0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN THUẬN PGD PHÚ XUÂN​ (Trang 45 -45 )

2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CH

2.2.1.4 Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền gửi

Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm một tỷ trọng rất thấp (nhỏ hơn 3%). Nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ cá nhân thông qua nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Khối lượng kiều hối qua ngân hàng năm 2014 tăng 2.416 triệu đồng tương đương 29,34% so với năm 2013. Tuy mức độ tăng trưởng của nó qua các năm cao, nhưng tỷ trọng của nó vẫn thấp so với tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.8 Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền gửi

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 288.984 100 374.007 100 426.011 100 Nội tệ 280.422 97 365.772 98 415.360 97 Ngoại tệ quy đổi 8.562 3 8.235 2 10.651 3

Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền.

Nguồn: xử lý số liệu từ bảng 2.8

Dựa vào bảng 2.8 và biểu đồ 2.5 nhìn chung cả nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ hay nội tệ của ngân hàng vẫn không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm qua. Nguồn vốn huy động được chủ yếu là nội tệ, mức huy động vẫn ở tầm mức 97% đến 98%. So với các PGD khác trên địa bàn huyện Nhà Bè thì tỷ trọng huy động được bằng ngoại tệ của PGD tương đối cao, ở Sacombank PGD. Nhà Bè thì tỷ trọng huy động được bằng ngoại tệ chiếm 2,14% trong tồng nguồn vốn huy động năm 2013. Như vậy, ta thấy được, PGD đã thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi bằng ngoại tệ để nhằm thực hiện cho nhu cầu thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn trong giai đoạn 2012 – 2014 2.2.2.1 Về quy mô và cơ cấu, tính ổn định huy động vốn

Để đánh giá được hiệu quả huy động vốn của NH TMCP Á Châu chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân, dựa vào tình hình thực tiễn chi nhánh đã đặt ra kế hoạch thực hiện, tình hình huy động vốn liên tục tăng trưởng khá cao, quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động càng ngày càng phát triển. Số dư nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2013 – 2014 PGD đã thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đây là cơ sở để chi nhánh tăng trưởng tín dụng và thu hút lợi nhuận theo kế hoạch đã định.

96% 96% 97% 97% 98% 98% 99% 99% 100% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

97% 98% 97% 3% 2% 3%

Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền

Nội Tệ

Bảng 2.9: Kết quả nguồn vốn, dư nợ và chênh lệch thu – chi so với chỉ tiêu đề ra.

ĐVT: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

1. Nguồn vốn huy động 374.007 426.001

2. Kế hoạch nguồn vốn 298.563 320.183

3. Tỷ lệ nguồn vốn/ kế hoạch 125,27% 133,05%

4. Dư nợ cho vay 317.140 353.208

5. Kế hoạch dư nợ 285.169 328.729

6. Tỷ lệ dư nợ/ kế hoạch 111,21% 107,45%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014.

Về quy mô nguồn vốn tăng mạnh với tốc độ tăng 1,14 lần so với năm trước với số tuyệt đối là 51.994 triệu đồng, điều này cho thấy quy mô vốn tăng nhảy vọt, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong cả 2 năm 2013 và 2014.

Dư nợ cho vay cũng tăng trưởng đồng biến với nguồn vốn huy động được. Vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong cả 2 năm, điều này làm cho chênh lệch thu chi của PGD cũng vượt mức kế hoạch, PGD hoạt động rất có hiệu quả.

Mặc dù quy mô nguồn vốn tăng khá cao nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động không ổn định qua các quý. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy ngân hàng đã cũng cố và tăng cường mối quan hệ với khách hàng tiền gửi dân cư và nguồn vốn của NH có tính vững chắc hơn. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng, nguồn vốn này có lãi suất thấp nên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và thu hẹp chênh lệch lãi suất hai đầu.

Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian thay đổi theo xu hướng tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn mạnh hơn, đảm bảo cho tính ổn định của nguồn vốn, NH có thể mạnh dạn hơn trong công tác tín dụng, như vậy hoạt động của PGD càng ngày càng hiệu quả và phát triển hơn.

2.2.2.2 Chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào trong huy động và sử dụng vốn

Để phân tích chi phí huy động vốn ta xem xét cơ cấu lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của NH TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân nhìn chung có xu hướng giảm trong hai năm 2013 và 2014, phù hợp tình hình kinh tế tài chính đang gặp khó khăn và chính sách tiền tệ của NHNN, giảm lãi suất đầu ra để đưa vốn vào sản xuất.

Bảng 2.10: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của NH TMCP Á Châu – Chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân trong giai đoạn năm 2013 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng chi phí lãi trong kỳ 42.172 43.129

2. Tổng nguồn vốn bình quân 381.315 428.716

3. Tổng dư nợ bình quân 317.140 353.208

4. Lãi suất bình quân đầu vào(%/năm) = (1)/(2+3) 6,04% 5,52% 5. Lãi suất bình quân đầu vào(%/tháng) = (4)/12 0,50% 0,46%

6. Tổng thu lãi trong kỳ 57.190 59.902

7. Lãi suất bình quân đầu ra(%/năm) = (6)/(3) 18,03% 16,96% 8. Lãi suất bình quân đầu ra (%/tháng) = (7)/12 1,50% 1,41% 9. Chênh lệch đầu ra - vào (%/năm) =(7) - (4) 11,99% 11,44% 10.Chênh lệch đầu ra - vào (%/tháng) = (8) - (5) 1% 0,95%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính PGD. Phú Xuân năm 2012 – 2014.

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy được năm 2013 lãi suất bình quân đầu vào là 6,04%/năm và lãi suất đầu ra là 18,03%/năm, chênh lệch lãi suất đầu ra – vào là 11,99%/năm với mức chênh lệch bình quân mỗi tháng là 1%/tháng. Trong năm 2014, mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra vào giảm 0,95%/tháng, với chi phí huy động giảm còn 0,46%/tháng. Mức chênh lệch lãi suất hai đầu đã thu hẹp lại, tuy nhiên vẫn còn duy trì trên mức bình quân 0,6% tháng.

Trong năm 2013 và 2014 tình hình kinh tế – xã hội trong nước diễn biến phức tạp gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh NH, NH cạnh tranh lãi suất và áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi trong huy động tiền gửi … làm cho nguồn vốn huy động tăng nhiều mặc dù lãi suất huy động vẫn đang trên đà giảm dần. Tuy nhiên với tình hình kinh tế đang ở giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình càng ngày càng thu hẹp sản xuất kinh doanh cùng với tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp đã gây ra tình trạng ứ động vốn huy động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều này tất yếu ảnh hưởng đến lãi suất đầu vào – ra của NH.

Để đảm bảo mức chênh lệch lãi suất đầu ra – vào ở mức tối thiểu đạt 0,4%/tháng theo kế hoạch đề ra, chi nhánh đã luôn theo dõi tình hình diễn biến của nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay theo từng loại kỳ hạn, phương thức trả lãi…, để có chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong thời gian vừa qua, chính sách tăng trưởng nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán của NH thông qua các giải pháp như: tăng cường công tác tiếp cận, tiếp thị các đối tượng khách hàng là cá nhân, DN mở tài khoản tiền gửi để chi lương cho cán bộ công nhân viên của đơn vị qua hệ thống ATM của ngân hàng thông qua chương trình payroll, đẩy mạnh các chương trình ủy thác thanh toán và thu hộ nhằm tăng quy mô nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giảm được chi phí lãi đầu vào.

