Đảm bảo đúng vấn đề bản quyền

Một phần của tài liệu Thư viện số tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 80 - 110)

9. Cấu trúc Luận văn

3.6Đảm bảo đúng vấn đề bản quyền

Vấn đề bản quyền được coi là vấn đề chung của nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực TT-TV. Đã có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền xảy ra như trường hợp nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin Google đã quét và số hóa khoảng hơn 4.000 tác phẩm của các tác giả Việt Nam cho dự án Thư viện số Google Books mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu. Theo đó, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã và đang nỗ lực yêu cầu Google thực hiện Luật bản quyền đối với tác giả Việt Nam... Tại các cơ quan Thông tin và thư viện của Việt Nam, trong đó có Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cũng không tránh khỏi hiện tượng này.

Hiện tại, Cục đã tiến hành số hoá gần 200.000 tài liệu, trong đó có 55.000 bài trích tạp chí khoa học trong nước và 6.500 báo cáo kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, công tác số hoá vẫn chưa tìm kiếm được sự sáng tỏ và thuyết phục trong vấn đề bản quyền.

Vậy, công tác số hoá tài liệu tại Cục có vi phạm bản quyền hay không?. Hiện đang có hai quan điểm trái ngược nhau cho vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng việc số hoá là hoàn toàn hợp pháp trong khi quan điểm thứ hai cho rằng việc làm này đang vi phạm tới quyền tác giả được nêu trong các văn bản pháp luật.

Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này, cần xem xét và đối chiếu các văn bản pháp lý vào trường hợp cụ thể của Cục.

Vấn đề quyền tác giả và quyền sở hữu được quy định rõ trong một số văn kiện trong nước và quốc tế, trong đó có Công ước quôc tế Berne (1986), Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005) và Nghị định 100/2006/NĐ-CP

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự. Các văn kiện này đều quy định rõ đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, thời gian bảo hộ, các trường hợp vi phạm và không vi phạm quyền tác giả. Để có những luận cứ chính xác, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cho công tác số hoá cần tìm hiểu rõ những quy định nêu trong các văn kiện này.

Đối chiếu với các văn bản trên cho thấy, việc số hoá tài liệu tại Cục đã đáp ứng được yêu cầu về mục đích (phục vụ nghiên cứu, học tập của các cá nhân và sử dụng tại thư viện), tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những quy định đã nêu tại khoản 3 Điều 20 và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ. Việc số hoá tài liệu khi chưa xin phép chủ sở hữu đã vi phạm khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ về những hành vi xâm phạm quyền tác giả đó là "Sao chép tác phẩm

mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả".

Tuy nhiên, cũng cần giải thích thêm rằng ở Việt Nam trong lúc luật Bản quyền còn chưa được áp dụng triệt để thì những sai phạm như đã nêu là rất phổ biến và không thể tránh khỏi. Hơn nữa, công tác số hoá tài liệu của Cục được tiến hành từ khá sớm (trước khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Berne và trước khi ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ).

Để giải quyết vấn đề pháp lý cho công tác số hoá tại Cục cần dựa trên các văn bản hướng dẫn và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả và những quyền liên quan được quy định tại Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó khoản 2 và 3 nêu rõ:

+ Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

+ Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, công tác số hoá tài liệu tại Cục có thể tận dụng chính sách này để thực hiện những vấn đề liên quan đến bản quyền cho tài liệu số hoá. Lộ trình và phương pháp tiến hành như sau:

Thứ nhất, Vấn đề mua bản quyền:

Cục cần có đơn gửi Bộ Văn hoá – Thông tin đồng thời có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin hỗ trợ kinh phí thực hiện bản quyền cho tài liệu số hoá. (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan có hướng dẫn cụ thể “Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì,

phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (tạo nguồn, quỹ), cơ chế thực hiện việc mua bản quyền” .

Thứ hai, Quy trình thực hiện:

Bước 1: Lập danh mục những tài liệu số hoá kèm theo đơn trình Bộ Văn hoá - Thông tin phê duyệt.

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2006/NĐ-CP nêu rõ “Bộ Văn hoá - Thông

tin duyệt danh mục tác phẩm thuộc diện hỗ trợ mua bản quyền đối với các cơ quan, tổ chức thuộc trung ương”.

Bước 2: Soạn thảo công văn xin hỗ trợ kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Xác định các chủ sở hữu cần thương lượng mua bản quyền Bước 4: Xác định mức giá và tiến hành thương lượng với chủ sở hữu

Hiện tại, chưa có khung giá cho việc chi trả quyền tác giả, tuy nhiên có thể tham khảo kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để xây dựng khung giá cho vấn đề này. Trong điều kiện hiện nay, việc quan trọng nhất vẫn là thương lượng với tác giả và những cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền của tài liệu.

- Về phương án để thực hiện việc thanh toán bản quyền cho chủ sở hữu đó là:

Phương án 1: Xin hỗ trợ toàn bộ kinh phí chi trả cho chủ sở hữu từ phía

Nhà nước theo hướng dẫn tại Khoản 2 và 3 Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu thực hiện phương án này, các dịch vụ cung cấp trực tuyến tài liệu toàn văn của Cục phải được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Theo phương án này, một phần kinh phí chi trả cho chủ sở hữu sẽ được trích ra từ các dịch vụ cung cấp tài liệu số hoá có trả phí đối với NDT. Như vậy, các dịch vụ cung cấp tài liệu toàn văn trực tuyến sẽ tiếp tục được thực hiện theo hình thức thu phí.

Một trong những vấn đề gây khó khăn cho Cục hiện nay là không thể thống kê được số lần đọc/download cho một bài báo cụ thể, do vậy không thể có căn cứ để thực hiện việc chi trả như trên.

Khó khăn thứ hai đối với Cục là không hạn chế được hiện tượng sao chép trái phép nội dung.

Để giải quyết hai khó khăn trên, cần áp dụng giải pháp về mặt công nghệ. Cần nghiên cứu sử dụng phần mềm hạn chế quyền truy cập, hạn chế download tài liệu hoặc không thể download tài liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học tập kinh nghiệm từ Ban Biên tập Tạp chí Thư viện Việt Nam. Đó là hình thức thông báo rộng rãi tới chủ sở hữu như Ban Biên tập Tạp chí Thư viện Việt Nam đã áp dụng đối với các chủ sở hữu có các bài báo đăng trên tạp chí này, sau đây tác giả xin trích toàn văn bản thông báo đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam:

“Song song với việc phát triển nội dung và hình thức của Tạp chí, trong khuôn khổ dự án Mạng Quốc tế về ấn phẩm Khoa học (INASP) của Anh tài trợ nhằm giúp nâng cao hiểu biết và sử dụng của bạn đọc về các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam, thời gian tới Ban Biên tập Tạp chí Thư viện Việt Nam sẽ chính thức đăng tải nội dung Tạp chí lên mạng Internet thông qua trang Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL )- http://www.vjol.infor.

Việc đăng tải trực tuyến này sẽ góp phần quảng bá rộng rãi hơn về hoạt động của ngành Thư viện trong và ngoài nước. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho những ai quan tâm đến nghiệp vụ thư viện được tiếp cận nhanh chóng những vấn đề nóng hổi, những kiến thức mới trong hoạt động của ngành Thư viện. Việc đăng tải bài trên mạng sẽ không được trả thêm tiền nhuận bút. Vì thế nếu tác giả nào không muốn đưa bài của mình lên mạng trên xin thông báo cho Ban Biên tập biết ngay khi gửi bài đăng tạp chí. Nếu tác giả không có ý kiến gì, Ban Biên

tập sẽ tự động đưa các bài viết đó lên mạng. Vậy xin thông báo để cộng tác viên Tạp chí Thư viện Việt Nam được biết!

Toà soạn rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, góp ý của đông đảo bạn đọc”.

Hình thức thông báo trên cũng được xem như một dạng “xin phép” giúp xác định và hạn chế được những trường hợp cần phải tiến hành thương lượng. Do vậy, hình thức này cần được áp dụng tại Cục trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc, làm biến đổi về chất hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện. Thư viện truyền thống đã và đang chuyển sang mô hình thư viện số/thư viện điện tử, để xây dựng phù hợp với mỗi quốc gia, điều kiện của mỗi cơ quan thông tin thư viện cụ thể. Vì vậy, chúng ta cần có một quan điểm thống nhất, có cách tiếp cận đúng, lựa chọn bước đi thích hợp và những giải pháp thiết thực.

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và phát triển thư viện số ở Việt Nam nói chung và ở Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ nói riêng. Luận văn “Thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” đã đề cập đến các nội dung lí luận, nội hàm các khái niệm liên quan tới thư viện số, các yếu tố cấu thành, các yếu tố tác động đến sự phát triển thư viện số.

Trình bày những vấn đề cơ bản về thực trạng thư viện tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia xung quanh việc xây dựng và phát triển thư viện số: cấu trúc thư viện số; vấn đề kĩ thuật/hạ tầng cơ sở (trang bị phần cứng, lựa chọn và ứng dụng phần mềm cũng như các chuẩn…); tổ chức nội dung số (tạo lập và phát triển kho tư liệu số hoá, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu toàn văn, thiết lập các liên kết…); vấn đề bảo quản, khai thác và bản quyền… Từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế, tìm ra nguyên nhân để đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thư viện số tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia .

Tôi hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến quý giá của Quý Thầy, Cô giáo, các bậc đồng nghiệp đi trước và những ai quan tâm tới vấn đề này để Luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước:

[1]. Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia năm 2013.

[2]. Luật Khoa học và Công nghệ (2000).

[4]. Nghị định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

[5]. Nghị định 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

[6]. Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

[7]. Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

[8]. Quyết định số 1416/QĐ-BKHCN ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

[9]. Quyết định số 21/QĐ-TTKHCN ngày 30 tháng 03 năm 2010 của Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

[10]. Quyết định số 33/2002/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch internet Việt Nam 2001-2005.

[11]. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020.

Tiếng Việt

[12]. Bùi Loan Thùy (2001), Thư viện học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[13]. Bùi Loan Thùy (2004), Các biện pháp phát triển sự nghiệp Thư viện thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tập san Thư

[14]. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[15]. Khoa Thông tin Thư viện (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thông

tin khoa học và công nghệ ngày nay, Khoa Thông tin Thư viện (Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn), Hà Nội.

[16]. Lê Thu Hường (2011), Tìm hiểu về thư viện số thế giới và thư viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

[17]. Nguyễn Huy Chương (2007), Xây dựng và phát triển thư viện điện tử trong Hệ thống thư viện đại học Việt Nam.

[18]. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[19]. Mai Thị Hương (2011), Tìm hiểu về việc phát triển và chia sẻ tài

nguyên số tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

[20]. Phạm Văn Hùng (2010), Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài

nguyên nội sinh tại Cục Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Luận văn Thạc sỹ,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

[21] Trần Thị Quý, Thông tin học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[22]. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động

Thông tin - Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[23] Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), “Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hiện đại hóa các thư viện công cộng theo hướng xây dựng thư viện điện tử”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: tiếp cận xây dựng thư viện số ở Việt Nam:

[24] Nguyễn Hoàng Sơn (2007), “Nghiên cứu thư viện số thế giới và định hướng nghiên cứu thư viện số ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: tiếp cận

xây dựng thư viện số ở Việt Nam: hiện trạng và vấn đề, tr. 17-32.

[25] Nguyễn Thị Hạnh (2007), “Đảm bảo chất lượng dữ liệu trong thư viện điện tử, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: tiếp cận xây dựng thư viện số ở Việt

Nam: hiện trạng và vấn đề, tr. 79-82.

[26] Lê Thế Long (2006), Tăng cường nguồn tin điện tử tại Trung tâm

Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư

viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

Tiếng anh

[27] About Greenstone software, Website: Greenstone digital library software, URL: http://www.greenstone.org

[28] Alan Oliver (2009), Digitool’s support of web services, Repositories and web services workshop I, Website: Electronic Theses Online Service, URL: http://www.ethos.ac.uk

[29] Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works, Website: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), URL: http://www.wipo.int.

[30] CDS/ISIS database software, Website: UNESCO, URL:

http://portal.unesco.org.

[31] Fox Edward A. (1999), The Digital Libraries Initiative: Update and Discussion, Website: American Society for Information Science, URL: http://www.asis.org.

[32] Paula J. Hane (2002),Vanderbilt Improves Television News Archive: It’s recently added TV-NewsSearch offers users a single searchable database , Website: Vanderbilt university, URL: http://tvnews.vanderbilt.edu.

[33] Zope Object Database, Website: Wikipedia, URL: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thư viện số tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 80 - 110)