Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng trang trí nội thất huỳnh hoàng​ (Trang 32)

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây dựng, doanh thu chủ yếu từ việc kiếm thật nhiều hợp đồng xây dựng, chi phí thì cao. Doanh thu có được phải bỏ ra một số vốn tương đối cao, cho nên dù trong thời gian qua doanh thu của công ty khá “mập” nhưng chi phí cũng không kém phần “to xác”, và cuối cùng là lợi nhuận bị thu hẹp khá nhiều. Đặc biệt là trong giai đoạn 2013 đến 2015, giá cả tăng cao, nhưng do công ty có thể tự chủ được một phần nguyên liệu đầu vào trong hoạt động kinh doanh của mình nên chi phí đầu vào vẫn giữ được ở mức thấp hơn doanh thu đạt được, vẫn giữ được mức lợi nhuận tương đối của công ty. Khi quan sát qua biểu đồ 1.1 và các số liệu có được từ bảng 1.1 chúng ta sẽ thấy rõ hơn.

Năm 2014, doanh thu của công ty vào khoảng 19.80 tỷ đồng nhưng cái bỏ ra tới gần 19.3 tỷ, một con số khổng lồ đã ép phần lợi nhuận giữ lại “ốm” hơn, còn 450.79 triệu đồng. Và như vậy là nếu có 100 đồng doanh thu thì sau cùng chỉ thu được 2.28 đồng lợi nhuận, dựa vào chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, và 1.78 đồng vào năm trước đó. Khả năng sinh lợi như vậy là còn khá thấp. Mặc dù vậy, con số

này là gần gấp đôi so với năm 2013, đây là một thành công về một mức tăng trưởng tương đối cao, một bước nhảy dài của công ty. Thực tế năm 2013, công ty không những không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà còn bị lỗ, nhưng may mắn thay là công ty có các khoản thu nhập khác bù vào nên phần lỗ này đã được bù đắp và lợi nhuận đạt được trước thuế là 270,85 triệu đồng. Nếu chỉ dựa vào khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh và không có khoản thu nhập khác thì năm 2013 công ty không có lợi nhuận. Lợi nhuận trong năm 2014 của công ty đạt được ở mức này là do sự tác động của hai yếu tố: thứ nhất là lực đẩy lên của doanh thu và thứ hai là sức ép xuống của chi phí. Lợi nhuận có được là kết quả của sự lớn mạnh hơn của doanh thu so với những chi phí phải bỏ ra. Vì thế, lợi nhuận năm 2014 giữ được ở mức này là do sự tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu kết hợp với chi phí. Những yếu tố này đã được chúng ta phân tích ở phần trên, ở đây chúng ta sẽ không lập lại nữa.

Sang năm 2015, đà tăng trưởng này vẫn giữ được ở con số dương nhưng tốc độ tăng thì có giảm. Trong năm, lợi nhuận sau thuế đạt được khoảng 510,53 triệu đồng, tăng 59,73 triệu đồng so với 2014, tương đương 13,25 %. Do năm này doanh thu của công ty giảm so với trước đó, nhưng may là phần chi phí làm nên doanh thu này lại giảm nhanh hơn. Tốc độ giảm doanh thu là khoảng 9,3% nhưng chi phí bỏ vào cũng giảm với tốc độ đó là 10,24%. Chính điều này đã cho phép lợi nhuận của công ty có sự gia tăng đáng kể, 13,25 % là một con số cũng rất khả quan. Những nhân tố làm cho lợi nhuận của công ty tăng với tốc độ này cũng chính là những yếu tố đẩy doanh thu tăng và giảm chi phí trong năm như đã phân tích ở trên.

Tuy trong năm vừa qua tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty bị âm gần 10% nhưng phần lợi nhuận lại có sự gia tăng. Từ đây cho ta thấy được tầm quan trọng của giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường và biến động phức tạp như hiện nay, công ty cần phải chú ý hơn nữa, phát huy những kinh nghiệm đã đạt được trong những năm đầy khó khăn vừa qua, tìm ra những hướng đi mới cho nguồn cung ổn định. Tuy hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế nước ta sẽ ổn định hơn, nhưng thực tế là hiện nay để kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực này không dễ. Giá các nguyên liệu đầu vào đang có nhiều biến động phức tạp, nguy cơ kinh doanh thất bại rất nhiều đối với những công ty hoạt động trong ngành xây dựng. Vì thế có thể trong tương lai doanh thu của công ty sẽ bị ảnh

hưởng, lợi nhuận có nguy cơ giảm sút. Công ty cần có kế hoạch cụ thể để phòng khi nền kinh tế đi vào bất ổn hơn.