Mặc khác, chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào – ra ở bảng 2.10 chưa phản ảnh đúng như thực chất vì lãi suất huy động bình quân đầu vào được tính trên cơ sở lãi huy động thực trả cho KH chia tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ, vì vậy các chi phí lãi như: chi khuyến mãi, quảng cáo, và các chi phí khác chưa được tính đến. Do đó, nếu tính tất cả các chi phí liên quan đến nguồn vốn huy động được (gồm chi lãi và phi lãi) thì mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra – vào sẽ thấp hơn số liệu bên trên.

2.2.2.3 Sự đa dạng các mức độ tiện ích của các hình thức huy động vốn

Như đã được nhắc đến ở phần trên, thời gian qua NH TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Thuận – PGD. Phú Xuân đã thực hiện nhiều hình thức huy động tiền gửi một cách phong phú và đa dạng, phân chia nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất hấp dẫn, áp dụng nhiều phương thức trả lãi khác nhau… và bên cạnh những sản phẩm huy động tiền gửi truyền thống thì NH đã phát triển thêm một số công cụ hỗ trợ huy động mang lại lợi ích cho NH như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả gốc linh hoạt, gửi và rút tiền nhiều nơi trong hệ thống ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ… Cụ thể như đối với năm 2012, khi NH lâm vào tình trạng khó khăn, lượng tiền gửi tại NH bị giảm bớt một cách

nhanh chóng với số lượng lớn, để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, ACB đã triển khai chương trình ưu đãi: “Khuyến khích gửi lại” cho tất cả khách hàng đã rút tiết kiệm từ ngày 21/08/2012 đến ngày 25/08/2012, trong chương trình này, khi gửi lại, khách hàng sẽ được nhận quà tặng, đồng thời khách hàng rút trước hạn nay gửi lại đến đáo hạn sẽ được áp dụng lãi suất giữ nguyên như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn, bên cạnh đó, NH cũng đã triển khai trước đó sản phẩm “tiết kiệm 12+” dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND tại ACB với lãi suất lên đến 12%/năm và mức gửi tối thiểu là 100 triệu đồng.

Trong hai năm 2013 và 2014, NH không ngừng cố gắng để lấy lại vị thế của mình, ACB đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ “ACB online” với nhiều tiện ích cho người dùng, có thể dễ dàng đặt chỗ và thanh toán vé tàu lửa, máy bay, tiết kiệm thời gian và chi phí, bên cạnh đó còn kèm theo các khuyến mãi hấp dẫn điển hình như: ưu đãi dịch vụ “chữ ký số BkavCA”, và tiện ích “xác thực và

quản lý thư bảo lãnh trên ACB online”, không chỉ dừng lại ở đó, cuối năm 2014, ACB đã

áp dụng chương trình “Nhạy bén 24h” giảm tới 2% lãi suất cho vay. KH có thể an tâm tận hưởng cuộc sống với hai sản phẩm tiền gửi tích lũy mới: tích lũy thiên thần nhỏ và an cư lập nghiệp. Để nâng cáo chất lượng tín dụng NH còn áp dụng chương trình “Vay ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết”, chương trình này nhằm giảm áp lực trả nợ cho khách

hàng như: thời gian ân hạn vốn đến 2 năm, tăng thời hạn vay vốn đối với các khoản vay có thế chấp và đặc biệt là giảm lãi suất đối với các khoản vay của chương trình để phục vụ tối đa các nhu cầu của KH… Tất cả các chương trình ưu đãi NH đã đề ra đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH, điều này đã mang lại nhiều kết quả đáng kể cho NH trong công tác huy động.

2.2.3 Thực trạng môi trường cạnh tranh về huy động vốn trên cùng địa bàn 2.2.3.1 Phân tích yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huy động vốn 2.2.3.1 Phân tích yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng Á Châu – PGD. Phú Xuân

Môi trường chính trị - pháp luật

Tất cả các NHTM đang hoạt động trên đất nước Việt Nam đều cùng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật nước CHXHCNVN, dưới sự quản lý của NHNN Việt Nam qua sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật như Luật NH và TCTD, Luật dân sự… và các quy định của chính phủ.

ACB Phú Xuân đang hoạt động trong một môi trường chính trị ổn định, các cơ quan chức năng và quản lý của huyện luôn tạo điều kiện cho sự phát triển về lâu về dài của PGD.

Môi trường kinh tế

Như đã phân tích ở trên về điều kiện kinh tế xã hội của huyện, với điều kiện kinh tế ở địa phương như vậy, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn không ít khó khăn. PGD. Phú Xuân nằm trên địa bàn không có nhiều lợi thế về cơ sở kinh tế, thế nhưng PGD luôn cố gắng làm mới bản thân để tồn tại trong môi trường cạnh tranh này. Gần đây nhất, ngày 14 tháng 5 năm 2015 tại UBND huyện Nhà Bè, NHNN Việt Nam chi nhánh TP. HCM đã phối hợp với huyện Nhà Bè - Quận 4 - Quận 7 tổ chức lễ ký kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các DN, hộ sản xuất kinh doanh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với sự tham gia của bảy ngân hàng trong đó có ACB, qua đó ta cũng thấy được sự cố gắng vươn lên của ACB trên địa bàn huyện Nhà Bè ngày một khả quan hơn.

Môi trường dân số

Với tổng dân số là 103.793 người (2010), với 6 xã và 1 thị trấn, lượng khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là trong địa bàn dân cư trong khu vực gần đó, nên đã hạn chế đi nhiều khả năng kinh doanh của NH, đa số lượng khách hàng tập trung đông ở thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, xã Nhơn Đức, xã Long Thới… còn ở các khu vực khác chưa nhiều. Số lượng người giao dịch đã hạn chế trong khi đó số lượng NH hoạt động trên địa bàn khá nhiều do đó tạo sức ép cạnh tranh cho PGD tương đối lớn.

Môi trường văn hóa – xã hội

Vốn là huyện được xem một trong những địa phương khó khăn nhất của TP. HCM, tuy nhiên đến nay Nhà Bè đã có một bộ mặt khang trang khiến không ít người phải ngỡ ngàng, khâm phục. Người dân địa phương có văn hóa và lối sống cần cù tiết kiệm, đặc biệt sau mùa thu hoạch đa số người dân có số tiền nhàn rỗi thường gửi vào NH nhằm mục đích hưởng lãi. Tuy thói quen gửi tiền vào NH chưa được nhiều, nhưng hiện tại người dân đã và đang thay đổi suy nghĩ cũng như ý thức của mình về NH và gửi tiền vào NH ngày một khá hơn. Trình độ dân trí và nếp sống văn minh ngày càng được cải thiện.

2.2.3.2 So sánh những yếu tố cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong công tác huy động vốn trên cùng địa bàn huy động vốn trên cùng địa bàn

So sánh những yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng, phân tích thế mạnh và yếu điểm của mỗi NH trong công tác huy động, nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao vị thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh NH trong khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần huy động vốn bị chia sẻ rất nhiều. Phân tích những yếu tố bên trong bao gồm: uy tín của NH, chiến lược kinh doanh, lãi suất cạnh tranh, biểu phí dịch vụ… Những nhân tố này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn ra sao, sự khác biệt như thế nào, từ đó đưa ra biện pháp hoàn thiện hơn cho công tác huy động vốn cho PGD. Trên địa bàn huyện Nhà Bè hiện tại có nhiều chi nhánh, PGD cũng như quỹ tiết kiệm đang hoạt động, so với vị trí địa lý cách nhau không xa. Điều này gây khó khăn cho các NH trong việc thu hút khách hàng, do đó các NH cần phải có sự cạnh tranh, cố gắng làm mới, làm nổi bật các ưu điểm vượt trội của mình với các NH khác để tìm kiếm khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN THUẬN PGD PHÚ XUÂN​ (Trang 45 -45 )

×