2016
4.1 Giới thiệu tổng quan về Chi cục thuế quận Bình Thạnh
4.1.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội quận Bình Thạnh
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng với diện tích 2.076 ha.
Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Địa bàn quận Bình Thạnh có hệ thống đường xá đông đúc tấp nập, là cầu nối giữa quốc lộ 13 và 1A. Đồng thời, đây còn là cửa ngõ của tuyến đường sắt Bắc – Nam đi vào TP.HCM. Chính điều này giúp cho quận Bình Thạnh trở thành một trung tâm đô thị sầm uất của TP.HCM với số lượng người dân sinh sống và các doanh nghiệp ngày càng nổi lên kinh doanh náo nhiệt.
4.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quận Bình Thạnh có tổng dân số là 464.397 người, đứng vị trí thứ hai trên toàn thành phố, đa số là dân lao động và là lực lượng lao động chính tham gia vào các ngành nghề tạo ra của cải vật chất cho thành phố. Tỷ lệ dân số tự nhiên của quận Bình Thạnh là khoảng 1,3%.
Về phạm vi hành chính, quận Bình Thạnh được chia thành 20 phường. Với một số vị trí địa lý thuận tiện cho việc tập trung lưu thông hàng hoá đầu mối giao dịch ở cửa Bắc lẫn cửa Đông thành phố và cùng với việc phát triển kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá, đã tạo ra tiền đề thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của quận ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, không ngừng cải thiện và phát triển theo định hướng chung của nền kinh tế cả nước mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Quận Bình Thạnh được coi là một trung tâm kinh tế mới của TP.HCM với đội ngũ lao động dồi dào, kinh nghiệm cùng với năng lực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc tốp đầu của TP.HCM. Do điều kiện địa lý, dân cư thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế nên số lượng và quy mô kinh doanh tăng mạnh trong những năm qua. Với một lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động (tính đến năm 2016 là 16.400 DN), Chi cục thuế quận Bình Thạnh đang đối mặt với áp lực không nhỏ trong việc quản lý thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế. Do đó, đây cũng là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho Chi cục thuế Bình Thạnh nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
4.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Chi cục thuế quận Bình Thạnh
Thực hiện mô hình tổ chức mới theo Quyết định 503/QĐ – TCT của Tổng cục thuế. Chi cục thuế quận Bình Thạnh tổ chức sắp xếp lại nhân sự theo mô hình gồm 14 Đội được mô tả như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục thuế quận Bình Thạnh
Chi cục trưởng Trần Văn Đức
Phó chi cục trưởng Nguyễn Thị Hiến
Đội Liên phường 1 Đội kiểm tra thuế số 1 Đội Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ
thuế
Phó chi cục trưởng Trần Minh Nhã
Đội kiểm tra thuế số 4 Đội thu Lệ phí trước bạ và thu
khác
Phó chi cục trưởng Võ Hoàng Hoa
Đội kiểm tra thuế số 2 Đội thuế liên phường số 2
Đội Quản lý ấn chỉ
Phó chi cục trưởng Trương Ngọc Hiệp
Đội kiểm tra thuế số 3 Đội NVDT - TTHT TNCN Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ
Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học Đội kiểm tra nội bộ
(Nguồn: Chi cục thuế quận Bình Thạnh)
4.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục thuế quận Bình Thạnh Bình Thạnh
Chi cục trưởng là người đứng đầu, trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Chi Cục Thuế và chịu trách nhiệm toàn diện trước Cục Thuế; Quận Uỷ - HĐND – UBND quận về công tác thu thuế, phí và lệ phí trên địa bàn quận Bình Thạnh.
Chi cục phó: được Chi cục trưởng phân công trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên, toàn bộ các công việc thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng trong lĩnh vực công tác cụ thể của Chi Cục Thuế, ngoại trừ một số công việc do Chi cục trưởng trực tiếp chỉ đạo.
Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Đội Kiểm tra thuế:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
Đội NVDT – TTHT TNCN:
Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; thực
hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế.
Đội Kiểm tra nội bộ: (Đối với những Chi cục nhỏ thì giao nhiệm vụ kiểm tra nội bộ cho Đội Kiểm tra thuế thực hiện).
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
Đội Trước bạ và thu khác:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.
Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
Đội thuế liên phường:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).
4.1.4 Cơ cấu nhân sự tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh
Tổng số CBCC có đến tháng 3/2016 là 256 người và được tổ chức sắp xếp nhân sự theo 14 Đội như sau:
Đội HC – NS – TV: 18 người
Đội NVDT – TTHT TNCN: 12 người Đội KK – KTT – TH: 22 người
Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: 9 người Đội thuế trước bạ và thu khác: 18 người Đội quản lý ấn chỉ: 11 người
Đội kiểm tra nội bộ: 6 người
Đội kiểm tra thuế số 1: 25 người (Kiểm tra từ P.1 đến P.12) Đội kiểm tra thuế số 2: 24 người (Kiểm tra từ P.13 đến P.19) Đội kiểm tra thuế số 3: 27 người (Kiểm tra từ P.21 đến P.25) Đội kiểm tra thuế số 4: 23 người (Kiểm tra từ P.26 đến P.28) Đội kiểm tra thuế số 5: 25 người
Đội thuế liên phường 1: 17 người Đội thuế liên phường 2: 14 người
Bảng 4.1: Tình hình nhân sự Chi cục thuế quận Bình Thạnh
ĐVT: Người Năm 2014 2015 2016 Số CBCC 226 258 256 CBCC thuộc bộ phận kiểm tra 75 101 99
(Nguồn: Chi cục thuế quận Bình Thạnh)
Qua bảng 4.1 tình hình nhân sự Chi cục thuế quận Bình Thạnh có thể nhận thấy số cán bộ đang làm việctại Chi cục thuế quận Bình Thạnh có sự biến động. Năm 2014 là 226 CBCC, năm 2015 tăng lên 258 người (tăng thêm 32 người) và sang năm 2016 giảm xuống 2 CBCC thuộc bộ phận kiểm tra còn 256 người.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, phát triển như hiện nay, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thạnh có xu hướng ngày một tăng. Mặt khác, các hành vi sai phạm về thuế lại ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với bất kỳ cơ quan quản lý nào. Vì vậy, để giải quyết được thách thức đó, các CBCC đòi hỏi phải có đủ lực lượng để quản lý một số lượng lớn các
nghệ thông tin vào việc quản lý, phân tích các báo cáo tài chính, rủi ro và thực hiện hiệu quả chống thất thu ngân sách.
4.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh 4.2.1 Quy trình kiểm tra tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh 4.2.1 Quy trình kiểm tra tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh
4.1.2.1 Quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Hằng năm, Chi cục thuế lựa chọn tối thiểu 20% số doanh nghiệp, trong đó 15% là sử dụng lập kế hoạch kiểm tra thuế theo rủi ro (TPR) và 5% còn lại chọn dựa trên thực tiễn quản lý thuế tại đơn vị.
Sơ đồ 4.2: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Cập nhật dữ liệu, thông tin để kiểm tra hồ sơ thuế
Lựa chọn đối tượng, lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế
Công chức kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế (trong vòng 25 ngày)
Công chức kiểm tra thuế nhận xét hồ sơ khai thuế
Báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế
Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (trong 10 ngày làm việc)
Lập tờ trình báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế
Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (trong 10 ngày làm việc)
Lập tờ trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra
Quyết định ấn định số thuế phải nộp
Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Lưu biên bản nhận xét cùng với hồ sơ khai thuế Lưu bản giải trình cùng hồ sơ khai thuế Lưu bản giải trình cùng hồ sơ khai thuế
Hồ sơ chưa phát hiện rủi ro
Chấp nhận giải trình, bổ sung
4.1.2.2 Quy trình kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế
Sơ đồ 4.3: Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế
Ban hành quyết định kiểm tra
Biên bản xác nhận
Công bố quyết định kiểm tra
Tiến hành kiểm tra (trong vòng 5 ngày làm việc)
Lập biên bản kiểm tra (trong vòng 5 ngày làm việc)
Báo cáo kết quả cho Thủ trưởng cơ quan thuế
Thủ trưởng ký kết luận kiểm tra (trong vòng 7 ngày)
Thủ trưởng ký quyết định xử lý vi phạm (trong vòng 7 ngày) Trước thời hạn kiểm tra 5 ngày,
người nộp thuế chứng minh được không có sai phạm về thuế thì trong 5 ngày phải bãi bỏ kiểm tra
4.2.2 Tình hình thu thuế tại Chi cục thuế quận Bình Thạnh giai đoạn 2014 – 2016 – 2016
Bảng 4.2: Kết quả thu thuế giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: Tỷ đồng, % Năm Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%) Pháp lệnh Phấn đấu Dự toán pháp lệnh Dự toán phấn đấu Cùng kỳ 2014 1.981,000 2.139,400 2.521,543 127,29 117,86 110,44 2015 2.520,000 2.646,300 2.956,538 117,32 111,72 117,25 2016 3.325,000 3.490,900 3.782,322 113,75 108,35 127,93
(Nguồn: Chi cục thuế quận Bình Thạnh) Theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết công tác thuế của Chi cục thuế quận Bình Thạnh các năm 2014 – 2016 và được tổng hợp lại trong các bảng số liệu, có thể dễ dàng nhận thấy rằng kết quả thực hiện tổng thu NSNN của Chi cục thuế quận Bình Thạnh đều vượt dự toán ban đầu cả về dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu.