2.2.2 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc

Bảng 2.4 : Tình hình nộp thuế của doanh nghiệp qua các năm 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015

1. Số còn phải nộp đầu kỳ (156,202) 324,995 161,907

Thuế GTGT (15,202) 306,397 111,340

Thuế thu nhập doanh nghiệp - 22,119 50,567

Thuế nhà đất, thuê đất - (3,522) -

Các loại thuế khác - - -

2. Số phải nộp trong kỳ 591,523 438,279 346,558

Thuế GTGT 506,441 347,205 217,421

Thuế thu nhập doanh nghiệp 27,085 50,567 108,294

Thuế nhà đất, thuê đất 55,997 38,505 18,341

Các loại thuế khác 2,000 2,000 2,500

3. Số đã nộp trong kỳ 110,326 601,366 398,476

Thuế GTGT 43,841 542,263 321,902

Thuế thu nhập doanh nghiệp 4,965 22,119 55,731

Các loại thuế khác 2,000 2,000 2,500

4. Số còn phải nộp đầu kỳ sau 324,995 161,907 109,989

Thuế GTGT 306,397 111,340 6,858

Thuế TNDN 22,119 50,567 103,130

Thuế nhà đất, thuê đất (3,522) - -

Các loại thuế khác - - -

Tỷ lệ (3)/((1)+(2)) (%) 25.34 78.79 78.37

(Nguồn báo cáo tài chính công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Huỳnh Hoàng Qua bảng số liệu được trình bày ở phần trên, chúng ta thấy rằng tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước của công ty trong thời gian qua còn chậm trễ. Số tiền thuế cần phải nộp trong kỳ đều không được thanh toán sớm và đầy đủ. Vì số thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định hạn chót thực hiện nghĩa vụ là vào ngày 28/02 hàng năm.

Nên công ty thường nộp phần thuế này vào đầu kỳ sau:

- Năm 2013, công ty chỉ nộp được 25.32% tổng số thuế cần phải nộp trong kỳ.

- Năm 2014, công ty nộp được 78.79% tổng số thuế cần phải nộp trong kỳ. - Năm 2015, công ty nộp được 78.37% tổng số thuế cần phải nộp trong kỳ. Số thuế còn lại chưa được thanh toán trong kỳ sẽ được kết chuyển sang kỳ sau, con số này ở công ty trong thời gian qua là rất lớn. Từ đây cho thấy công ty nên chấn chỉnh lại tinh thần thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Vì nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân đối với Nhà nước, công ty nên thực hiện đủ và đúng nghĩa vụ của mình. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước còn là tạo điều kiện tốt cho công ty hoạt động bình thường và thuận lợi hơn. Không để nợ thuế Nhà nước nhưng cũng không nên nộp dư thuế nhiều. Vì như vậy phần vốn lưu động của công ty sẽ bị ứng đọng và trong trường hợp cần thiết về việc đầu tư chẳng hạn thì doanh nghiệp sẽ bị thiếu vốn. Tóm lại, công ty cần chấn chỉnh lại tình hình thực hiện nghĩa

vụ của mình đối với Nhà nước, nộp đủ và kịp thời, như thế sẽ giúp công ty hoạt động thuận lợi hơn.

2.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Qua các phần phân tích trên đây, chúng ta cũng đã nhận thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm qua rất có hiệu quả. Qua cả ba năm công ty luôn hoạt động có lợi nhuận và đều tăng qua từng năm. Tuy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả như vậy nhưng còn tình hình tài chính thì sao!? Đến với phần này, chúng ta sẽ đi giải quyết câu hỏi này bằng cách đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty thông qua các tỷ số tài chính. Đồng thời, dựa vào đó để dự đoán xu hướng của các tỷ số này trong tương lai nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp công ty quản lý hiệu quả tình hình tài chính của mình.

2.2.3.1 Các tỷ số quản trị nợ.

Bảng 2.5: Các tỷ số quản trị nợ của doanh nghiệp qua các năm 2013 – 2015

Các tỷ số quản trị nợ ĐVT Năm 2013 2014 2015 Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 83.51 85.95 82.99 Tỷ số nợ trên vốn tự có Lần 5.07 6.12 4.88 Tỷ số khả năng trả lãi Lần 0.02 1.58 2.23 ( Nguồn: Tự tính )

Trong tài chính doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính được xem là công cụ tài chính quan trọng trong việc tạo ra nguồn lực tài chính cho đầu tư và sản xuất kinh doanh. Nó cũng được xem là một tấm lá chắn thuế rất hiệu quả. Nhưng cũng không phải vì thế mà sử dụng nợ càng nhiều càng tốt. Trước khi cho công ty vay, các chủ nợ sẽ xem xét kỷ lưỡng các tỷ số quản trị nợ của công ty, cũng như khả năng đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ này khi đáo hạn.

Như vậy các tỷ số này như thế nào là tốt nhất? Điều này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh tế, chính trị, quy mô và uy tín

của công ty,... Do đó, để đánh giá được một cách chính xác chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể qua từng tỷ số.

Bảng 2.6: Trích lọc số liệu dùng phân tích các tỷ số quản trị nợ của doanh nghiệp qua các năm 2013 – 2015

Khoản mục Năm 2013 2014 2015 Tổng cộng tài sản 10,619 11,871 20,196 Nợ phải trả 8,868 10,202 16,760 Nguồn vốn chủ sở hữu 1,750 1,668 3,435

Lợi nhuận cung cấp dịch vụ 350 2,238 2,671

Chi phí lãi vay 288 850 569

Chi phí quản lý doanh nghiệp 227 782 1,259

(Nguồn báo cáo tài chính công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Huỳnh Hoàng)

2.2.3.1.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A).

Qua bảng số liệu và biểu đồ tỷ số D/A của công ty, chúng ta có thể nhận thấy mức độ sử dụng nợ của công ty là khá cao. Qua cả ba năm tỷ lệ nợ luôn chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều này cho thấy công ty có uy tín cao nên có thể huy động nợ ở mức cao như thế. Công ty sẽ có cơ hội phát huy hiệu quả sức mạnh đòn bẩy tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời công ty cũng sẽ tiết kiệm được một khoản thuế đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, việc công ty có một tỷ lệ nợ cao cũng làm gia tăng rủi ro khả năng trả lãi và nợ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nợ vay từ bên ngoài, khả năng tự chủ về tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Đặc biệt, bước sang năm 2014, tỷ lệ này vượt lên ngưởng 85.95%, tăng 2.43% so với năm trước đó. Nguyên nhân là do năm 2014 doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều hơn năm 2013 khoảng 15.05% trong khi tổng tài sản chỉ ĐVT: triệu đồng

tăng có 11.79%. Toàn bộ số nợ huy động năm 2013 là nợ ngắn hạn. Do năm 2014 công ty cần vốn để tài trợ cho các công trình đã ký hợp đồng trong năm 2013, thêm vào đó tỷ lệ lạm phát tăng cao kéo theo sự gia tăng các chi phí, hàng tồn kho của công ty tăng cũng làm gia tăng hi phí bảo quản hàng tồn kho,… Để bù đắp các khoản thiếu hụt này và tăng tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần phải huy động một khoản nợ nhiều hơn.

Sang năm 2015 việc sử dụng nợ của công ty có chiều hướng giảm rõ rệt, còn 82.99%, thấp hơn cả năm 2013, giảm 2.96% so với năm 2014. Nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn đang ở mức cao. Năm 2015, tình hình lạm phát khả quan hơn năm 2014, nền kinh tế cũng đang dần hồi phục, cơ hội kinh doanh cũng cao hơn,… Bây giờ công ty cần vốn để đầu tư, so với năm 2014, năm 2015 số nợ mà công ty sử dụng tăng 64.27%, mức gia tăng khá cao, nhưng tổng tài sản lại tăng đến 70.13%, tăng nhanh hơn mức tăng của nợ. Do đó, tỷ lệ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của công ty giảm.

