Quan điểm, định hướng về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chè tại TP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm, định hướng về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chè tại TP

Đảng ta đã khẳng định chủ trương chiến lược xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo đó các nội dung của ”định hướng xã hội chủ nghĩa” đã và đang tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và kiểm nghiệm về mặt thực tiễn. Nghị quyết của Đảng ta đã khẳng định xây dựng nước ta trở nên ”dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” lấy con người làm trung tâm của sự phát triển; coi văn hoá vừa làm mục tiêu vừa là động lực phát triển đất nước; nền kinh tế nước ta phải là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao gắn với thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn với xoá đói giảm nghèo, chăm lo các mặt xã hội;...

Theo ý nghĩa đó, chắc chắn THT, HTX là thể chế thích hợp không chỉ phát triển cao độ từng mặt, mà còn kết hợp hài hoà các mặt đối lập ấy của nhiều mối quan hệ xã hội cơ bản trong nền kinh tế thị trường ở nước ta như: sở hữu - sử dụng, người chủ - người làm thuê, cá nhân - tập thể, thành viên - cộng đồng, Nhà nước - thị trường, cạnh tranh và hợp tác,... làm cho các mặt xã hội này không trở nên đối kháng lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau, mà trái lại hỗ trợ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau thúc đẩy phát triển; góp phần không thể thiếu được trong định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đây là cơ sở lý luận vững chắc chứng minh tính đúng đắn cho chủ trương lớn của Đảng đưa kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTXcùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết số 13 NQ/TW hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể, Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Các bộ, ngành cũng đã có thông tư hướng dẫn. Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát

triển HTX trong khung khổ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công và phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiên cố hóa kênh mương; đào tạo tập huấn cán bộ... Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt, sơ kết Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các HTX.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 27/5/2013 Tỉnh Uỷ Thái Nguyên, thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành phố Thái Nguyên đã có những quan điểm và định hướng cụ thể để phát triển THT, HTX như sau:

Thứ nhất, Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thành lập mới THT, HTX: tư vấn thành lập THT, HTX, hướng dẫn hồ sơ thủ tục đối với các sang lập viên để phát triển THT, HTX; tuyên truyền về những lợi ích khi tham gia THT, HTX, hỗ trợ vốn, giống khi tham gia THT, HTX…

Thứ hai, Tăng cường công tác tổ chức học tập kinh nghiệm giữa các THT, HTX về xây dựng mô hình THT, HTX kiểu mới gắn với sự phát triển chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh chè.

Thứ ba, Nâng cao chính sách hỗ trợ cho phát triển THT, HTX: hỗ trợ đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kinh nghiệm, năng lực cho các thành viên tham gia THT, HTX, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động liên doanh, liên kết…

Thứ tư, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế THT, HTX chè kiểu mới.

Thứ năm, Phát triển THT, HTX chè của gắn với vùng nguyên liệu chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, Global GAP và chè hữu cơ, nhằm sản xuất chè sạch đáp ứng nhu cầu chè sạch trong và ngoài nước đồng thời phải bảo vệ môi trường vùng chè.

Thứ sáu, Phát triển sản xuất kinh doanh chè trong THT, HTX theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thứ bảy, Cải tiến công nghệ sản xuất chế biến chè theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng cường áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, giảm bớt sức người mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo.

Thứ tám, Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa nông dân, THT, HTX và doanh nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của liên dọc giữa THT, HTX chè với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè cho các THT, HTX chè của huyện. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với Liên đoàn HTX Cộng hoà Liên bang Đức và các tổ chức phi chính phủ, tận dụng sự hỗ trợ phát triển THT, HTX chè từ các tổ chức này.

Thứ chín, Mở rộng thị trường tiêu thụ: Sở Công thương, Chi cục phát triển HTX (Sở Nông nghiệp và PTNT) giúp các HTX, Tổ hợp tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, các chương trình hợp tác trong và ngoài nước.

Thứ mười, tích cực vận động các THT, HTX tham gia thành viên của Liên minh HTX Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)