0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 61 -61 )

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

- Chi nhánh Thái Nguyên qua các tiêu chí đánh giá

3.2.1. Một số thành tựu đạt được và nguyên nhân

3.2.1.1. Những thành tựu đạt được

Tình hình huy động vốn của NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên qua các năm của Chi nhánh đều tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối, tốc độ tăng trƣởng khá cao. Mặc dù trong điều kiện trên địa bàn có sự

cạnh tranh gay gắt của các NHTM và các TCTD, nhƣng Chi nhánh không quản ngại khó khăn vẫn bám sát định hƣớng, tăng cƣờng nội lực bản thân. Trong những năm qua NH đã không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhƣ tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp…. Do đó nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng trƣởng khá, đặc biệt là TGTK. Nguồn tiền gửi ngoại tệ đang có xu hƣớng tăng lên nhờ đẩy mạnh công tác huy động vốn ngoại tệ, chi trả kiều hối, WU. Lợi thế mạng lƣới đƣợc phát huy cao độ. Vì vậy, NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận. Kết quả đạt đƣợc nổi bật ở những điểm sau:

a. Tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động

NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên là ngân hàng có địa bàn hoạt động với số lƣợng dân cƣ đông đúc và hoạt động kinh doanh phát triển nên có nhiều KH đến gửi tiền, thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế tạo nguồn vốn lớn cho NH và mang lại lợi nhuận cho KH. Bên cạnh đó nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, cá nhân ngày càng tăng đòi hỏi NH phải tăng nguồn vốn. Để đạt đƣợc những mục tiêu về tăng trƣởng nguồn vốn NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KH đến giao dịch với NH về gửi và rút tiền. Đảm bảo giữ bí mật cho KH về số dƣ TK của KH. Bên cạnh đó NH cũng đƣa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút lƣợng KH mới và giữ lại nguồn KH tiềm năng. Một trong những biện pháp đó là NH đã đƣa ra mức lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn nhằm cạnh tranh với các NH và TCTD khác trên địa bàn.

Vì sử dụng những biện pháp huy động vốn hợp lý và phù hợp với lƣợng khách hàng trên địa bản tỉnh nên những năm gần đây ngân hàng MB Thái Nguyên đã phát huy đƣợc thế mạnh của mình trong công tác huy động vốn do đã tận dụng đƣợc khả năng, vị thế của mình và đã đƣa ra nhiều chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

lƣợc khả thi trong công tác huy động nguồn ngắn và dài hạn. Chi nhánh MB Thái Nguyên đã đạt đƣợc quy mô và tốc độ tăng trƣởng khá cao và dần đi vào ổn định. Kết quả của quy mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động đƣợc nêu trong bảng dƣới đây:

Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng nguồn vốn 700 13,11 838 19,71 1.277 52,39

Vốn huy động 609 717 +17,7 1.096 +52,9

Tỷ trọng (%) 87 86 85,8

Vốn khác (TG kho bạc) 91 121 +33 181 +49,6

Tỷ trọng (%) 13 14 14,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 - 2014, ngân hàng MB Thái Nguyên)

Từ bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Thái Nguyên không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng nhanh, với sự gia tăng nhanh chóng này đã tạo điều kiện tốt cho Chi nhánh chủ động mở rộng đầu tƣ tín dụng, đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất.

Năm 2012 tổng nguồn vốn là 701 tỷ đồng, năm 2013 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 838 tỷ đồng tăng trƣởng 137 tỷ đồng so với năm 2012 và đạt tốc độ tăng trƣởng là 19,71%, năm 2014 nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 1.277 tỷ đồng tăng trƣởng 438 tỷ đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng 52,39% so với năm 2013. Nhƣ vậy, với tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2013 - 2014 tăng cao hơn rất nhiều giai đoạn 2012 - 2013 chứng tỏ Chi nhánh đã mở rộng đƣợc quy mô của vốn huy động đồng thời có sự thay đổi trong tỷ trọng của nguồn.

Giai đoạn năm 2012 - 2013 tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động không cao là do trong năm 2013 nên kinh tế còn nhiều khó khăn trên địa bản cả nƣớc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kinh tế khó khăn nên tiền nhàn rỗi trong dân cƣ ít, các doanh nghiệp hạn chế đầu tƣ và phát triển kinh doanh nên lợi nhuận thu về không cao từ đó nguồn tiền gửi ngân hàng khan hiếm và việc huy động vốn của Chi nhánh MB Thái Nguyên cũng gặp khó khăn.

