nguyên.
Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng:
Y = f(X1, X2, …, Xn, D1, D2, …, Dm, u) Trong đó: Y là kết quả sản xuất (output)
Xi là các yếu tố đầu vào (inputs) Hàm CD được viết lại dưới dạng:
Y = AX1b1 X2b2 … Xibi …Xnbn eβ1D1 +β2 D2 +…++βj Dj +…+βm Dm+u (1) Trong đó:
Y: Là biến phụ thuộc
X1, X2, …, Xi, Xn: Là các biến giải thích có tác động ảnh hưởng tới biến phụ thuộc Y.
D1, D2, Dj, Dm: Là các biến định tính (biến giả), nhận 1 trong 2 giá trị: 0 hoặc 1. bi: Là các tham số cần ước lượng của bài toán và hệ số ảnh hưởng của từng nhân tố định lượng tới biến phụ thuộc Y
U: Là sai số ngẫu nhiên, nói lên ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài các Xi và Dj tới Y.
Logarit 2 vế của phương trình (1), ta được:
Ln Y = LnA + b1LnX1+…..+ bnLnXn + D1 + D2... + Dm+ U (2)
Mô hình hàm CD sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận gộp của các hộ sản xuất kinh doanh chè tham gia THT, HTX chè trên địa bàn TP Thái Nguyên.
Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD
Tên biến Nội dung biến ĐVT Ghi chú
1.Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)
LOINHUAN Lợi nhuận gộp của hộ tham gia THT, HTX
trong năm
Nghìn đồng 2. Biến độc lập (Biến giải thích)
CPNL Chi phí nguyên liệu bao gồm cả chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… đến chi phí thu hái chè và chi phí mua chè xanh và chè bán thành phẩm của các hộ là thành viên THT, HTX và các hộ dân trong vùng.
Nghìn đồng
CONGNGHE Công nghệ (Tổng giá trị máy móc thiết bị sử dụng trực tiếp cho sản xuất và chế biến chè.)
Nghìn đồng KINHNGHIEM Kinh nghiệm làm nghề chè (Số năm hoạt
động của THT,HTX trong lĩnh vực sản xuất và chế biến chè: Biểu thị thông qua số năm thành lập THT,HTX)
Năm
VONLD Vốn lưu động của THT, HTX Nghìn đồng
THITRUONG (Biến giả)
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè
THITRUONG= 0 THT, HTX tiêu thụ dưới 50% sản lượng chè sản xuất ra cho hộ THITRUONG = 1 THT, HTX tiêu thụ từ 50% sản lượng chè sản xuất ra cho hộ
+
HTX (Biến giả)
Hộ là thành viên HTX
HTX = 0 Nếu hộ không phải thành viên HTX (mà là tổ viên tổ hợp tác) HTX = 1 HTX Nếu họ là thành viên HTX + HOTRO (Biến giả) THT, HTX được hỗ trợ bởi các chính sách phát triển của trung ương và địa phương: hỗ trợ vốn, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ đào tạo nghề,… (không phân biệt là được hỗ trợ 1 lần hay nhiều lần)
HOTRO = 0 HTX chưa được hỗ trợ HOTRO = 1 HTX được hỗ trợ
+
Hàm sản xuất CD được ước lượng trên phần mềm SPSS 20.0. Các thông số ước lượng trong mô hình được giải thích như sau:
Adjusted R-Square: Hệ số xác định điều chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến được xác định trong mô hình. Sử dụng Adjusted R-Square để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.
Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính bội của ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
bk: Hệ số hồi qui riêng phần, đo lường sự % thay đổi của Y khi Xkthay đổi 1%, giữ các biến độc lập không đổi.
Hay có thể giải thích theo Hiệu suất đầu tư biên (MPP-Marginal Physical Product) của một đơn vị yếu tố i.
+ Với các biến định lượng (quantitative variable) = = bi (i=1,2,…n)
Trong đó: bi là hệ số co giãn của Y theo Xi, chính là tham số biứng với LnXi trong hàm Cobb-Douglas; Y là sản lượng; là mức đầu tư bình quân của yếu tố sản xuất Xi. Ý nghĩa: Đầu tư thêm 1 đơn vị của yếu tố sản xuất thứ i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm, với giả thiết là đầu tư các yếu tố khác không đổi.
