6. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động cán bộ và các hộ sản xuất kinh
chè tham gia phát triển HTX
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về HTX, các chính sách phát triển kinh tế HTX của Nhà nước, của Thành phố Thái Nguyên đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền như giới thiệu về nội dung Luật HTX 2012 trong chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo; tổ chức toạ đàm hội thảo chuyên đề; tổ chức các lớp tuyên truyền Luật HTX riêng hoặc lồng ghép với các chương trình khác; xây dựng chuyên mục về kinh tế THT, HTX đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí; in các tờ rơi và xuất bản ấn phẩm về THT, HTX…
Nội dung tuyên truyền cần làm rõ và phân biệt sự khác nhau giữa các HTX kiểu cũ và kiểu mới. Đặc biệt cần giới thiệu những mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu quả, những lợi ích đạt được khi tham gia vào THT, HTX, tạo sự đồng tình của nhân dân.
Trên cơ sở tuyên truyền, vận động các tổ viên THT tham gia liên kết dưới hình thức tổ chức cao hơn là HTX, do HTX mang lại cho họ hiệu quả kinh tế cao hơn so với THT.
Cán bộ đang làm việc của THT, HTX phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình cho các hộ đã tham gia THT, HTX hay chưa tham gia THT, HTX để số tổ viên THT, xã viên HTX được tăng lên. Tránh tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, gây khó dễ cho người dân.
4.2.2. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà nước đối với tổ hợp tác, hợp tác xã
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đối với THT, HTX.
Hàng năm UBND các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tế THT, HTX ở địa phương, ngành mình. Đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể của cấp trên đối với cấp dưới, của ngành đối với địa phương. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện để sửa đổi, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo.
Định kỳ hàng năm, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức gặp mặt Chủ nhiệm các HTX để nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế của THT, HTX, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các tổ hợp tác, HTX.
Các HTX thành lập mới hoặc chuyển đổi, ngoài việc được tư vấn, cung cấp thông tin, kiến thức về HTX, hướng dẫn xây dựng điều lệ, hoàn thiện các thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được hỗ trợ kinh phí thành lập mới hoặc chuyển đổi từ nguồn ngân sách tỉnh.
4.2.3. Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ
Phát triển thương hiệu sản phẩm: hỗ trợ các THT, HTX chè về đăng ký mới nhãn hiệu chè cho THT, HTX cũng như phát triển những sản phẩm đã có thương hiệu riêng. Qua đó nâng cao uy tín và vị thế của THT, HTX chè trên địa bàn. Thiết kế các mẫu bao bì cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Lập trang Web để quảng bá và giới thiệu về sản phẩm chè của HTX.
Mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng thị trường và kỹ năng xuất khẩu cho các tổ viên THT, thành viên HTX, đặc biệt là tổ trưởng THT và ban giám đốc HTX chè trên địa bàn thông qua các lớp đào tạo năng lực quản lý cho THT, HTX chè trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh chè để đảm bảo nguồn tiêu thụ cho THT, HTX cũng như đảm bảo về chất lượng sản phẩm chè theo tiêu chuẩn quy định cho các doanh nghiệp bằng cách xây dựng mô hình tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, THT, các chương trình kết nối cung cầu giữa người trồng chè, HTX, THT sản xuất kinh doanh chè với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Nhờ đó, nâng cao được tỷ trọng chè được sản xuất theo chuỗi giá trị, được doanh nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát về quy trình sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm, thông qua vai trò đầu mỗi của các THT và nhất là các HTX.
Chính quyền Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các HTX, THT tham quan học tập kinh nghiệm và tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
4.2.4. Giải pháp quản lý tài chính hợp tác xã tại các vùng chè
Thường xuyên tư vấn hướng dẫn các THT, HTX trong công tác quản lý tài chính, đồng thời hướng dẫn để các HTX thực hiện tốt chế độ công tác hạch toán kế toán theo quy định. Tăng cường công tác đào tạo ngắn và dài hạn và bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tài chính trong các HTX.
Xây dựng dự toán sử dụng hợp lý các chi phí về nguyên liệu sản xuất, mức độ đầu tư vào công nghệ.
