Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 29)

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH Á Châu (ACB) 2.1.1.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/ GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Tên gọi :NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.

 Tên quốc tế : ASIA COMMERCIAL BANK.

Tên viết tắt : ACB

Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Q. 3, TP. HCM

Điện thoại : (08) 3929 0999 Fax : (08) 3839 9885 Emai : acb@acb.com.vn Website : www.acb.com.vn Logo :

Ý nghĩa của logo:

Ý nghĩa: ACB là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank – ACB: Attitude (Thái độ), Capability (Năng lực), Behaviour (Hành vi).

Màu sắc: Logo của ACB có màu xanh, màu xanh là biểu tượng của niềm

Thiết kế: Với chữ C ôm một chấm tròn được tạo nên từ sự luân chuyển khép kín và tập trung của mười hai đường vạch kẻ, tượng trưng cho dòng ngân lưu, kế thừa từ logo cũ, logo thể hiện định hướng phát triển dịch vụ có trọng tâm của ACB, đặt trọng tâm vào các đối tượng có liên quan trong mối quan hệ với ACB. Và biểu tượng thương hiệu của ACB chính là hình ảnh chữ C ôm một chấm tròn được xoay theo phương ngang. Đây là hình ảnh cách điệu trọng tâm, của nụ cười hài lòng, của vòng tay gắn kết, gợi cảm hứng về mối quan hệ vững bền giữa ACB với khách hàng, nhân viên, cộng đồng, cơ quan quản lý và cổ đông.

Slogan : Ngân hàng của mọi nhà.

Mã số thuế : 0301452948

2.1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Ngân Hàng Á Châu

Ngân hàng Á Châu đã dần khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ, thể hiện qua các cột mốc sự kiện như sau:

Giai đoạn năm 1996 – 2000 : ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt

Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard và ACB-Visa.

Giai đoạn năm 2001 – 2005 : Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.

Giai đoạn năm 2006 – 2010 : Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn năm 2011 – 2014: Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-

2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành, trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điểu hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lên quốc tế tốt nhất.

2.1.1.1.3 Quy mô của ngân hàng Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn điền lệ lớn tại Việt Nam. Với vốn điều lệ là 9.376.965.060.000 đồng (chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng). So với 20 tỷ đồng đồng lúc mới thành lập thì vốn điều lệ của ACB đã tăng 469 lần.

Tính đến ngày 31/12/2014 ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tổng nhân viên chính thức gần 9000 người, cán bộ

có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

2.1.1.2 Khái quát chung về Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân – Nhà Bè

Ngân hàng TMCP Á Châu – PGD. Phú Xuân được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 08/01/2010 theo quyết định số 3096/TCQĐ – PTCN.09 ngày 22/09/2009.

Địa chỉ : Số 37 Huỳnh Tấn Phát, KP.4, thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè,

TP.HCM.

Điện thoại : (08) 3873 9699

Fax : (08) 3873 9698

Ngân hàng Á Châu được nhiều tổ chức tài chính uy tín trên thế giới bình chọn là NH vững mạnh, ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền, đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên uy tín cũng như niềm tin của khách hàng giành cho ACB. Cũng chính lý do đó mà phần nào cũng ảnh hưởng tích cực đến NH Á Châu – PGD. Phú Xuân. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động khoảng 5 năm, nhưng ACB – PGD. Phú Xuân có thể mau chóng tìm được nguồn khách hàng cũng như phát triển hệ thống kinh doanh một cách nhanh chóng, đã có những bước tiến triển vượt ngoặc, và đã xây dựng được thương hiệu uy tín với đông đảo khách hàng.

Trong những năm hoạt động vừa qua, tình hình kinh tế tuy có nhiều biến động, ảnh hưởng khá mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, công ty và hơn hết đó là Ngân hàng, đứng trước tình hình chung đó và còn một số khó khăn riêng của một Ngân hàng còn non trẻ trong những ngày đầu mới thành lập, thế nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD. Phú Xuân vẫn không ngừng cố gắng nổ lực nhằm đứng vững trên địa bàn và đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua lớn của hệ thống NH TMCP Á Châu như sau: PGD có thành tích xử lý nợ quá hạn tốt nhất hệ thống năm 2014, PGD có tốc độ tăng trưởng tốt nhất năm 2014 và còn một số thành tích nổi bật đáng ghi nhận khác từ ngày đầu đi vào hoạt động cho đến nay.

2.1.1.2.1 Bộ máy tổ chức của ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD. Phú Xuân Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại PGD. Phú Xuân

Nguồn:Tổ chức hoạt động PGD. Phú Xuân.

2.1.1.2.2 Chức năng hoạt động của các bộ phận

Giám đốc: Là người điều hành cao nhất trong PGD, có trách nhiệm tổ chức,

điều hành phòng giao dịch hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh đã quy định. Giám sát và kiểm tra tương đối toàn diện các phòng ban, tổ chức cán bộ theo thẩm quyền.

Bộ phận tín dụng: Có nhiệm vụ chính là huy động và sử dụng vốn sao cho

có hiệu quả nhất, thực hiện các chức năng: giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin vay, có trách nhiệm kiểm tra vốn vay trước, trong và sau khi cho vay, để có cách giải quyết tốt nhất tránh thiệt hại, rủi ro cho ngân hàng. Tổ tín dụng còn có trách nhiệm báo cáo, có quyền từ chối cho vay đối với những phương án không có tính khả thi, có quyền đình chỉ cho vay, thu hồi vốn trước hạn…

Bộ phận giao dịch – Ngân quỹ: Có trách nhiệm hạch toán các nhiệm vụ kinh

doanh, giao dịch gửi tiền với khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ, hướng dẫn và thực hiện công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng. Giao dịch viên và nhân viên ngân quỹ hoạt động dưới sự giám sát và điều phối của kiểm soát viên.

2.1.1.2.3 Tình hình nhân sự của Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng số nhân viên của PGD là 23 người, trong đó phân loại như sau:

GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

NGÂN QUỸ GIAO DỊCH

VIÊN

BỘ PHẬN TÍN DỤNG ( CHUYÊN VIÊN KH)

Theo cấp quản lý

Bảng 2.1: Số lượng nhân viên theo cấp quản lý.

Đơn vị: người

Chỉ tiêu Số lượng

Cán bộ quản lý 1

Nhân viên 22

Nguồn: Phòng nhân sự của PGD. Phú Xuân.

Theo trình độ học vấn

Bảng 2.2: Số lượng nhân viên theo trình độ học vấn.

Đơn vị: người

Chỉ tiêu Số lượng

Trên đại học 2

Đại học 21

Cao đẳng, trung cấp 0

Nguồn: Phòng nhân sự của PGD. Phú Xuân.

 Chính sách đào tạo nhân sự của Phòng Giao Dịch Phú Xuân

Ngân hàng ACB - PGD. Phú Xuân đã và đang cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình có cơ hội thể hiện hết khả năng của bản thân, làm việc trong một môi trường thân thiện, hòa đồng như một gia đình nhỏ, giúp mỗi cá nhân cảm thấy thoải mái khi làm việc, giúp họ có điều kiện phát triển hơn. Bên cạnh có cũng một số chương trình đạo tạo giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất, để dù khách hàng giao dịch tại bất kỳ một điểm giao dịch nào cũng nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là vì sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì lời ích của khách hàng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, cũng nhận được sự đào tạo nhiệt tình không những ở hội sở mà còn ở chính PGD. Phú Xuân, được học về các sản phẩm của ACB, các nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng các phần mềm tiện ích, liên quan đến chức danh của nhân viên…

2.1.1.2.4 Địa bàn kinh doanh

Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch mới của ACB nhằm mục đích đưa Ngân hàng đến gần khách hàng mục tiêu để có thể phục vụ được tốt nhất. ACB luôn cố gắng tốt nhất có thể để đặt các chi nhánh hay PGD tại những nơi có địa bàn tiềm năng.

này có cũng khá thuận lợi cho việc kinh doanh của NH. Huyện Nhà Bè với diện tích khoảng 100 km2 với tổng dân số 103.793 người (2010). Huyện có 6 xã và 1 thị trấn, Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp quận 7, phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp với sông Nhà Bè. Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng, với điều kiện tự nhiên như vậy, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, còn được coi là một vị trí có ý nghĩa về mặt chiến lược. Huyện được xác định là phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên như trên, NH có được những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc hoạt động kinh doanh tại đây, cụ thể như sau:

Thuận lợi:

Ngân hàng ACB – PGD. Phú Xuân nằm ngay trung tâm chợ Phú Xuân, huyện Nhà Bè, theo cách nhìn nhận tổng quát thì đây là vị trí thuận lợi vì có mật độ dân số tập trung khá đông, và so với các Ngân hàng cùng huyện thì đây được xem là vị trí đặt địa hơn.

Tình hình kinh tế, tài chính khá ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để NH có thể mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.

Người dân sử dụng các sản phẩm tài chính, thanh toán cho các công ty liên kết với NH nên ta phát triển được dịch vu thu hộ.

Khó khăn:

Mặc dù vị trí của PGD nằm ở vị trí thuận lợi hơn một số PGD và chi nhánh khác, nhưng nhìn chung đây còn là một vùng kinh tế còn sơ khai, còn chưa chuyên môn hóa, làm ăn kinh doanh ít có quy mô lớn, chỉ lẻ tẻ là chủ yếu, nên hoạt động kinh doanh tại PGD còn tương đối nhỏ so với các PGD khác của ACB.

