Phát triển thông tin số nội sinh

Một phần của tài liệu Thư viện số tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 70 - 72)

9. Cấu trúc Luận văn

3.2.1Phát triển thông tin số nội sinh

* Đẩy mạnh số hóa các tài liệu dạng in ấn để tạo lập nguồn tài nguyên số nội sinh.

Nguồn lực thông tin của thư viện đóng vai trò quan trọng trong mỗi thư viện. Nó được coi là cơ sở vận hành thư viện. Là tài sản của thư viện, bộ nhớ của toàn quốc gia, của cả dân tộc, là đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thư viện trong việc bổ sung, xử lý, cung cấp thông tin...

Nguồn tài liệu của mỗi thư viện mỗi khác tùy theo chính sách phát triển sưu tập và loại hình thư viện. Ngoài ra, khi bắt tay xây dựng thư viện số cần quan tâm đến việc số hóa nguồn tài nguyên nội sinh.

Có ba kịch bản xây dựng thư viện số liên quan đến việc hình thành nguồn tài nguyên thông tin số:

1. Xây dựng thư viện số trên cơ sở chuyển đối một thư viện hiện hữu – Tự tiến hành số hóa tài liệu.

2. Xây dựng thư viện số bằng cách thiết lập một bộ sưu tập điện tử bên cạnh sưu tập in ấn (nghĩa là bổ sung/tích hợp nguồn tài nguyên tri thức thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử.

3. Xây dựng thư viện số bằng cách xây dựng các liên kết đến các nguồn thông tin trên internet.

Những kịch bản này không phải là độc nhất mà cũng không phải là toàn diện, trong thực tế chúng ta thường gặp phải sự trộn lẫn. Đây là việc tốn kém, đòi hỏi cần được đầu tư lớn và liên tục. Việc đầu tiên, quan trọng là phải đầu tư cho việc thu thập, xử lý và số hóa tài liệu nội sinh.

Việc lựa chọn nguồn tài liệu để tiến hành số hoá là khâu đầu tiên và cũng là khâu quyết định nội dung nguồn tài nguyên được số hoá. Đầu tiên cần xác định mức độ ưu tiên của tài liệu để chuyển đổi:

Về dạng tài liệu: cần phải xác định tập trung số hóa những dạng tài liệu nào ? (Kết quả nghiên cứu, tạp chí, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học...).

Về ngôn ngữ: ưu tiên số hóa tài liệu nào? Hạn chế tài liệu nào?. Ví dụ: ưu tiên số hóa tài liệu tiếng Việt, hạn chế số hóa tài liệu tiếng Anh.

Về lĩnh vực: cần xác lập chính sách ưu tiên số hóa theo từng lĩnh vực.

Như vậy, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa việc số hóa các tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam (STD) để làm phong phú hơn nguồn tin nội sinh về tạp chí định kỳ, các tài liệu hội nghị, hội thảo, kỷ yếu, sách chuyên khảo, kết quả nghiên cứu, luận án…

* Bổ sung thêm kinh phí để tiến hành số hóa các tài liệu hiện có tại Cục, đặc biệt

là các kết quả nghiên cứu hiện có nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng của các kết quả nghiên cứu.

* Mở rộng hợp tác, trao đổi nguồn tin trong nước:

+ Trong nước: cần đẩy mạnh việc trao đổi nguồn tài liệu với một số đơn vị như Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, Thư viện Quốc gia, các cơ quan đầu ngành về KH&CN, các tổ chức có liên quan trong nước… để đảm bảo nâng cao

chất lượng, số lượng nguồn tin trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp góp phân đáp ứng được nhu cầu của NDT. Ví dụ như Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam sẽ bổ sung những tài liệu về khoa học cơ bản và khoa học từ nhiên là chủ yếu, còn Cục sẽ mua những tài liệu về khoa học ứng dụng là chính. Sau đó là phối hợp liên kết chặt chẽ giữa 2 đơn vị trong việc xây dựng CSDL và có chỉ dẫn để hướng dẫn cụ thể NDT với tới được những thông tin, địa chỉ chính xác.

Bên cạnh đó là sự hợp tác với các cơ quan, đơn vị làm công tác nghiên cứu, vì đây là nơi sản xuất ra các sản phẩm KH&CN, là nguồn tài liệu xám quý giá, là một trong những nguồn nội sinh KH&CN của đất nước. Ví dụ: các kết quả nghiên cứu, tài liệu hội thảo, các bài báo các chuyên đề của các Viện, các trường đại học…

Một nguồn tin cũng rất phong phú chưa được chú ý khai thác đó là số lượng tài liệu ở các cơ quan ngoại giao, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Nếu như, Cục có giải pháp để thu thập nguồn tài nguyên này một cách thường xuyên thì tại Cục sẽ có thêm một nguồn tài liệu quý hiếm và phần nào giải quyết được vấn đề nan giải hiện nay là kinh phí.

Một phần của tài liệu Thư viện số tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 70 - 72)