2.2.3.1.2 Tỷ số nợ trên tổng vốn tự có (D/E).

Ở phần trên, chúng ta đã phân tích tình hình sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. tỷ số này của công ty là khá cao. Đến đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem tương ứng với một đồng vốn chủ sở hữu sẽ là bao nhiêu đồng nợ. Tỷ số này cũng tương tự như

tỷ số D/A, nhưng tỷ số D/E có khả năng đo lường khả năng tự chủ về tài chính của công ty có phần chính xác hơn.

Nhìn chung, tỷ số D/E của công ty đang ở mức khá cao. Tương ứng với một đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sử dụng gần 5 đến 6 đồng nợ vay. Nguyên nhân làm cho nợ vay của công ty trong thời gian qua ở mức cao cũng giống như phần tỷ số D/A đã trình bày ở trên.Việc này cũng có mặt tốt và xấu của nó. Tuy khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao, vốn tự có của công ty còn thấp hơn nhiều so với phần nợ vay nhưng công ty có thể tiết kiệm thuế, có thể chiếm dụng vốn trên thị trường để kinh doanh, phát huy sức mạnh đòn bẩy tài chính.

Năm 2014, việc công ty sử dụng nợ nhiều hơn năm 2013 do những nguyên nhân như đã nói ở phần trên cũng đã làm cho tỷ số D/E của công ty năm 2014 nhảy lên mức 6.12 lần tăng 1.05 lần so với 2013. Bên cạnh đó, một phần cũng do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm 4.7% so với năm trước đó.

Năm 2015, tỷ số này chỉ còn 4.88 lần, giảm 1.24 lần so với năm 2014. Nguyên nhân là tuy năm 2015 số nợ mà công ty sử dụng tăng 64,27%, nhưng trong năm công ty gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 3 tỷ (tăng 100% so với 2013). Việc vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn nợ vay đồng nghĩa với tỷ số D/E sẽ giảm.

2.2.3.1.3 Tỷ số khả năng trả lãi

Ai cũng muốn những khoản tiền đem đi đầu tư của mình luôn có lời và lời càng nhiều càng tốt. Những nhà đầu tư, các ngân hàng cũng vậy, khi họ đầu tư hay cho một ai đó vay họ luôn mong muốn sẽ thu về một khoản tiền lớn hơn. Do đó, khi

họ cho vay điều mà họ quan tâm đó là khả năng trả lãi và nợ của con nợ. Một công ty có tỷ số khả năng trả lãi cao đồng nghĩa với việc họ làm ăn có hiệu quả, sẽ thu hút được nhiều nguồn vay hơn.

Ở Huỳnh Hoàng, trong thời gian qua tỷ số này ở mức không cao nhưng nó đang dần cải thiện theo chiều hướng tăng. Năm 2013, tỷ số này chỉ ở mức 0.02, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để trang trải lãi vay của công ty. Tuy năm 2013 công ty có lợi nhuận sau thuế khá cao nhưng chủ yếu là thu từ các nguồn thu nhập khác, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng khoảng 1% lợi nhuận khác. Do trong năm 2013 tình hình xây dựng không mấy khả quan, thu nhập của công ty rất thấp.

Sang năm 2014, tình hình này được cải thiện rất nhiều, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ xây dựng tăng trên 104 lần so với 2013, trong khi phần lãi phải trả của công ty chỉ tăng khoản 2 lần. Công ty đã có khả năng trả lãi vay tốt hơn, cứ một đồng lãi vay công ty có được 1.58 đồng từ lợi nhuận kinh doanh dịch vụ xây dựng để thanh toán, tăng 1.56 đồng so với năm 2013. Lợi nhuận này trong năm 2014 chủ yếu được thu từ việc tiêu thụ tôn, chiếm 60% trong tổng số các mặt hàng công ty đầu tư.

Tỷ số này cũng dần được cải thiện hơn trong năm 2015. Lúc này lợi nhuận từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng trang trí nội thất huỳnh hoàng​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)