Trụ sở của PGD còn khá khiêm tốn sẽ gây một vài trở ngại cho việc giao dịch tại NH, khi khách hàng tập trung đông sẽ gặp khó khăn cho cả khách hàng lẫn nhân viên, bên cạnh đó, vấn đề đậu xe ôtô đang còn là một khó khăn lớn cho NH.

Tình hình kinh tế vài năm gần đây còn nhiều bất ổn nên phần nào cũng gây khó khăn cho việc thu nợ và làm phát sinh nợ quá hạn.

Trên địa bàn còn nhiều NHTM cạnh tranh nên số lượng người dân giao dịch cũng bị phân chia bớt, người dân có nhiều cơ hội lựa chọn NH để giao dịch hơn.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của PGD. Phú Xuân trong 3 năm gần đây

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày càng hoạt động sôi nổi, trên địa bàn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt, và sự lựa chọn ngày càng khó tính của khách hàng, trước tình hình đó, với lợi thế về thương hiệu là một NH TMCP lớn mạnh, với mạng lưới hoạt động rộng, lực lượng nhân viên năng động và sáng tạo, trong hoạt động kinh doanh luôn có sự chỉ đạo linh hoạt kịp thời của Ban giám đốc đã đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp, hoạt động kinh doanh của PGD luôn có những chuyển biến tích cực, góp phần chung vào thắng lợi của toàn chi nhánh.

2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NH

Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh chung được biểu thị trên bảng số liệu và được biểu diễn trên biểu đồ, để qua đó có thể nhìn rõ hơn về tình hình sức khỏe của PGD. Phú Xuân trong ba năm qua, về cả thu nhập, chi phí và lợi nhuận, so với tình hình kinh tế đang biến động mạnh thì NH hoạt động như thế nào.

Bảng 2.3 : Tổng hợp BCKQKD của – PGD. Phú xuân 2012-2014.

ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 chênh lệch 2013 so với 2012 2014 so với 2013 tỷ lệ (%) tỷ lệ (%) I. Tổng thu nhập 48.794 57.343 60.163 17,52 4,92 1. Thu nhập từ lãi 48.674 57.190 59.902 17,50 4,74

2.Thu nhập ngoài lãi 120 153 261 27,50 70,59

II. Tổng chi phí 46.152 50.035 51.125 8,41 2,18

1.Chi phí trả lãi 39.807 42.172 43.129 5,94 2,27 2.Chi phí ngoài lãi 6.345 7.863 7.996 23,92 1,69

III.Lợi nhuận 2.642 7.308 9.038 176,61 23,67

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân 2012 – 2014.

Theo bảng 2.3 thì tình hình hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 được biểu diễn theo biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của ACB – PGD. Phú Xuân 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng.

Nguồn: Xử lý số liệu bảng 2.3

Tổng thu nhập

Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và ngân hàng hoạt động nói riêng, mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, NH cần có biện pháp để tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí. Thu nhập của NHTM chủ yếu: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, đối với NH TMCP Á Châu, thu nhập bao gồm: thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ: thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh…

Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm, năm 2013 đạt 57.343 triệu đồng, tăng 8.549 triệu đồng tương đương 17,52% so với năm 2012. Nhưng qua năm 2014 thu nhập của NH đạt 60.163 triệu đồng, tăng nhẹ 2.820 triệu đồng tương đương 4,92% so với năm 2013. Năm 2012 tình hình chung các NH vẫn đang còn trong giai đoạn khó khăn, và cũng không tránh khỏi điều đó, ACB – PGD. Phú Xuân cũng vậy, nhưng qua đến năm 2013 thì tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, nền kinh tế dần khôi phục, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động kinh doanh của NH cũng được khởi sắc trở lại, với đà phát triển đó, năm 2014 hoạt động của ngân hàng đã dần đi vào ổn định và tăng trưởng cao hơn so với 2013. Trong tổng nguồn thu, ta thấy NH có thu nhập chủ yếu từ lãi chiếm 99% trong tồng thu nhập của ngân hàng. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu cho NH. Mặc dù

48.794 57.343 60.163 46.152 50.305 51.125 2.642 7.308 9.038 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

vậy, cơ cấu thu nhập của PGD cũng dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một NH bán lẻ đa năng hiện đại thể hiện qua việc thu nhập ngoài lãi tăng nhanh qua các năm, ví dụ như năm 2013 đạt 153 triệu đồng tăng 27,50% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 261 triệu đồng, tăng mạnh 70,59% so với năm 2013. Đây là một tình hình rất khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tân thuận pgd phú xuân​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)