Địa bàn kinhdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 33)

Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm mục đích đưa Ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất. ACB luôn cố gắng tốt nhất có thể để đặt các chi nhánh hay PGD tại những nơi có địa bàn tiềm năng.

này có cũng khá thuận lợi cho việc kinh doanh của NH. Huyện Nhà Bè với diện tích khoảng 100 km2 với tổng dân số 103.793 người (2010). Huyện có 6 xã và 1 thị trấn, Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp quận 7, phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp với sông Nhà Bè. Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng, với điều kiện tự nhiên như vậy, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, còn được coi là một vị trí có ý nghĩa về mặt chiến lược. Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên như trên, NH có được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh tại đây, cụ thể như sau:

Thuận lợi:

Ngân hàng ACB – PGD. Phú Xuân nằm ngay trung tâm chợ Phú Xuân, huyện Nhà Bè, theo cách nhìn nhận tổng quát thì đây là vị trí thuận lợi vì có mật độ dân số tập trung khá đông, và so với các Ngân hàng cùng huyện thì đây được xem là vị trí đặt địa hơn.

Tình hình kinh tế, tài chính khá ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để NH có thể mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.

Người dân sử dụng các sản phẩm tài chính, thanh toán cho các công ty liên kết với NH nên ta phát triển được dịch vu thu hộ.

Khó khăn:

Mặc dù vị trí của PGD nằm ở vị trí thuận lợi hơn một số PGD và chi nhánh khác, nhưng nhìn chung đây còn là một vùng kinh tế còn sơ khai, còn chưa chuyên môn hóa, làm ăn kinh doanh ít có quy mô lớn, chỉ lẻ tẻ là chủ yếu, nên hoạt động kinh doanh tại PGD còn tương đối nhỏ so với các PGD khác của ACB.

Trụ sở của PGD còn khá khiêm tốn sẽ gây một vài trở ngại cho việc giao dịch tại NH, khi khách hàng tập trung đông sẽ gặp khó khăn cho cả khách hàng lẫn nhân viên, bên cạnh đó, vấn đề đậu xe ôtô đang còn là một khó khăn lớn cho NH.

Tình hình kinh tế vài năm gần đây còn nhiều bất ổn nên phần nào cũng gây khó khăn cho việc thu nợ và làm phát sinh nợ quá hạn.

Trên địa bàn còn nhiều NHTM cạnh tranh nên số lượng người dân giao dịch cũng bị phân chia bớt, người dân có nhiều cơ hội lựa chọn NH để giao dịch hơn.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng hoạt động sôi nổi, trên địa bàn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, và sự lựa chọn ngày càng khó tính của khách hàng, trước tình hình đó, với lợi thế về thương hiệu là một NH TMCP lớn mạnh, với mạng lưới hoạt động rộng, lực lượng nhân viên năng động và sáng tạo, trong hoạt động kinh doanh luôn có sự chỉ đạo linh hoạt kịp thời của Ban giám đốc đã đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp, hoạt động kinh doanh của PGD luôn có những chuyển biến tích cực, góp phần chung vào thắng lợi của toàn chi nhánh.

2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH

Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh chung được biểu thị trên bảng số liệu và được biểu diễn trên biểu đồ, để qua đó có thể nhìn rõ hơn về tình hình sức khỏe của PGD. Phú Xuân trong ba năm qua, về cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận, so với tình hình kinh tế đang biến động mạnh thì NH hoạt động như thế nào.

Bảng 2.3 : Tổng hợp BCKQKD của – PGD. Phú xuân 2012-2014.

ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 chênh lệch 2013 so với 2012 2014 so với 2013 tỷ lệ (%) tỷ lệ (%) I. Tổng thu nhập 48.794 57.343 60.163 17,52 4,92 1. Thu nhập từ lãi 48.674 57.190 59.902 17,50 4,74

2.Thu nhập ngoài lãi 120 153 261 27,50 70,59

II. Tổng chi phí 46.152 50.035 51.125 8,41 2,18

1.Chi phí trả lãi 39.807 42.172 43.129 5,94 2,27 2.Chi phí ngoài lãi 6.345 7.863 7.996 23,92 1,69

III.Lợi nhuận 2.642 7.308 9.038 176,61 23,67

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân 2012 – 2014.

Theo bảng 2.3 thì tình hình hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 được biểu diễn theo biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của ACB – PGD. Phú Xuân 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng.

Nguồn: Xử lý số liệu bảng 2.3

Tổng thu nhập

Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng hoạt động nói riêng, mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, NH cần có biện pháp để tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí. Thu nhập của NHTM chủ yếu: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, đối với NH TMCP Á Châu, thu nhập bao gồm: thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ: thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh…

Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm 2013 đạt 57.343 triệu đồng, tăng 8.549 triệu đồng tương đương 17,52% so với năm 2012. Nhưng qua năm 2014 thu nhập của NH đạt 60.163 triệu đồng, tăng nhẹ 2.820 triệu đồng tương đương 4,92% so với năm 2013. Năm 2012 tình hình chung các NH vẫn đang còn trong giai đoạn khó khăn, và cũng không tránh khỏi điều đó, ACB – PGD. Phú Xuân cũng vậy, nhưng qua đến năm 2013 thì tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, nền kinh tế dần khôi phục, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động kinh doanh của NH cũng được khởi sắc trở lại, với đà phát triển đó, năm 2014 hoạt động của ngân hàng đã dần đi vào ổn định và tăng trưởng cao hơn so với 2013. Trong tổng nguồn thu, ta thấy NH có thu nhập chủ yếu từ lãi chiếm 99% trong tồng thu nhập của ngân hàng. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu cho NH. Mặc dù

48.794 57.343 60.163 46.152 50.305 51.125 2.642 7.308 9.038 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

vậy, cơ cấu thu nhập của PGD cũng dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một NH bán lẻ đa năng hiện đại thể hiện qua việc thu nhập ngoài lãi tăng nhanh qua các năm, ví dụ như năm 2013 đạt 153 triệu đồng tăng 27,50% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 261 triệu đồng, tăng mạnh 70,59% so với năm 2013. Đây là một tình hình rất khả quan. Nói tóm lại, thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với PGD. Phú Xuân, và là kết quả tài chính quan trọng được NH quan tâm hàng đầu.

Tổng chi phí

Tổng chi phí của PGD chủ yếu là chi phí trả lãi và chi phí ngoài trả lãi, tổng chi phí của PGD năm 2014 là 51.125 triệu đồng tăng 2,18% so với năm 2013, trong các khoản mục chi phí, thì chi phí trả lãi chiếm khoảng 84% trong tổng chi phí, tương ứng với mức thu nhập từ lãi. Thông thường cùng với sự tăng lên của các khoản thu nhập thì các khoản phí cũng tăng lên, tuy nhiên nhìn vào bảng 2.3 trong khi thu nhập năm 2014 tăng lên tương đối nhiều so với năm 2013, nhưng chi phí lại tăng không đáng kể. Việc thu nhập tăng khá mạnh còn chi phí tăng nhẹ, điều này đã phản ánh được sự phát triển, nổ lực của PGD và việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả với mức chi phí sao cho thấp nhất.

Lợi nhuận

Tuy lĩnh vực NH còn có nhiều nghiệp vụ kinh doanh với những đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Dựa vào số liệu ở bảng 2.3 ta thấy được lợi nhuận của PGD. Phú Xuân tăng cao qua các năm, năm sau tăng trưởng mạnh hơn so với năm trước. Như năm 2013, khi tình hình kinh tế của các NH nhìn chung còn chưa được khởi sắc lắm, thì lợi nhuận mà PGD đạt được có mức tăng trưởng rất cao so với năm 2012, tăng 176,61% so với năm 2012. Qua năm 2014 vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng. Để có được kết quả này, ACB – PGD. Phú Xuân đã phải nổ lực rất nhiều từ ban lãnh đạo cho đến toàn bộ nhân viên.

Từ tình hình phân tích trên, cho thấy hoạt động kinh doanh của PGD. Phú Xuân luôn tăng đều qua các năm và khá ổn định. Với những lợi thế riêng của mình, PGD đang ngày càng nổ lực không ngừng, chính vì vậy, hoạt đông kinh doanh đang được nâng cao và phát triển mạnh mẽ.

2.1.2.2 Huy động vốn

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội qua quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán,

các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn kinh doanh. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồng nguồn vốn hoạt động và không thuộc sở hữu của ngân hàng, vốn huy động không mang tính ổn định mà luôn biến động. Nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Ngoài các hình thức huy động vốn thông qua huy động tiền gửi thì khi cần thiết ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá, hay vay của ngân hàng nhà nước hoặc của tổ chức tín dụng khác… đối với ACB – PGD. Phú Xuân, tình hình huy động vốn trong những năm gần đây cũng có mức tăng trưởng khá cao, năm sau tăng hơn năm trước. Tổng quát về tình hình huy động vốn của PGD trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.4 : Số dư huy động vốn của PGD. Phú Xuân 2012 - 2014

ĐVT: Tỷ đồng.

STT Tiêu chí 2014 2013 2012

1 Số dư huy động 426 374 298

2 Số dư huy động cá nhân 370 325 253

2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 12 8 6

2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 358 317 247

Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 326 290 221 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 32 27 26

3 Số dư huy động doanh nghiệp 56 49 45

3.1 Tiền gửi thanh toán 3 1 2

3.2 Tiền gửi ký quỹ 42 39 35

3.3 Tiền gửi có kỳ hạn 11 9 8

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014.

2.1.2.3 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế – xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, hoạt động tín dụng của NHTM gồm có: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, và các hình thức khác như thấu chi, trả góp… Đối với PDG. Phú Xuân, vì còn là một PGD nhỏ nên chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tín dụng thông qua hình thức cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bảng 2.5: Quy mô tín dụng của PDG. Phú Xuân 2012- 2014. ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Cho vay khách hàng 353.208 317.140 226.832 Cho vay ngắn hạn 90.610 65.797 44.506 Nợ trong hạn 85.625 62.235 41.254 Nợ quá hạn 4.985 3.562 3.252

Cho vay trung hạn 103.586 99.145 76.868

Nợ trong hạn 103.026 98.564 76.542

Nợ quá hạn 560 581 326

Cho vay dài hạn 164.076 156.161 107.822

Nợ trong hạn 160.548 152.635 105.201

Nợ quá hạn 3.528 3.526 2.621

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014.

2.1.2.4 Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài hai hoạt động cơ bản nói trên, PGD còn thực hiện các hoạt động khác phù hợp với chức năng và nghiệp vụ của mình. Bao gồm một vài hoạt động như sau:

 Thực hiện bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức: bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…

 Thanh toán trong nước: thanh toán giữa các khách hàng như thanh toán séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, phát hành thẻ thanh toán (ATM), thẻ ghi nợ (Debit), thẻ tín dụng (Credit)…

 Dịch vụ ngân quỹ: thu đổi tiền cho khách hàng tại điểm giao dịch, thu chi hộ tiền mặt tại các công ty, thực hiện chi hộ lương cho nhân viên đối với các doanh nghiệp có nhu cầu…

 Ngoài ra còn một số hoạt động kinh doanh khác cũng được phép thực hiện mà không bị pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên số lần giao dịch còn ít.

2.2 Thực trạng huy động vốn của NHTMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân – Chi nhánh Tân Thuận trong những năm qua

2.2.1.1 Quy mô và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động

Xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, PGD. Phú Xuân đã không ngừng phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, trong 3 năm vừa qua luôn đạt được những kết quả rất khả quan về cả số lượng, tính ổn định về cơ cấu và thời gian. Bảng 2.6 dưới đây sẽ chỉ ra sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn huy động.

Bảng 2.6: Quy mô nguồn vốn huy động và mức tăng trưởng nguồn vốn huy động của NH ACB – PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây nhất: 2012, 2013, 2014

ĐVT: triệu đồng. Nguồn vốn huy động 2012 2013 2014 2013 so với 2012 2014 so với 2013 tiền % tiền % 288.984 374.007 426.011 85.023 29,4 52.004 13,9

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân 2012 – 2014.

Biểu đồ 2.2 : Tổng nguồn vốn huy động của ACB – PGD. Phú Xuân .

ĐVT: triệu đồng.

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.6

Qua bảng số liệu 2.6 này ta thấy được quy mô nguồn vốn tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động là 288.984 triệu đồng, nhìn lại năm 2012, là một năm khá khó khăn đối với ACB, phải đối mặt với sự cố chưa từng có trong lịch sử, sóng gió liên tiếp ập đến với NH, tuy nhiên hội đồng quản trị đã nhanh cố gắng vực dậy và chèo lái đưa con thuyền ACB ra khỏi sóng gió quay lại quỹ đạo vốn dĩ của nó.

288.984

374.007

426.011

Bước qua năm 2013 ACB đã có những khởi sắc nhất đinh, tổng nguồn vốn huy động đạt được 374.007 triệu đồng, tăng 85.023 triệu đồng tương đương 29,4% so với năm 2012. Tiếp tục trên đà phát triển, năm 2014 đạt được 426.011 triệu đồng tăng 52.004 triệu đồng tương đương 13,9% so với năm 2013. Thành tích này đạt được là do PGD đã tạo được lòng tin và uy tín, thu hút được khách hàng vào giao dịch và gửi tiền vào ngân hàng Á Châu. Mặc dù thời gian vừa qua, sự cố liên quan đến hành vi của một số cá nhân từng là thành viên ban lãnh đạo ACB đã gây nên những nghi ngờ trong dư luận. Trực tiếp tác động tới hoạt động của ACB, cụ thể là rút tiền trước hạn, làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng phục vụ khách hàng, tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn tin tưởng vào ACB và tiếp tục gửi tiền, đây là hành động khẳng định lòng tin của khách hàng đối với ACB. Cũng vì lòng tin của khách hàng mà mặc dù chịu sức ép cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn nhưng việc tăng trưởng vốn của PGD. Phú Xuân vẫn đạt được hiệu quả cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)