Huy động vốn từ các cá nhân khuyến khích tổ viên, xã viên THT, HTX góp vốn dưới nhiều hình thức kể cả bằng tài sản, đất đai, ngày công lao động… để tăng thêm vốn kinh doanh cho THT, HTX. Công khai hoá các khoản đóng góp của các tổ viên, hộ thành viên.
Huy động vốn từ các chính sách ưu tiên của Thành phố thông qua các đề án, dự án để tạo điều kiện cho các THT, HTX có vốn hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của THT, HTX trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tăng mức cho vay và tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục vay và lãi suất ưu đãi vốn đối với HTX có phương án/dự án kinh doanh áp dụng công nghệ cao, công nghệ sách, công nghệ thân thiện với môi trường theo chuỗi.giá trị sản phẩm chè.
4.2.5. Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý THT, HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên, tổ viên THT, hợp THT, HTX, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên, tổ viên THT, hợp tác xã tại các vùng chè trên địa bàn Thành phố
Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tổ hợp tác, hợp tác xã ở tất cả các cấp chính quyền, cán bộ của cơ quan, tổ chức có liên quan tới kinh tế tập thể nhằm giúp họ hiểu và vận dụng đúng các giá trị và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của THT, HTX, kinh nghiệm phát triển THT, HTX của các nước trên thế giới và đặc biệt là tại các địa phương trong nước.
Nghiên cứu đổi mới cơ chế và hình thức đào tạo bồi dưỡng cho tổ hợp tác, hợp tác xã trên nguyên tắc hiệu quả, có sự hỗ trợ của tỉnh gắn với trách nhiệm của THT, HTX, thu hút các lực lượng và mọi nguồn lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho các THT, HTX.
Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, cử cán bộ trẻ đi nghiên cứu, học tập chính quy về HTX ở một số nước có phong trào HTX phát triển mạnh làm nòng cốt cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp, cho khu vực kinh tế HTX và cho các trường đào tạo về HTX.
Liên minh HTX cần mở nhiều hơn nữa các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho THT, HTX.
4.3. Một số đề xuất và kiến nghị
4.3.1. Đối với trung ương
Cần tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế tập thể.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, hỗ trợ phát triển THT, HTX; cơ chế hỗ trợ thông tin định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xây dựng hệ thống khuyến công, khuyến nông cơ sở và ban hành chính sách hỗ trợ hệ thống này; thực hiện thành công việc chuyển giao khoa học công nghệ về nông thôn.
Tăng cường chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doing theo chuỗi giá trị sản phẩm; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường đã ban hành.
Đề nghị Liên minh HTX Việt Nam, trường cán bộ HTX tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, chuyên viên theo dõi về phát triển kinh tế hợp tác, HTX của Liên minh HTX, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4.3.2. Đối với địa phương
4.3.2.1. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh
Cần chú trọng đến công tác phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất kinh doanh chè thông qua ban hành các chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách liên quan trên địa bàn tỉnh.
Kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống văn bản pháp luật về phát triển kinh tế tập thể và chính sách đối với các HTX, tính nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.
Xác định rõ và phân nhiệm cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về HTX và các cơ quan khác đối với khu vực kinh tế hợp tác của địa phương.
Chỉ đạo các ban ngành liên quan tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các HTX của địa phương. Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các huyện, thành phố, thị xã.
Chú trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX; đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ HTX và các hoạt động thông tin tuyên truyền về HTX; hướng dẫn bảo hiểm xã hội; lồng ghép các chương trình, dự án; vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp…
Thành lập “Quỹ tín dụng nhân dân” và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, nhằm giúp các HTX về vốn phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ...
Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển HTX nhằm trợ giúp các HTX trong việc tư vấn thành lập mới, định hướng kinh doanh, điều hành và quản lý hợp tác xã…
Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng mắc của các HTX và bàn các giải pháp tháo gỡ.
4.3.2.2. Liên minh HTX của tỉnh
Cần định hướng, vận động những thành viên có trình độ, đạo đức tham vào lãnh đạo THT, HTX. Đặc biệt vận động những THT đáp ứng đủ điều kiện chuyển đổi sang HTX chè nhằm nâng cao tính liên kết và mở rộng sản xuất kinh doanh cho các THT chè trên địa bàn.
Kịp thời rà soát các văn bản, sửa đổi các quy định chưa phù hợp trong quá trình tổ chức thực hiện, điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trên thực tế phù hợp với các văn bản quy định của hệ thống văn bản pháp luật về phát triển kinh tế
tập thể và chính sách đối với các HTX, tính nhất quán của chính sách, tính đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.
Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển THT, HTX nhằm trợ giúp các THT, HTX trong việc tư vấn thành lập mới, định hướng kinh doanh, điều hành và quản lý hợp tác xã…
Bố trí cán bộ, chuyên viên chuyên trách về phát triển THT, HTX ở các huyện, thành phố, thị xã.
Thường xuyên tổ chức các diễn đàn lắng nghe các khó khăn vướng mắc của các HTX và bàn các giải pháp tháo gỡ
Phối hợp các sở, ban ngành liên quan ở Tỉnh tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình có những hoạt động cụ thể để hỗ trợ các THT, HTX của địa phương; Phối hợp với Sở Nội vụ trong đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ THT, HTX;
Phối hợp với Sở Lao động -Thuơng binh xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thư ơng trong đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản chè, kỹ nă ng bán hàng cho các hộ tổ viên THT, hộ thành viên HTX; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện sản xuất kinh doanh chè an toàn theo c ác tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP, UT Z,….
Phối hợp với Sở Thông tin Truyền Thông, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Thái Nguy ên; Báo Thái Nguyên tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về THT, HTX.
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn bảo hiểm xã hội.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường: chú trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho THT, HTX.
Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn thành lập “Quỹ tín dụng nhân dân” và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, nhằm giúp các THT, HTX về vốn phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ...
Phối hợp với Sở Ngoại vụ Tỉnh cầu nối liên kết nhiều hơn nữa giữa THT, HTX với các tổ chức sản xuất kinh doanh chè trong nước và quốc tế.
Các sở ban ngành cần tham gia nhiều hơn vào các buổi toạ đàm, giao lưu, tư vấn, học tập nâng cao trình độ để nâng cao mức độ tin tưởng của người dân vào THT, HTX.
4.3.2.3. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã và lãnh đạo thôn bản
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa các chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế tập thể trong sản xuất kinh doanh chè, nhất là phát triển HTX.
Vận động, thuyết phục các hộ trồng chè tham gia các THT, HT X.
Hướng dẫn các hộ sản xuất kinh doanh chè các thủ tục gia nhập, thành lập THT, HTX. Ra quyết định công nhận các THT; đề nghị Liên minh HTX tỉnh công nhận các HTX khi có đủ điều kiện..
KẾT LUẬN
Sự cần thiết phát triển THT và HTX có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh chè ở Thành phố Thái Nguyên.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:
Về lý luận, phát triển THT, HTX có những nội dung chính là: phát triển về mặt số lượng các THT, HTX; về quy mô bình quân; về mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao kết quả, hiệu quả dịch vụ của THT, HTX. Phát triển THT, HTX chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, cả nhân tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của THT, HTX bao gồm: i) Năng lực của xã viên, tổ viên; ii) Năng lực của bộ máy quản lý, điều hành THT, HTX; iii) Chi phí nguyên liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh; iv) Vốn sử dụng; v) Tài sản sử dụng. Nhân tố bên ngoài gồm có: i) Chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ii) Nhận thức xã hội về tổ hợp tác, HTX; iii) Thị trường tiêu thụ của THT, HTX; iv) Sự hợp tác của các tổ chức kinh tế, các DN; v) Trách nhiệm của chính quyền địa phương với tổ hợp tác, HTX.
Qua kết quả điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các THT, HTX trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên ta thấy: Số lượng THT, HTX tăng dần qua các năm, song song với nó thì quy mô của THT, HTX cũng ngày càng mở rộng. Tổ hợp tác, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sinh kế cho người dân hay nói cách khác các THT, HTX đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế của nông hộ. Minh chứng cho điều này là các hộ có tham gia vào THT, HTX có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ không tham gia vào THT. Thu nhập bình quân của các hộ