9. Cấu trúc Luận văn
3.1.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
Như chúng ta nhận thấy, ngoài tài nguyên số, một thư viện cần bao gồm con người, tài chính, công nghệ và nhiều tài nguyên khác. Vì tài nguyên con người (human resource) là một động lực tích cực nhất, đóng vai trò là một tài nguyên có ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát và sử dụng các tài nguyên khác. Thiếu tài nguyên con người thì không tài nguyên nào hữu dụng cả. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ có tính sứ mệnh khi dịch chuyển một thư viện có tính di sản trước kia vào một thư viện số đó là nhằm chuyển đổi thành công tài nguyên con người của một thư viện (các thủ thư) trở thành các "thủ thư số" để đáp ứng đòi hỏi của quá trình dịch chuyển này.
Thực tế cho thấy, số cán bộ có chuyên môn về TT-TV và cán bộ tin học có kiến thức trong lĩnh vực TT-TV tại Cục chỉ chiếm khoảng 15 % (25/170 người), con số này không đủ để đáp ứng yêu cầu cho công tác phát triển TVS hiện nay và trong tương lai. Đa số cán bộ của Cục được đào tạo từ các chuyên ngành khác như công nghệ sinh học, môi trường, kinh tế,…và được đào tạo thêm nghiệp vụ TT-TV sau khi được nhận về Cục.
Bên cạnh đó cần có một khung chương trình đào tạo tin học cho 15% cán bộ đúng chuyên ngành thông tin thư viện. Bởi xây dựng và phát triển thư viện số đòi hỏi cán bộ thư viện phải biết vận hành, khai thác các sản phẩm công nghệ thông tin một cách thành thạo, phải rèn luyện và chấp hành nghiêm túc các yêu cầu có tính chất bắt buộc của thao tác công nghệ thông tin. Vì vậy cần nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện với những kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, mạng máy tính, xây dựng thông tin điện tử… Cụ thể như sau:
- Kiến thức cơ bản về máy tính;
- Kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;
- Quản lý phần cứng như các cài đặt các chương trình điều khiển: Modem, sound, card, máy in…
- Thao tác với các chương trình ứng dụng window như cài đặt, gỡ bỏ các chương trình tiện ích;
- Thao tác in ấn trong window;
- Một số lỗi thường gặp trong window; - Kiến thức về quản trị mạng…
Đối với 85% cán bộ không đúng chuyên ngành cần đào tạo kiến thức như: - Kiến thức cơ bản về thông tin, thư viện;
- Chuẩn nhập liệu: marc, Dublin core; - Chuẩn nhập liệu ISO 2709;
- Chuẩn tìm kiến liên thông Z39.50; - Chuẩn mượn liên thông 10160…
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu phát triển TVS, trong thời gian tới Cục cần đầu tư và đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ, lực lượng chiếm số lượng lớn tại Cục.
Những nội dung chủ yếu cần được đào tạo gồm:
- Kỹ năng tìm kiếm và phát hiện những nguồn tin có giá trị;
- Kỹ năng biên tập, xử lý bài (đối với cán bộ tham gia xây dựng CSDL);
- Kỹ thuật xử lý nội dung (mô tả, phân loại, định từ khoá, làm tóm tắt,…) đối với tất cả cán bộ tham gia xây dựng CSDL;
- Kỹ thuật số hoá tài liệu (đối với những cán bộ tham gia số hoá); - Sự hiểu biết và khả năng áp dụng các chuẩn nghiệp vụ (ISBD,
Marc21, Dublin Core, AACR2, các khung phân loại,…);
- Khả năng sử dụng phần mềm hiện có và ứng dụng các phần mềm mới trong lĩnh vực TT-TV;
- Đối với cán bộ tin học cần đào tạo thêm kỹ năng phát triển các phần mềm hiện có và tiếp cận các phần mềm mới;
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin trong hệ thống và bên ngoài, đặc biệt là cán bộ phục vụ;
Hình thức đào tạo gồm:
- Tổ chức các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao tại Cục cho từng đối tượng cụ thể. - Tổ chức các cuộc hội thảo về nghiệp vụ, mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực tham gia đào tạo cho cán bộ.
- Vận động và tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ trong nước cũng như ở nước ngoài.
Bên cạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, Cục cần có chính sách thu hút cán bộ có trình độ gắn bó lâu dài với Cục, đặc biệt là những cán bộ đã được đào tạo tạo từ nước ngoài về.