+ Với các biến định tính: Khi biến giả Dj nhận giá trị 1 thì sản lượng tăng thêm một lượng là: = exp(Cj)
Hệ số beta là hệ số của biến độc lập khi tất cả dữ liệu trên các biến được biểu diễn bằng đơn vị đo lường độ lệch chuẩn. Thông qua hệ số beta cho ta biết mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sự phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên
2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã
- Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về số lượng và cơ cấu các tổ hợp tác, HTX: + Số lượng tổ hợp tác qua các năm.
+ Số lượng hợp tác xã qua các năm.
+ Cơ cấu các tổ hợp tác, hợp tác xã theo quy mô, theo vùng, theo lĩnh vực hoạt động, theo chất lượng hoạt động, theo trình độ công nghệ.
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô bình quân của các tổ hợp tác, hợp tác xã. + Lao động: là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động bình quân của các thành viên tham gia tổ HT, HTX.
+ Đất đai: Là chỉ tiêu phản ánh diện tích đất trồng chè. + Vốn: Phản ánh mức độ đầu trong sản xuất kinh doanh chè.
+ Giá trị tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư về trang thiết bị máy móc.
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã
1. Năng suất bình quân (AP): là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với cây chè trên một đơn vị diện tích.
2. Khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoàn thành hay giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Trong sản xuất chè của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị chè khô và chè tươi mà họ sản xuất ra trong 1 vụ hay 1 năm. Công thức tính GO như sau:
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi Giá cả sản phẩm i
3. Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi nguyên, nhiên
vật liệu: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công của người lao động, hệ thống cung cấp nước.
Trong đó: IC là chi phí trung gian
Ci là các khoản chi phí thứ i trong một chu kỳ sản xuất
4. Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng được tính bằng công thức sau:
VA= GO-IC
5. Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Income): Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và phần lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính cheo chu kỳ của GO). Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:
MI= VA-(A+T+chi phí thuê lao động ngoài)
Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp
VA: Giá trị gia tăng
A: Khấu hao tài sản cố định
T: Các khoản thuế, phí phải nộp
6. Một số chỉ tiêu khác phản ánh kết quả kinh doanh của THT, HTX
2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã
1. Hiệu suất sử dụng lao động
- Giá trị sản xuất/ lao động: Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bình quân một lao động là bao nhiêu.
Giá trị sản xuất / 1 lao động = GO
Tổng số lao động - Thu nhập hỗn hợp bình quân/1 lao động
Thu nhập hỗn hợp / 1 lao động = MI
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết mỗi một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
2. Hiệu quả sử dụng vốn
- Suất sinh lời của nguồn vốn
Suất sinh lời của nguồn vốn = MI Vốn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn lưu động, mỗi đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp (lợi nhuận). Chỉ tiêu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao, THT, HTX đang đầu tư đúng hướng. Chỉ tiêu thấp, hiệu quả kinh doanh thấp, khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn.
- Sức sản xuất của vốn
Sức sản xuất của vốn = GO Vốn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn THT, HTX bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất (doanh thu). Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử kinh doanh càng cao. Chỉ tiêu càng thấp, hiệu quả kinh doanh thấp.
Suất hao phí của vốn so với thu nhập hỗn hợp (lợi nhuận sau thuế)
Suất hao phí của vốn so với lợi
nhuận sau thuế =
Vốn bình quân MI
Chỉ tiêu này cho biết có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì mất bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Đây là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư
3. Hiệu suất TSCĐ (vòng quay tài sản): chỉ tiêu này dùng để phản ánh một đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
HIệu suất TSCĐ = GO
Tổng tài sản
Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành viên HTX và tổ viên THT, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh theo chi phí như:
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình
quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Công thức tính:
- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức tính:
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): là tỷ số thu nhập hỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong một