Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 61)

Về cơ sở vật chất, trước hết NH phải giải quyết được vấn đề bãi đậu xe ôtô, nhiều khách hàng có nhu cầu muốn vào giao dịch với NH, nhưng không có bãi đậu, ví trí của PGD nằm ngay chợ, khu vực đông dân cư, không cho phép đậu xe, nên nhiều khách hàng còn ngại việc giao dịch với NH. Điều này làm mất khá nhiều KH cho PGD.

3.2.4.7 Marketing ngân hàng

NH cần quan tâm khá nhiều đến vấn đề này hơn, mỗi nhân viên làm việc tại PGD đều phải ý thức được điều này, hành động và cử chỉ đẹp của họ cũng là một trong những cách marketing hiệu quả nhất, bên cạnh đó còn có một số điều cần chú ý:

 Giữ tốt mối quan hệ đó thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ thân thiết hai chiều. Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu KH nhằm đưa ra các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn không quá phức tạp.

 Trong các dịp lễ, tết, kỷ niệm NH tăng cường thêm việc tặng quà, hoa cho các khách hàng có quan hệ lâu năm với NH để chúc mừng cũng nhằm mục đích cũng cố mối quan hệ bền chặt hơn.

 Đối với những KH lần đầu tiên đến giao dịch với NH nên tạo ấn tượng khởi đầu tốt. Có một số nghiệp vụ không mang lại lợi ích hiện tại cho NH tại thời điểm hiện tại, nhưng có thể mang lại trong tương lai, ví dụ việc đổi tiền cũ lấy tiền mới của KH là rất đông, trong số đó có người chưa đến giao dịch với NH lần nào, nhưng nếu gây ấn tượng tốt biết đâu sau này họ sẽ là khách hàng thân thiết với NH.

 Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm của NH đến với mọi người thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tăng khả năng cạnh tranh.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 3.2.1.1 Chính sách lãi suất

Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động vốn hiện có trong dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng… chính sác lãi suất chỉ phát huy hiệu lực đối với việc huy động vốn trong điều kiện kinh tế ổn định, giá cả ít biển động… NHNN chỉ đạo các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức hội nghị giữa các NHTM trên địa bàn nhằm thỏa thuận cam kết về mức lãi suất phù hợp khi cho vay và huy động vốn đối với từng khu vực. Chính sách lãi suất phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch và thực tiễn phù hợp với kinh tế của từng thời kỳ. NHNN phải sử dụng linh hoạt các chính sách chiết khấu, tái chiết khấu …

3.2.1.2 Chính sách tỷ giá

Khi tỷ giá biến động nhanh khiến ngân hàng tối đa hóa trạng thái ngoại hối của mình, cũng trong hoàn cảnh này các DN, tổ chức kinh tế, cá nhân sẽ dè dặt hơn trong việc chuyển đổi ngoại tệ thành nội tệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động bằng nội tệ cho các NHTM, trừ khi có sự can thiệp của chính phủ với chính sách bình ổn giá. Khi tỷ giá ổn định, các NHTM có thể huy động nội tệ mà không cần tăng lãi suất,

3.2.1.3 Mở rộng mức bảo hiểm tiền gửi

Trong hoạt động kinh doanh, việc lỗ hay lãi là một điều tất yếu, nếu một Ngân hàng hoạt động tốt, kinh doanh có lãi thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền và ngược lại. Do đó để người dân có thể yên tâm gửi tiền các NH hiện nay đã tham gia bảo hiểm tiền gửi, tuy nhiên mức bồi thường thiệt hại vẫn chỉ là một con số nhỏ, chưa thỏa đáng. Như vậy vẫn chưa làm hài lòng khách hàng, họ vẫn chưa thực sự yên tâm gửi tiền của mình vào NH. Do đó NHNN nên có chính sách bảo hiểm tiền gửi như bảo hiểm các tài sản khác, có như vậy KH mới có thể an tâm gửi tiền và NH có thể dễ dàng hơn trong việc huy động cũng như kinh doanh của mình.

3.2.1.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn

Thị trường vốn là nơi gặp gỡ giữa người có khả năng cấp vốn và người có nhu cầu về vốn, từ đó tập trung được các nguồn vốn bị phân tán, từ khối lượng nhỏ thành khối

lượng lớn để đầu tư có hiệu quả. Do đó NHNN cần xúc tiến và tác động để thị trường vốn ngày càng phát triển và mở rộng hơn.

3.2.1.5 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra

NHNN cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh… đưa hoạt động của NHTM đi vào hoạt động có hiệu quả, nề nếp, đẩy mạnh phát triển kinh tế của đất nước và không ngừng nâng cao, làm sáng bộ mặt của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó còn thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng.

3.2.1.6 Các công tác cơ bản khác

Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nước ngoài, mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động về ngoại tệ, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Hoàn thiện hơn nữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, thiết lập cũng cố và mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đòi hỏi các NH không ngừng đổi mới hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lượng, đảm bảo điều hòa kịp thời giữa nơi thừa và nơi thiếu.

Tuyên truyền đến các thành phần kinh tế về bộ luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, từng bước mở rộng và cải tiến các hình thức thanh toán. Tuyên truyền vận động dân cư thực hiện thanh toán chi trả hàng hóa dịch vụ qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để người dân tin cậy và thành tập quán sử dụng công cụ thanh toán qua NH.

3.2.2 Kiến nghị đối với NH TMCP Á Châu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam cần có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn của ACB – PGD. Phú Xuân cần có sự hỗ trợ rất nhiều từ Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam tiếp tục triển khai nhanh chóng các nghiệp vụ mới của NH hiện đại như thanh toán nhanh…để nhằm khai thác thế mạnh trong giao dịch và tăng thêm lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường.

Bên cạnh đó cần hỗ trợ các chi nhánh về tài chính để xây dựng trụ sở, đặt các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, có như vậy mới mở rộng mạng lưới cho hệ thống, giúp NH đến gần với người dân hơn.

Đề nghị NH TMCP Á Châu Việt Nam nên áp dụng các mức phí phù hợp, giảm bớt chi phí thẻ ghi nợ nội địa, so với 10 ngân hàng lớn thì thẻ ghi nợ của ACB đang dẫn đầu về mức chi phí, cụ thể là mức phí duy trì và quản lý tài khoản, bên cạnh đó nên giảm lại số dư tài khoản tối thiểu.

Để có thể đến gần với KH hơn, hiểu rõ được ý muốn cũng như đánh giá của NH trong lòng KH như thế nào, ngoài chương trình “Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phầm, dịch vụ thẻ ACB” thì NH nên triển khai thêm một số chương trình khảo sát mức độ hài lòng của KH trong công tác huy động vốn và gửi cho KH tại các quầy giao dịch, từ đó có thể thay đổi được những mặt hạn chế để có thể hoàn thiện tốt hơn trong công tác này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc nâng cao công tác huy động vốn là một vấn đề mang tính cấp thiết cho cả Ngân hàng và cho cả nền kinh tế. Nhìn nhận được thực trạng huy động vốn trong 3 năm gần đây của Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – phòng giao dịch Phú Xuân trong chương 2, trên cơ sở lý luận với những hiểu biết của mình cũng như quá trình tiếp cận thực tế tại ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân đề từ đó trong chương 3 này đã đưa ra được những mặt đạt được cũng như những hạn chế còn mắc phải, qua đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các nhận xét, kiến nghị cũng như giải pháp để phòng giao dịch có thể nâng cao hơn công tác huy động vốn, mang lại nguồn lợi cho Ngân hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp những lý luận cơ bản về NHTM, nguồn vốn huy động, các hình thức huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây để thấy được những kết quả đạt được cũng những mặt hạn chế còn tồn tại. Từ đó, đưa ra những giải pháp giúp cho công tác huy động vốn tại PGD hiệu quả hơn.

Như chúng ta đã biết, huy động vốn là một hoạt động đặc thù của NHTM, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống và không thể thiếu của NHTM. Mặc dù công tác huy động vốn của NH không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng nó luôn mang tính thời sự, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ trong và ngoài nước đang có những diễn biến phức tạp, hoạt động của các NH đều đang gặp khó khăn và trì trệ.

Do đó, với vai trò là cầu nối trung chuyển tiền tệ nhằm giúp các thành phần kinh tế có đủ vốn để đầu tư phát triển, tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu của nền kinh tế hiện nay,… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ khả năng để tồn tại, phát triển và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và NH TMCP Á Châu - chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân nói riêng là hết sức quan trọng. Nên việc nghiên cứu và đưa ra đề tài “Nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu – CN. Tân Thuận – PGD. Phú Xuân” nhằm mục đích phân tích thực trạng và đánh giá được hiệu quả, từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng công tác huy động vốn là một vấn đề hết sức thiết thực.

Đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và do còn là sinh viên, chưa tiếp cận thực tế được nhiều, thời gian thực tập cũng chưa tìm hiểu sâu được vấn đề, do đó trong bài báo cáo khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đánh giá của quý thầy cô để cho bài viết được hoàn thiện hơn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng số dư nguồn vốn huy động của PGD. Phú Xuân.

ĐVT: Tỷ đồng

STT Tiêu chí 2014 2013 2012

1 Số dư huy động 426 374 298

2 Số dư huy động cá nhân 370 325 253

2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 12 8 6

2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 358 317 247

Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 326 290 221

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 32 27 26

3 Số dư huy động doanh nghiệp 56 49 45

3.1 Tiền gửi thanh toán 3 1 2

3.2 Tiền gửi ký quỹ 42 39 35

3.3 Tiền gửi có kỳ hạn 11 9 8

Phụ lục 2: Bảng BCKQKD của PGD. Phú Xuân.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2014 2013 2012

I. Thu nhập từ lãi 59.902 57.190 48.674

- Thu lãi bán vốn huy động 25.320 23.530 21.745

- Thu lãi cho vay 34.526 33.562 26.875

- Thu lãi khác 56 98 54

II. Chi trả lãi 43.129 42.172 39.807

- Trả lãi mua vốn cho vay 22.956 21.564 19.368

- Trả lãi tiền gửi 20.131 20.582 20.350

- Trả lãi khác 42 26 89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Thu nhập lãi ftp thuần 16.773 15.018 8.867

IV. Tổng thu nhập lãi thuần 16.773 15.018 8.867

- Chi phí họat động dịch vụ 3 5 5

V. Thu nhập thuần từ họat động dịch vụ 261 153 120

VI. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ngọai hối 0 0 0

VII. Lãi thuần từ HĐKD chứng khóan 0 0 0

IX. Lợi nhuận thuần từ HĐKD khác 0 0 0

Phụ lục 3 : Bảng cân đối kế toán tại PGD. Phú Xuân.

ĐVT:Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2014 2013 2012

A. TỔNG TÀI SẢN 435.049 381.315 291.626

I. Tiền mặt. vàng bạc. đá quý 5.561 4.340 4.043

1. Tiền mặt VND 4.526 3.560 3.265

2. Tiền mặt ngoại tệ. chứng từ có giá trị ngoại

tệ 1.035 780 778

3. Vàng. kim loại quý. đá quý

II. Tiền gửi tại NHNN

III. Tín phiếu CP và các GTCG ngắn hạn khác

đủ điều kiện TCK

IV. Tiền. vàng gửi tại các TCTD khác và cho

vay các TCTD khác

V. Chứng khoán kinh doanh

VI. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài

sản tài chính

VII. Cho vay khách hàng 353.208 317.140 226.832

1. Cho vay ngắn hạn 90.610 65.797 44.506

a. Nợ trong hạn 85.625 62.235 41.254

b. Nợ quá hạn 4.985 3.562 3.252

2. Cho vay trung hạn 103.586 99.145 76.868

a. Nợ trong hạn 103.026 98.564 76.542 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nợ quá hạn 560 581 326

3. Cho vay dài hạn 164.076 156.161 107.822

a. Nợ trong hạn 160.548 152.635 105.201

b. Nợ quá hạn 3.528 3.526 2.621

4. Chiết khấu. cầm cố thương phiếu và giấy tờ

có giá

5. Cho vay bằng vốn tài trợ - uỷ thác đầu tư 6. Cho vay khác đối với các tổ chức kinh tế và

cá nhân

7. Cho thuê tài chính

8. Trả thay trong bảo lãnh

9. Các khoản nợ chờ xử lý

10. Nợ cho vay được khoanh

11. Dự phòng rủi ro (5.064) (3.963) (2.364) a. Dự phòng cụ thể (2.451) (1.650) (751) b. Dự phòng chung (2.613) (2.313) (1.613) VIII. Chứng khoán đầu tư

IX. Góp vốn. đầu tư dài hạn

X. Tài sản cố định 734 976 1.218 1. Tài sản cố định hữu hình 734 976 1.218 a. Nguyên giá TSCĐ 2.421 2.421 2.421 b. Hao mòn TSCĐ (687) (1.445) (1.203) 2. Tài sản cố định thuê tài chính

3. Tài sản cố định vô hình

XI. Tài sản có khác 75.546 58.859 59.533 1. Các khoản phải thu 29 36 23 2. Các khoản lãi. phí phải thu 568 465 263 3. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

4. Công cụ. dụng cụ. vật liệu

5. Mua nợ

6. Tài sản có khác 458 562 452 7. Điều chuyển nội bộ 74.491 57.796 58.795 a. Điều chuyển nội bộ 74.491 57.796 58.795 b. Phải thu nội bộ khác B. NGUỒN VỐN 435.049 381.315 291.626 BA. NỢ PHẢI TRẢ 426.011 374.007 288.984 I. Tiền gửi của KBNN và TCTD khác

II. Vay NHNN và các TCTD khác

III. Tiền gửi của khách hàng 426.011 374.007 288.984 1. Bằng VND 415.360 365.772 280.422 2. Bằng ngoại tệ 10.651 8.235 8.562 IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính

V. Vốn tài trơ. uỷ thác đầu tư. cho vay

VI. Phát hành giấy tờ có giá

VII. Các khoản nợ khác 0 0 0 1. Các khoản phải trả

2. Các khoản lãi. phí phải trả

3. Thuế TNDN hoãn lại phải trả

6. Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn 7. Tài sản nợ khác BB. VỐN VÀ CÁC QŨY 9.038 7.308 2.642 I. Vốn của TCTD 0 0 0 1. Vốn điều lệ 2. Vốn đầu tư XDCB 3. Thặng dư vốn cổ phần 4. Cổ phiếu qũy

5. Cổ phiếu ưu đãi

6. Vốn khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Quỹ củaTCTD

III. Chênh lệch tỷ giá hối đoái. vàng bạc đá qúy

IV. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình:

1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, PGS. TS Trần Thị Xuân Hương, ThS. NCS Nguyễn Quốc Anh, NCS. Nguyễn Thanh Phong (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. HCM.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều(12/2008). Ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê. 3. PGS. TS. Bùi Kim Yến, TS. Nguyễn Minh Kiều (2012). Thị trường tài chính.

Nhà xuất bản Thống kê.

Các tài liệu khác:

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu: báo cáo tài thường niên ACB 2013 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 61)