6. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Các chính sách hỗ trợ rất ít: Việc hỗ trợ cho người dân sản xuất kinh doanh chè an toàn chỉ được tiến hành ở giai đoạn đầu, việc tập huấn các kỹ thuật sản xuất chè mới tương đối ít, càng về sau sự hỗ trợ càng ít đi dẫn đến các tổ viên vẫn tiến hành sản xuất theo quy chuẩn cũ. Đồng thời sự hỗ trợ các THT, HTX trong việc thuê mặt bằng cho sản xuất kinh doanh từ các xã, thị trấn gần như là không có dẫn đến thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các THT, HTX, hoặc nếu có thì các THT, HTX không đủ nguồn kinh phí để giải phóng mặt bằng do thiếu quỹ đất sạch,...
- Nguồn vốn sản xuất kinh doanh: vốn của các THT, HTX còn ít, khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng khó khăn, do thủ tục cho vay vốn còn rườm rà, các THT, HTX khó tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi. Các hộ chủ yếu đi vay tư nhân, họ hàng nên lãi suất khá cao dẫn đến lợi nhuận giảm dẫn đến không có động lực mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Hệ thống thông tin: hiện nay, các THT, HTX thiếu thông tin thị trường tiêu thụ, thiếu định hướng về sản phẩm,... các hợp đồng, đối tác ký kết hợp đồng đều do các THT, HTX nỗ lực tìm kiếm hoặc thông qua tư thương, một số ít THT, HTX ký hợp đồng với một số doanh nghiệp xuất khẩu. Do vậy, một lượng nhỏ sản lượng chè của THT, HTX được xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.
- Trình độ nhận thức: nhận thức của ban giám đốc HTX, tổ trưởng THT và các thành viên tham gia HTX, tổ viên THT chè chưa cao do trình độ học vấn thấp, dẫn đến nhiều hộ thành viên còn bảo thủ và không tuân thủ những quy định của
THT, HTX đề ra. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu tính đoàn kết và thống nhất trong phát triển THT, HTX chè trên địa bàn Thành phố.
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn: việc nâng cao nhận thức cho các thành viên tham gia THT, HTX về Luật HTX, Nghị định 51/NĐ-CP và các chính sách phát triển kinh tế tập thể của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự được chú trọng, hoặc số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền còn mỏng, chuyên môn không vững, hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc, dẫn tới công tác tuyên tuyền, vận động các hộ tham gia THT, HTX và chấp hành pháp luật liên quan còn chưa thực sự hiệu quả. Điều này làm cho các nông hộ không phân biệt được sự khác nhau giữa HTX kiểu cũ và kiểu mới; gây nên tâm lý lo ngại khi tham gia THT, HTX. Việc thực thi một số chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của chính quyền trung ương và địa phương đã ban hành, song việc hướng dẫn thực hiện còn chậm trễ, thiếu đồng bộ, nên dẫn đến cơ sở khó thực hiện.
- Cơ chế quản lý: hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế THT,HTX ở tỉnh và cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số các cán bộ quản lý THT, HTX làm công tác kiêm nhiệm không có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, nên khó khăn trong việc hỗ trợ THT, HTX phát triển kinh tế.
Chương 4
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TỔ HỢP TÁC VÀ HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ TẠI TP THÁI NGUYÊN 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xă trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên
4.1.1. Quan điểm, định hướng về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã chè tại TP Thái Nguyên
Đảng ta đã khẳng định chủ trương chiến lược xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo đó các nội dung của ”định hướng xã hội chủ nghĩa” đã và đang tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và kiểm nghiệm về mặt thực tiễn. Nghị quyết của Đảng ta đã khẳng định xây dựng nước ta trở nên ”dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” lấy con người làm trung tâm của sự phát triển; coi văn hoá vừa làm mục tiêu vừa là động lực phát triển đất nước; nền kinh tế nước ta phải là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao gắn với thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn với xoá đói giảm nghèo, chăm lo các mặt xã hội;...
