9. Cấu trúc Luận văn
3.4 Hoàn thiện sản phẩm và đa dạng hóa các dịch vụ thông tin
Trong thời gian qua, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng được một hệ thống sản phẩm thông tin đa dạng, đồng thời thực hiện được nhiều dịch vụ thông tin hữu ích cho người dùng tin. Từ hoạt động thực tế về phát triển sản phẩm và dịch vụ, có thể rút ra được một số giải pháp như sau:
- Xác định rõ đối tượng phục vụ từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp: người dùng tin của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia rất đa dạng. Trên cơ sở xác định người dùng tin đó, xây dựng các sản phẩm thông tin phù hợp cho từng đối tượng.
- Xây dựng hệ thống sản phẩm đặc thù dựa trên thế lợi thế về nguồn lực thông tin của tổ chức.
Một trong những vấn đề xây dựng sản phẩm và dịch vụ thông tin là phải đưa ra được những sản phẩm đặc biệt, đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin. Qua một thời gian dài, Cục đã phát triển được một hệ thống sản phẩm thông tin có giá trị cao, có quy mô lớn, độc đáo và trở thành một trong những thế mạnh của Cục trong thị trường sản phẩm và dịch vụ thông tin. Thí dụ:
CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam: là cơ sở dữ liệu lớn nhất Việt Nam về tài liệu KH&CN Việt Nam; đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin KH&CN của đa dạng ngươi dùng tin (từ nghiên cứu KH&CN đến giảng dạy, học tập,..).
CSDL Báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC): CSDL lớn nhất Việt Nam về các báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu; phục vụ rất hiệu quả cho công tác nghiên cứu và quản lý KH&CN (tra trùng, xác định nội dung nhiệm vụ mới,...).
- Xây dựng những phương thức dịch vụ đa dạng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin
Bên cạnh các dịch vụ thông tin truyền thống như hỏi đáp, cung cấp bản sao tài liệu dịch vụ thư viện truyền thống, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, cần triển khai những dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Trước đây Cục đã tổ chức dịch vụ cung cấp bản tin điện tử cho các tổ chức thông tin KH&CN địa phương. Những tổ chức thông tin KH&CN địa phương trên cơ sở các bản tin điện tử này đã bổ sung thêm thông tin đặc thù địa phương, từ đó tạo ra những sản phẩm thông tin của riêng mình. Hiện nay, Cục tiến hành dịch vụ chia sẻ thông tin dựa trên nền tảng mạng VISTA. Với thế mạnh về nguồn tin điện tử, dịch vụ chia sẻ thông tin này đã được sự đón nhận của người dùng tin, đặc biệt của các địa phương.
Việc tạo ra sản phẩm thông tin tạp chí điện tử trên CDROM cũng được sự đón nhận của nhiều người dùng tin. Đây cũng là một sản phẩm khai thác từ nguồn lực thông tin điện tử và áp dụng công nghệ thư viện điện tử để triển khai.
Với sự gia tăng nguồn tin tạp chí điện tử, Cục đã tiến hành dịch vụ Bạn đọc đặc biệt. Đây là dịch vụ cho phép bạn đọc thông qua mạng Internet có thể truy cập các tạp chí điện tử có tại Thư viện của Cục mà không phải đến thư viện. Hiện nay dịch vụ này cũng đang được sử đón nhận của nhiều người dùng tin.
Ngày nay với sự lớn mạnh của internet, sự xuất hiện của các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng… các thư viện đang cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin giúp cho NDT với tới thông tin ở mức độ « mọi lúc mọi nơi », trên mọi thiết bị.
Một số dịch vụ thông tin rất phổ biến như nhắn tin nhanh, mạng xã hội, viết nhật ký thư điện tử… đã trở thành hành trang của cuộc sống hôm nay. Trong môi trường thư viện nên được quan tâm áp dụng những dịch vụ này.
- Nhắn tin nhanh: đây là một trong những ứng dụng phổ biến là nhắn tin nhanh hay dịch vụ tra cứu qua chát. Nhắn tin nhanh giúp cho người dùng kết nối với cán bộ thư viện trong thời gian thực không phụ thuộc và thời gian và vị trí. Có nhiều ứng dụng miễn phí có thể tìm trên internet như : Yahoo, Google talk, MSM.
Nhắn tin nhanh cũng có thể sử dụng được trên các thiết bị di động khiến cho dịch vụ này trở thành một ứng dụng phổ biến, đặc biệt là thế hệ người dùng hiện nay. Trong thư viện, cán bộ thư viện tra cứu có thể dùng ứng dụng này để trả lời câu hỏi hoặc yêu cầu nhanh qua chát. Nhắn tin nhanh còn có thể dùng để hướng dẫn bạn đọc tìm thông tin qua cuộc trao đổi ngắn. Hình thức này cũng giúp xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa thủ thư và bạn đọc. Cả hai đều có thể sử dụng công cụ trung gian này để trao đổi quan điểm và kinh nghiệm quý báu và đó cũng chính là nơi để lắng nghe độc giả và hiểu nhu cầu của họ.
- Sử dụng mạng xã hội (social networks):
Thông qua các mạng xã hội như Facebook cán bộ thư viện có thể dùng để giữ liên lạc với bạn đọc của mình, nơi bạn đọc có thể đăng tin tức, sự kiện, hình ảnh… Cán bộ thư viện có thể tạo được liên kết cũng như hiểu được nhu cầu và mối quan tâm của bạn đọc. Từ đó, sẽ dễ hơn cho cán bộ thư viện trong việc phục vụ bạn đọc bởi cán bộ có thể hiều được trình độ học vấn, những khác biệt về văn hóa hoặc thông tin khác có thể gây ra rào cản giữa hai bên. Bên cạnh đó, thông qua mạng xã hội, cán bộ thư viện có thể chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm và kiến thức với bạn đọc và ngược lại.
Tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ứng dụng này đã được áp dụng, tuy nhiên tin tức, sự kiện, các sản phẩm, dịch vụ chưa được cập nhật đều đặn trên facebook, sự kết nối với bạn đọc chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới Cục nên đẩy mạnh hơn nữa việc cập nhật và kết nối này.