Tuy nhiên, sang giai đoạn 2013 - 2014 tốc độ tăng trƣởng nhanh đột biến là do Chi nhánh đã nhận thức đƣợc khó khăn trong năm 2013 và tầm quan trọng của công tác huy động vốn nên năm 2014 Chi nhánh đã tổ chức, vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi của ngân hàng Quân đôi hội sở ban hành phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, gia tăng tiện ích và hấp dẫn với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nhƣ: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy thông minh, tiết kiệm quân nhân, tiết kiệm nhƣ ý, tiết kiệm Nhân An, chứng chỉ tiền gửi… Chi nhánh luôn chủ động bám sát những diễn biến lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại nhƣ tặng quà, hình thức dự thƣởng, quay số trúng thƣởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với MB Thái Nguyên và nâng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.

Nhƣ vậy, dựa vào tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy dộng của ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên trong ba năm gần đây cho thấy việc huy động vốn của Chi nhánh tăng đều và tƣơng đối ổn định qua các năm. Tuy tốc độ tăng trƣởng vốn năm 2014 có cao hơn đáng kể năm 2013 song vẫn ở mức ổn định từ đây chứng tỏ công tác huy động vốn của Chi nhánh tƣơng đối hiệu quả.

b. Huy động vốn của Chi nhánh phân theo đối tượng huy động vốn

Bảng 3.3. Kết quả huy động vốn theo đối tƣợng huy động của Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Giá trị 12/11 (%) Giá trị 13/12 (%) Giá trị 14/13 (%) Tổng nguồn vốn 700 13 838 19,71 1.277 52,39 Tiền gửi từ dân cƣ 456 +1,50 461 +1,24 639 +38,38

Tỷ trọng (%) 65,12 55,07 50,01

Tiền gửi từ các TCKT 244 +32,00 377 +54,21 638 +69,55

Tỷ trọng (%) 34,88 44,93 49,99

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 - 2014 ngân hàng MB Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu 3.3 nhận thấy nếu phân theo đối tƣợng huy động vốn thì nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngân hàng MB Thái Nguyên đƣợc chia thành tiền gửi từ dân cƣ và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cụ thể nhƣ sau:

+ Tiền gửi từ dân cư

Với kết quả tính toán trong bảng 3.3 cho thấy tỷ trọng vốn huy động từ dân cƣ luôn có xu hƣớng giảm qua các năm, năm 2012 chiếm 65,12%, tổng vốn huy động từ dân cƣ năm 2013 giảm xuống và chiếm 55,07%, năm 2014 chiếm 50,01%. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì giá trị của vốn huy động từ dân cƣ vẫn tăng đều qua các năm cụ thể năm 2012 đạt 456 tỷ đồng, năm 2013 đạt 461 tỷ đồng (tăng 6 tỷ đồng), năm 2014 đạt 639 tỷ đồng (tăng 177 tỷ đồng) so với năm 2013. Để đạt đƣợc kết quả trên, Chi nhánh Ngân hàng Quân đội Thái Nguyên đã áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, tích cực và tìm mọi cách hƣớng tới thị trƣờng tiềm năng này, thực hiện triển khai áp dụng các sản phẩm huy động vốn mới có tiện ích ngày càng cao đối với khách hàng cá nhân gửi tiền nhƣ: tiết kiệm quân nhân, tiết kiệm nhƣ ý, tiết kiệm Nhân An … với những hình thức trả lãi linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cƣ. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động Ngân

hàng và thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo của các giao dịch viên đã tạo sự thoải mái và tiện lợi cho khách hàng khi đến Ngân hàng.

Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động từ dân cƣ của Chi nhánh mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tƣợng huy động, song những năm gần đây đang có dấu hiệu giảm xuống đáng kể. Bởi lẽ, hiện nay nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thu nhập của ngƣời dân giảm sút cộng với giá cả tiêu dùng tăng cao vì vậy nguồn tiền tích lũy trong dân cƣ giảm kéo theo nguồn vốn huy động từ dân cƣ giảm xuống. Do đó để thu hút nguồn vốn từ dân cƣ một cách ổn định Chi nhánh MB Thái Nguyên cần áp dụng triển khai những sản phẩm mới, thực hiện chính sách khách hàng phù hợp hơn.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là thanh toán và sinh lời khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chƣa sử dụng đến của doanh nghiệp. Nguồn này có đặc điểm là chi phí thấp. Do đó, tiết kiệm đƣợc chi phí cho Ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tƣ.