Theo ý nghĩa đó, chắc chắn THT, HTX là thể chế thích hợp không chỉ phát triển cao độ từng mặt, mà còn kết hợp hài hoà các mặt đối lập ấy của nhiều mối quan hệ xã hội cơ bản trong nền kinh tế thị trường ở nước ta như: sở hữu - sử dụng, người chủ - người làm thuê, cá nhân - tập thể, thành viên - cộng đồng, Nhà nước - thị trường, cạnh tranh và hợp tác,... làm cho các mặt xã hội này không trở nên đối kháng lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau, mà trái lại hỗ trợ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau thúc đẩy phát triển; góp phần không thể thiếu được trong định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đây là cơ sở lý luận vững chắc chứng minh tính đúng đắn cho chủ trương lớn của Đảng đưa kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTXcùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện Luật HTX năm 2003 và Nghị quyết số 13 NQ/TW hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể, Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Các bộ, ngành cũng đã có thông tư hướng dẫn. Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát
triển HTX trong khung khổ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công và phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; kiên cố hóa kênh mương; đào tạo tập huấn cán bộ... Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt, sơ kết Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các HTX.
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 27/5/2013 Tỉnh Uỷ Thái Nguyên, thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành phố Thái Nguyên đã có những quan điểm và định hướng cụ thể để phát triển THT, HTX như sau:
Thứ nhất, Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thành lập mới THT, HTX: tư vấn thành lập THT, HTX, hướng dẫn hồ sơ thủ tục đối với các sang lập viên để phát triển THT, HTX; tuyên truyền về những lợi ích khi tham gia THT, HTX, hỗ trợ vốn, giống khi tham gia THT, HTX…
Thứ hai, Tăng cường công tác tổ chức học tập kinh nghiệm giữa các THT, HTX về xây dựng mô hình THT, HTX kiểu mới gắn với sự phát triển chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh chè.
Thứ ba, Nâng cao chính sách hỗ trợ cho phát triển THT, HTX: hỗ trợ đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kinh nghiệm, năng lực cho các thành viên tham gia THT, HTX, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động liên doanh, liên kết…
Thứ tư, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế THT, HTX chè kiểu mới.
Thứ năm, Phát triển THT, HTX chè của gắn với vùng nguyên liệu chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, Global GAP và chè hữu cơ, nhằm sản xuất chè sạch đáp ứng nhu cầu chè sạch trong và ngoài nước đồng thời phải bảo vệ môi trường vùng chè.
Thứ sáu, Phát triển sản xuất kinh doanh chè trong THT, HTX theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Thứ bảy, Cải tiến công nghệ sản xuất chế biến chè theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng cường áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, giảm bớt sức người mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo.
Thứ tám, Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa nông dân, THT, HTX và doanh nghiệp. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của liên dọc giữa THT, HTX chè với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè cho các THT, HTX chè của huyện. Tăng cường mối quan hệ hợp tác với Liên đoàn HTX Cộng hoà Liên bang Đức và các tổ chức phi chính phủ, tận dụng sự hỗ trợ phát triển THT, HTX chè từ các tổ chức này.
Thứ chín, Mở rộng thị trường tiêu thụ: Sở Công thương, Chi cục phát triển HTX (Sở Nông nghiệp và PTNT) giúp các HTX, Tổ hợp tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, các chương trình hợp tác trong và ngoài nước.
Thứ mười, tích cực vận động các THT, HTX tham gia thành viên của Liên minh HTX Thái Nguyên.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
Số lượng THT, HTX thành lập mới năm sau nhiều hơn năm trước và các THT, HTX đa dạng về tổ chức, cũng như nội dung hoạt động.
Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX. Từng bước khắc phục những yếu kém, hạn chế hiện nay của các HTX; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở đảm bảo theo Luật HTX năm 2012 và các quy định lien quan của Nhà nước và pháp luật.
Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư; giải quyết thêm nhiều việc làm cho các tổ viên, các thành viên THT, HTX cũng như người lao động trên địa bàn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Xây dựng cho sản phẩm chè của THT, HTX có chất lượng tốt, chất lượng đồng đều, giá bán hợp lý có sức cạnh tranh và tạo uy tín với người tiêu dùng.
Về hợp tác, liên kết trong sản xuất-kinh doanh: Tạo điều kiện để các HTX thực hiện việc liên kết hợp tác giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Khuyến khích các HTX tham gia thành viên Liên minh HTX tỉnh để tạo ra sự gắn kết trong khu vực kinh tế hợp tác.
Tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ vào lĩnh vực kinh tế tập thể.
4.1.3. Mục tiêu phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã trong thời gian tới
Trung bình mỗi năm thành lập mới từ 5-10 HTX và 10 Tổ hợp tác.
Phấn đấu đến năm 2025 toàn Thành phố có 30 HTX và 40 tổ hợp tác hoạt động tốt.
Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển tổ hợp tác, HTX. Từng bước khắc phục những yếu kém, hạn chế hiện nay của các THT, HTX; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, giá trị HTX và các quy định của pháp luật.
Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nâng tỷ lệ THT, HTX khá giỏi đạt từ 45% trở lên; giảm tỉ lệ HTX yếu kém xuống dưới 15%.Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý THT, HTX, xã viên và người lao động tăng từ 1,5-2 lần so với năm 2017.
Mỗi xã xây dựng nông thôn mới có ít nhất 1 HTX hoạt động có hiệu quả.
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để 100% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX được đào tạo bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý kinh tế HTX. Đồng thời nâng số cán bộ quản lý HTX còn trẻ đào tạo nâng cao trình độ đại học lên 10-20% và trình độ cao đẳng, trung cấp lên 40 - 55%.
Thúc đẩy tăng cường liên kết giũa các bên tham gia mô hình liên kết 4 nhà. Các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ chè với đại diện các hợp tác xã, chủ trang trại; hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng vùng chè gắn với các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp phải bao tiêu được đầu ra với khối lượng lớn, ổn định và lâu dài, độc quyền được một vài yếu tố đầu vào và đảm nhận công tác hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, quản lý tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền địa phương (UBND xã, trưởng thôn) thực hiện vai trò yểm trợ và kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký thông qua các hoạt động: tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, tác dụng của phương thức hợp đồng tiêu thụ, tổ chức trao đổi bàn 3 bên giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân về điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong đó có cơ chế về khối lượng, cơ chế về giá… thích hợp. Đồng thời tỉnh cũng phải có chế tài mạnh đối với bên nào vi phạm hợp đồng.
Phấn đấu mỗi THT, HTX sẽ đăng kí thương hiệu riêng và có chỉ dẫn địa lý đi kèm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ trên thị trường vì người tiêu dung ngày càng quan tâm đến chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm mình tiêu dung.
4.2. Giải pháp để phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh chè tại TP Thái Nguyên chè tại TP Thái Nguyên
4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động cán bộ và các hộ sản xuất kinh doanh chè tham gia phát triển HTX chè tham gia phát triển HTX
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về HTX, các chính sách phát triển kinh tế HTX của Nhà nước, của Thành phố Thái Nguyên đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền như giới thiệu về nội dung Luật HTX 2012 trong chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo; tổ chức toạ đàm hội thảo chuyên đề; tổ chức các lớp tuyên truyền Luật HTX riêng hoặc lồng ghép với các chương trình khác; xây dựng chuyên mục về kinh tế THT, HTX đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí; in các tờ rơi và xuất bản ấn phẩm về THT, HTX…
Nội dung tuyên truyền cần làm rõ và phân biệt sự khác nhau giữa các HTX kiểu cũ và kiểu mới. Đặc biệt cần giới thiệu những mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả, những lợi ích đạt được khi tham gia vào THT, HTX, tạo sự đồng tình của nhân dân.
Trên cơ sở tuyên truyền, vận động các tổ viên THT tham gia liên kết dưới hình thức tổ chức cao hơn là HTX, do HTX mang lại cho họ hiệu quả kinh tế cao hơn so với THT.
Cán bộ đang làm việc của THT, HTX phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình cho các hộ đã tham gia THT, HTX hay chưa tham gia THT, HTX để số tổ viên THT, xã viên HTX được tăng lên. Tránh tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân.
4.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đối với THT, HTX.
Hàng năm UBND các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tế THT, HTX ở địa phương, ngành mình. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể của cấp trên đối với cấp dưới, của ngành đối với địa phương. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện để sửa đổi, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo.