6. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của các vùng chè TP Thái Nguyên
Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 7 xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đó là các xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà, Cao Ngạn.
Diện tích trồng chè của 7 xã có sản xuất chè trong thành phố được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp diện tích chè của các xã thuộc TP Thái Nguyên
STT Tên xã Tổng diện tích chè
của toàn xã (ha)
1 Phúc Trìu 357 2 Tân Cương 347.7 3 Phúc Xuân 328 4 Thịnh Đức 214 5 Quyết Thắng 108 6 Phúc Hà 37.4 7 Cao Ngạn 4
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT- Thái Nguyên, 2017)
Tuổi trung bình của các hộ làm chè 45 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định, đảm bảo cho tính đại diện và độ tin cậy của thông tin được cung cấp.
Các chủ hộ có am hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi lớn, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình
độ văn hoá của chủ hộ: Trình độ văn hoá của chủ hộ nhìn chung còn thấp, từ cấp 1 đến cấp 3, không có trình độ cao đẳng và đại học. Trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn phương thức sản xuất trong mỗi gia đình. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hoá của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Ở các xã hiện nay hình thức chế biến chủ yếu là chế biến tại các hộ gia đình. Do đó, phương tiện chủ yếu đề cập ở đây là máy vò chè mini, máy sao quay tay, máy sao cải tiến. Đây là những phương tiện sản xuất chính của các hộ gia đình. Thực tế điều tra cho thấy ở các nhóm hộ, việc trang bị các phương tiện máy móc phục vụ cho sản xuất khá tốt và đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn thấp nên nhìn chung các phương tiện này còn đơn giản, chỉ một số ít các hộ có điều kiện đầu tư máy móc hiện đại để tiến hành thâm canh chè còn một số khác phải đi sao thuê.