Theo số liệu nhận thấy qua ba năm, nguồn tiền gửi từ TCKT luôn giữ ở mức ổn định. Năm 2012, tiền gửi từ các TCKT là 244 tỷ đồng (chiếm 34,88% trên tổng nguồn), năm 2013 là 377 tỷ đồng (chiếm 44,93% so với tổng nguồn). Đến năm 2014 đạt 638 tỷ đồng về giá trị tuyệt đối tăng đến 69,55%. Nguồn vốn này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với số dƣ thất thƣờng, nhƣng nhìn về phƣơng diện hiệu quả trực tiếp cho thấy các khoản trả lãi cho khách hàng rất thấp, thậm chí có thời kỳ không trả lãi, nó mang lại cho chi nhánh một lợi thế là lãi suất bình quân đầu vào thấp, nếu thu hút đƣợc khối lƣợng vốn lớn tạo ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

Nhƣ vậy, qua công tác phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng huy động nhận thấy trong những năm gần đây Ngân hàng TMCP Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đội chi nhánh Thái Nguyên đã tập trung chú trọng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ các tổ chức kinh tế, với chiến lƣợc này đã giúp Chi nhánh giảm chi phí huy động vốn đồng thời tận dụng đƣợc nguồn nhàn rỗi này. Từ đây chứng tỏ Chi nhánh đã đổi mới công tác huy động vốn chú trọng tới đối tƣợng là khách hàng tổ chức kinh tế với nguồn vốn ngắn hạn.

c. Huy động vốn của Chi nhánh phân theo phương thức huy động

Đối với hệ thống các NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phƣơng là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM đƣợc ổn định và đạt đƣợc hiệu quả cao.

Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của các NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tƣ vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác nhƣ: vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tƣ.... những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Nhận thức đƣợc điều này ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong những năm gần đây vốn huy động đã tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Với kết quả là sự tăng trƣởng ổn định về quy mô và kết cấu nguồn vốn huy động mà NHTMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên đạt đƣợc là sự kết hợp nhịp nhàng của nhiều yếu tố. Ngoài chính sách lãi suất uyển chuyển linh hoạt, luôn phù hợp, thích nghi với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh là một thế mạnh của chi nhánh trong môi trƣờng cạnh tranh khắc

nghiệt giữa các tổ chức huy động, còn một số yếu tố tác động khác mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu đó là các hình thức huy động vốn của Chi nhánh.

Hiện nay, các phƣơng thức huy động vốn chủ yếu đƣợc áp dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian qua là:

- Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế - Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ - Nhận tiền gửi thanh toán

- Nhận tiền gửi của kho bạc - Phát hành giấy tờ có giá

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng trƣởng vốn huy động nhƣ: Mở rộng mạng lƣới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cƣờng công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định và kết quả của các phƣơng thức huy động vốn tại Chi nhánh đƣợc thể hiện cụ thể dƣới đây:

Bảng 3.4. Kết quả huy động vốn theo phƣơng thức huy động giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền 12/11 (%) Số tiền 13/12 (%) Số tiền 14/13 (%) Nhận tiền gửi 666 + 15 791 +18,59 1.246 + 57,52 Tỷ trọng(%) 95,29 94,39 97,57

Tiền gửi thanh toán 32 + 32,1 44 + 37,50 104 + 136,36 Tiền gửi của các TCTD 3 + 12,4 2 - 33,33 7 + 250,00 Tiền gửi dân cƣ 541 + 23,98 623 + 15,16 954 + 53,13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tiền gửi Kho bạc 91 + 12,97 122 + 34,07 181 + 48,36

Phát hành giấy tờ có giá 34 + 34,91 47 + 38,24 31 + 82,98

Tỷ trọng 4,71% 5,61% 2,43%

Chứng chỉ tiền gửi 34 + 24,91 47 + 38,24 31 + 82,98

Tổng nguồn vốn 700 13 838 19,71 1.277 52,39

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 - 2014 ngân hàng MB Thái Nguyên)

Theo bảng số liệu nhận thấy Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên đang sử dụng hai phƣơng thức chủ yếu để huy động vốn cụ thể đó là:

+ Phương thức nhận tiền gửi

Hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm trên 90% qua các năm gần đây. Hình thức này bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, tuy tăng nhƣng không đều đặn. Năm 2012 chiếm 4,52%, năm 2013 chiếm 5,31% tƣơng ứng 44 tỷ đồng, năm 2014 chiếm 7,82% trong tổng nguồn vốn huy động tƣơng ứng 104 tỷ đồng. Đối với các TCKT nhu cầu vốn cho vay để sản xuất kinh doanh là rất lớn nhƣng vốn của họ đang trên dây truyền sản xuất. Vì vậy, họ thƣờng mở các TK tiền gửi thanh toán nhằm sử dụng các công cụ thanh toán tiện lợi do Chi nhánh cung cấp để chi trả các khoản tiền nên tỷ trọng tiền gửi thanh toán của TCKT là rất nhỏ và tốc độ tăng trƣởng chậm hơn tiền gửi dân cƣ.

- Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác: Loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và hiện nay có xu hƣớng biến đổi phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 61 -61 )

×