Đặc điểm kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên

3.1.2.1. Dân số - lao động

* Dân số

Tính đến 1/1/2010, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 người; trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là 86.800 người , dân số ngoại thị là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540 người).

Năm 2010 tỷ suất sinh thô giảm còn 0,16%0. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,09%. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, lực lượng quân đội, công an, người đến tạm trú để làm việc và khám chữa bệnh đang ngày một tăng. Cụ thể, hiện có

82.097 học sinh, sinh viên nội vùng và của các vùng lân cận đang sống và học tập tại thành phố Thái Nguyên; 7.533 lượt khách thăm quan du lịch, hội nghi, hội thảo; 5.771 lao động ngoại tỉnh làm việc tại các doanh nghiệp và 91.819 lượt người đến khám chữa bệnh tại thành phố Thái Nguyên. Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị năm 2009 đạt 2,09% (tăng tự nhiên: 0,8%, đảm bảo chỉ tiêu quy định; tăng cơ học: 1,29%). Tính đến 1 tháng 1 năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 189.130 người, bằng 67,61% tổng dân số toàn thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700 người lao động, chiếm tỷ lệ 74,39%.

Thành phố Thái Nguyên có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Đến năm 2010, số người lao động trong khu vực nội thị là, 97.083 người, phi nông nghiệp là 104.118 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 74% [1].

* Lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46% [1].

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Về giao thông đường bộ: hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL 3, QL1B và QL37). Hệ thống đường nội thị được thành phố quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.

Về giao thông đường sắt: hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha, gồm: ga Thái Nguyên, ga Quan Triều, ga Lương Sơn, ga Lưu Xá và mạng lưới đường sắt nội bộ khu Gang Thép. Ga Thái Nguyên là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Lưu lượng tàu chạy qua với một chiều đi và một chiều về hàng ngày; lưu lượng vận chuyển hành khách khoảng 150.000 khách/năm. Hệ thống đường sắt của Thái Nguyên gồm 3

tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn Tỉnh là 98,55 km (bao gồm tuyến Quan Triều - Hà Nội dài 75km, tuyến Thái Nguyên - Kép dài 57 km phục vụ vận chuyển gang thép, tuyến Quan Triều - Núi Hồng qua Đại Từ dài 39km phục vụ vận tải than). Khá thuận tiện cho việc tổ chức liên kết vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông [2].

* Về hệ thống cung cấp nước sạch:

Thành phố Thái Nguyên hiện có 2 nhà máy cấp nước sạch là: nhà máy nước Túc Duyên (công suất 10.000 m3/nđ, khai thác nước ngầm từ 10 giếng khoan; dây chuyền công nghệ từ giếng khoan -> dàn mưa -> bể lọc nhanh -> lắng tiếp xúc -> bể chứa -> TB2 -> mạng lưới) và nhà máy nước Tích Lương (công suất 20.000m3/nđ, lấy nước mặt từ kênh núi Cốc chảy vào hồ chứa nước có khối tích 300.000m3, từ hồ chứa nước được trạm bơm 1 đưa lên khu xử lý nước). Tỷ lệ cấp nước sạch cho người dân nội thị đạt 95% [2].

* Năng lượng:

Thành phố Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110KV khá phát triển. Nguồn cung cấp điện cho thành phố hiện nay do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia, lấy từ các tuyến Thái Nguyên - Bắc Giang; Thái Nguyên - Tuyên Quang, với hệ thống đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV- 12KV- 6KV/380V/220V [2].

Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, công suất (2×55)MW. Lưới trung áp của thành phố đã được cải tạo nâng cấp từ lưới 6KV lên 22KV dài khoảng 129 km đi nổi dùng dây XLPE-99 áp dụng cho phía Bắc của thành phố Thái Nguyên (từ Cao Ngạn tới cầu Loàng). Lưới hạ áp 22/0,4KV đi nổi kết hợp đi trên cùng hàng cột cao thế. Hiện tại thành phố có 6 trạm trung gian (công suất 428.000KVA, trong đó có 5 trạm 110KV), 404 trạm biến áp phân phân (gồm 8 trạm 35/0,4kV, công suất 10.260 KVA và 396 trạm 22/0,4kV, công suất 151.560 KVA) và các loại đường dây trung thế (đường dây 0,4kV, đường dây 22kV, đường dây trên không, cáp ngầm…) dài 2.034,2km.

Hệ thống chiếu sáng của thành phố Thái Nguyên tương đối hoàn chỉnh, nguồn điện được cung cấp cho khoảng 146 trạm với tổng công suất 1.078W, chiếu

sáng khoảng 153 tuyến đường với chiều dài 168 km và 01 công viên. Điện năng tiêu thụ toàn thành phố năm 2009 là 289.460.855 kwh [2].

* Bưu chính viễn thông:

Cùng với sự phát triển chung của thành phố về mọi mặt kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Số liệu thống kê hiện nay cho thấy 100% phường, xã thuộc thành phố có điểm bưu điện; số máy điện thoại bình quân /100 người dân chiếm 92 máy/100 dân [2].

Các dịch vụ mới như chuyển phát bưu phẩm nhanh, chuyển tiền nhanh, fax, internet… đã tăng nhịp độ phát triển. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện đã được đưa vào khai thác tại bưu điện thành phố để cùng các dịch vụ đại lý phân phối, bưu chính uỷ thác… tạo ra hướng phát triển mới cho ngành thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố.

* Cơ sở văn hóa - thể thao:

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm nối với các tuyến, tua, điểm di lịch của cả nước và các tỉnh phía Bắc. Nơi có vùng du lịch nổi tiếng Hồ núi cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương. Hiện trên địa bàn có hơn 100 điểm di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia.

Tại khu vực trung tâm thành phố là quần thể các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa thể thao tiêu biểu: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Đền Đội Cấn, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Vườn hoa sông Cầu, Trung tâm thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm Hội nghị và Văn hóa, quảng trường Võ Nguyên Giáp, Chợ Thái - một trong những công trình thương mại dịch vụ lớn của thành phố.

Nằm ở phía đông bắc trung tâm hành chính là quần thể các công trình văn hoá thể thao của tỉnh và thành phố. Bao gồm rạp chiếu bóng, thư viện, bảo tàng, các câu lạc bộ, trung tâm huấn luyện thể dục thể thao với các phòng luyện tập, phòng thi đấu gắn với sân vận động, hình thành một quần thể kiến trúc hiện đại tiêu biểu của thành phố Thái Nguyên.

Trên lĩnh vực văn hoá, thể thao: Thành phố Thái Nguyên có nhiều loại hình hoạt động văn hoá thể thao phong phú, đa dạng, hiện có 1 trung tâm văn hoá - thông

tin - thể thao cấp thành phố, trên địa bàn có 9 sân vận động (diện tích 4,27 ha) và 6 nhà thi đấu (diện tích 0,29 ha) [2].

Hiện 32 phường, xã đã có hội trường dùng để sinh hoạt chung. Toàn thành phố 367 nhà văn hoá xóm tổ (diện tích 23,73 ha), 28 tủ sách pháp luật và 20 xã phường có trạm truyền thanh, 100% các xã, phường đều có điểm bưu điện văn hoá [2]. Các cơ sở văn hoá như: Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng lực lượng vũ trang quân khu I, nhà văn hoá công nhân Gang thép… luôn được bảo tồn, tôn tạo. Một số công trình thể thao lớn của tỉnh trên địa bàn thành phố đang được xây dựng như: Sân vận động Gang thép, Trung tâm dịch vụ và thi đấu thể thao có sức chứa tiêu chuẩn, một số bể bơi (Bể bơi đại học Sư phạm Thái nguyên, Bể bơi nhà thiếu nhi Thái Nguyên…), câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, sân quần vợt, rạp chiếu bóng… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và tập luyện TDTT thường xuyên của người dân Thành phố.

* Y tế:

Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm y tế lớn của cả vùng. Đến nay đã có 9 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của trung ương và của địa phương với trên 2000 giường bệnh. Với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị ngày càng hiện đại, đã góp phần quan trọng nhằm giảm tải cho các bệnh viện lớn tại Hà Nội.

Với mục tiêu chiến lược: “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến y tế cơ sở, thành phố đặc biệt quan tâm và đầu tư các trạm y tế đạt chuẩn ở mỗi đơn vị phường, xã.

Thành phố Thái Nguyên có Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, là bệnh viện lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc (diện tích 6,91 ha, với 700 giường bệnh, năm 2010 tăng lên 1.000 giường bệnh) vào năm 2010 bệnh viện có tổng số 608 bác sỹ, dược sỹ, y sỹ… khám và chữa bệnh cho khoảng 266.418 lượt bệnh nhân. Ngoài ra còn có Bệnh viện Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên và 9 bệnh viện cấp Tỉnh trực thuộc Sở Y tế (trong đó có 2 bệnh viện hạng II với tổng số 530 giường bệnh, 5 bệnh viện chuyên khoa cấp II và cấp III với 480 giường bệnh). Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại 32/32

xã, phường [2]. Đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố, tỉnh và các khu vực lân cận.

* Giáo dục - đào tạo:

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm lớn đứng thứ 3 trong toàn quốc về giáo dục đào tạo chuyên nghiệp chỉ sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, trên địa bàn thành phố có 7 trường đại học và 25 trường cao đẳng và trung tâm chuyên nghiệp công lập với lưu lượng học sinh sinh viên hàng năm trên 80.000 người. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp… phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn thành phố có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do trung ương và địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có 6 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học (diện tích 172,58 ha) và 11 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng (diện tích 41,16 ha) với tổng số trên 2.500 giáo viên tham gia giảng dạy hàng nghìn sinh viên. Hiện trên địa bàn thành phố có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên gồm 4.269 học sinh và 29 giáo viên và 1 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề cùng các trung tâm học tập cộng đồng và 5 trung tâm dịch vụ việc làm cho số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tỉnh và các tỉnh lân cận [2].

* Về xử lý nước thải:

Hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên hiện nay là hệ thống thoát nước chung, chưa hoàn chỉnh. Nước thải của các khu công nghiệp (như khu luyện cán thép Gia sàng, nhà máy thép, nhà máy giấy…) chỉ được xử lý cục bộ; Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên đã có công trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật với bể Aeroten khuấy trộn bề mặt, bộ phận khử trùng Clo và hồ sinh vật…

Hiện tại thành phố Thái Nguyên đang quy hoạch hệ thống thoát nước toàn thành phố, đã được đầu tư khá lớn nhằm nâng cấp hệ thống thoát nước.

* Về quản lý chất thải rắn:

Khối lượng rác thải của thành phố được các đơn vị vệ sinh môi trường thu gom vào khoảng 130 tấn/ngày tương đương 49.725 tấn/năm, chiếm 90,87% lượng chất thải toàn thành phố. Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thành được thu gom và xử lý là 92,7%. Chất thải rắn sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến bãi rác của thành phố [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)