Năm 2014, cụ thể trong Bảng kết quả thu NSNN về thuế của Chi cục thuế quận Bình Thạnh năm 2014 (Phụ lục 1), có thể thấy rằng kết quả thu NSNN của Chi cục ước đạt 2.521,543 tỷ đồng, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và vượt 27,29% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,86% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 10,44% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, chỉ tiêu thu phần lớn là các loại thuế, các khoản thu NSNN đều đạt và vượt như tiền sử dụng đất, thuế TNDN, phí và lệ phí, thu khác ngân sách, thu khác về thuế; riêng khu vực CTN-NQD đạt 132,25% dự toán pháp lệnh, thuế GTGT thu 1.077,095 tỷ đồng, vượt 20,98% dự toán pháp lệnh, so với cùng kỳ tăng 20,85%; thuế TNDN thu được 497,863 tỷ đồng đạt 141,15% dự toán pháp lệnh, tăng 31,29% so với cùng kỳ; thuế môn bài thu được 24,821 tỷ đồng đạt 112,82% dự toán pháp lệnh, so cùng kỳ bằng bằng 103,51%.
Đạt được kết quả trên do Chi cục thuế đã tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, miễn giảm về thuế tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư hoạt
trong quản lý thuế, chủ động tuyên truyền hỗ trợ, tác động tích cực đối với người nộp thuế trong việc tự khai tự nộp thuế. Đồng thời tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, tăng cường việc kiểm soát và khai thác nguồn thu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về thực hiện khai thuế điện tử; hiệu quả chất lượng công tác kiểm tra và tỷ lệ nợ đọng còn cao.
Năm 2015, qua bảng số liệu kết quả thu NSNN về thuế của Chi cục thuế quận Bình Thạnh (Phụ lục 2), chúng ta nhận thấy rằng tổng thu NSNN của Chi cục thuế Bình Thạnh cũng như năm 2014 tiếp tục đạt được tỉ lệ khá cao và tích cực khi vượt 17,32% dự toán ban đầu, bằng 111,72% dự toán phấn đấu và tăng 17,25% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu thu phần lớn là các loại thuế, các khoản thu NSNN đều đạt và vượt như tiền sử dụng đất, thuế TNCN, phí lệ phí, thu khác ngân sách, thu khác về thuế,…Riêng khu vực CTN – NQD đạt 101,26% dự toán pháp lệnh. Trong đó, thuế GTGT thu được 1.120,19 tỷ đồng đạt 91,41% so với dự toán pháp lệnh nhưng vẫn tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014, thuế TNDN thu được 518,055 tỷ đồng vượt dự toán 9.41% và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước; đặc biệt trong năm này thuế TTĐB chỉ thu được 1,074 tỷ đồng chỉ đạt 35,8% so với dự toán và bằng 81,4% so với cùng kỳ nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu NSNN của Chi cục.
Năm 2016, tổng thu ngân sách 3.782,32 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu được giao, vượt 13,75% dự toán pháp lệnh và tăng 27,93% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu thu phần lớn các loại thuế, các khoản thu ngân sách Nhà nước đều đạt và vượt dự toán như tiền sử dụng đất, thuế TNDN, thuế môn bài, thuế TNCN, thu khác ngân sách, thu khác về thuế (Phụ lục 3).
Đạt được kết quả trên, Chi cục thuế phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan, kịp