5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2.3.1.2 Tỷ số nợ trên tổng vốn tự có (D/E)
Ở phần trên, chúng ta đã phân tích tình hình sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. tỷ số này của công ty là khá cao. Đến đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem tương ứng với một đồng vốn chủ sở hữu sẽ là bao nhiêu đồng nợ. Tỷ số này cũng tương tự như
tỷ số D/A, nhưng tỷ số D/E có khả năng đo lường khả năng tự chủ về tài chính của công ty có phần chính xác hơn.
Nhìn chung, tỷ số D/E của công ty đang ở mức khá cao. Tương ứng với một đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sử dụng gần 5 đến 6 đồng nợ vay. Nguyên nhân làm cho nợ vay của công ty trong thời gian qua ở mức cao cũng giống như phần tỷ số D/A đã trình bày ở trên.Việc này cũng có mặt tốt và xấu của nó. Tuy khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao, vốn tự có của công ty còn thấp hơn nhiều so với phần nợ vay nhưng công ty có thể tiết kiệm thuế, có thể chiếm dụng vốn trên thị trường để kinh doanh, phát huy sức mạnh đòn bẩy tài chính.
Năm 2014, việc công ty sử dụng nợ nhiều hơn năm 2013 do những nguyên nhân như đã nói ở phần trên cũng đã làm cho tỷ số D/E của công ty năm 2014 nhảy lên mức 6.12 lần tăng 1.05 lần so với 2013. Bên cạnh đó, một phần cũng do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm 4.7% so với năm trước đó.
Năm 2015, tỷ số này chỉ còn 4.88 lần, giảm 1.24 lần so với năm 2014. Nguyên nhân là tuy năm 2015 số nợ mà công ty sử dụng tăng 64,27%, nhưng trong năm công ty gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 3 tỷ (tăng 100% so với 2013). Việc vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn nợ vay đồng nghĩa với tỷ số D/E sẽ giảm.
2.2.3.1.3 Tỷ số khả năng trả lãi
Ai cũng muốn những khoản tiền đem đi đầu tư của mình luôn có lời và lời càng nhiều càng tốt. Những nhà đầu tư, các ngân hàng cũng vậy, khi họ đầu tư hay cho một ai đó vay họ luôn mong muốn sẽ thu về một khoản tiền lớn hơn. Do đó, khi
họ cho vay điều mà họ quan tâm đó là khả năng trả lãi và nợ của con nợ. Một công ty có tỷ số khả năng trả lãi cao đồng nghĩa với việc họ làm ăn có hiệu quả, sẽ thu hút được nhiều nguồn vay hơn.
Ở Huỳnh Hoàng, trong thời gian qua tỷ số này ở mức không cao nhưng nó đang dần cải thiện theo chiều hướng tăng. Năm 2013, tỷ số này chỉ ở mức 0.02, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đủ để trang trải lãi vay của công ty. Tuy năm 2013 công ty có lợi nhuận sau thuế khá cao nhưng chủ yếu là thu từ các nguồn thu nhập khác, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng khoảng 1% lợi nhuận khác. Do trong năm 2013 tình hình xây dựng không mấy khả quan, thu nhập của công ty rất thấp.
Sang năm 2014, tình hình này được cải thiện rất nhiều, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ xây dựng tăng trên 104 lần so với 2013, trong khi phần lãi phải trả của công ty chỉ tăng khoản 2 lần. Công ty đã có khả năng trả lãi vay tốt hơn, cứ một đồng lãi vay công ty có được 1.58 đồng từ lợi nhuận kinh doanh dịch vụ xây dựng để thanh toán, tăng 1.56 đồng so với năm 2013. Lợi nhuận này trong năm 2014 chủ yếu được thu từ việc tiêu thụ tôn, chiếm 60% trong tổng số các mặt hàng công ty đầu tư.
Tỷ số này cũng dần được cải thiện hơn trong năm 2015. Lúc này lợi nhuận từ hoạt động của công ty đã gấp 2.23 lần lãi vay, tăng 0.65 lần so với trước đó. Vì
trong năm lợi nhuận hoạt động giảm 5.7%, tuy nhiên phần lãi phải trả của công ty giảm tới 33.11%, phần lãi phải trả giảm đã làm giảm gánh nặng trả lãi của công ty. Trong năm này, tuy số lượng nợ mà công ty sử dụng có nhiều hơn so với hai năm trước nhưng do công ty được hổ trợ lãi suất từ gói kích cầu kinh tế của Nhà nước nên phần lãi phải trả của công ty được giảm rất nhiều.
Qua ba tỷ số trên, cho thấy được tình hình chung của công ty là công ty đang sử dụng nợ nhiều nhưng khả năng trả lãi vay từ lợi nhuận hoạt động là không cao, sử dụng nợ vay kém hiệu quả. Để cải thiện, công ty cần sử dụng số vốn từ nợ mà công ty huy động được có hiệu quả hơn, kiểm soát lại việc sử dụng vốn để đầu tư kinh doanh, không để lãng phí, phải tiết kiệm tối đa các chi phí. Cải thiện tình hình kinh doanh nhằm tăng khả năng sinh lợi của công ty, để có các tỷ số tốt hơn và có thể dễ dàng thu hút các nguồn tài trợ cho công ty trong tương lai.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.4.1 Nhân tố bên trong
Công ty đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao, giàu lòng nhiệt huyết và hăng say trong công việc. Vì vậy năng lực cũng như năng suất lao động luôn ở mức cao. Đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thoả mản nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Do đó uy tín của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Trình độ nhân sự ở công ty: - Sau đại học: 3 người. - Đại học: 38 người. - Cao đẳng: 09 người. - Trung cấp: 48 người.
- Lao động khác và lao động thời vụ: 197 người.
Bên cạnh đó nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của công ty là do sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty, luôn đưa ra những phương hướng chỉ đạo đúng hướng, sát với tình hình thực tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Công ty luôn tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi giao dịch nên đã tránh được các vụ làm ăn lừa bịp trên thương trường.
Tài chính của công ty còn hạn chế nên còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng. Mặc khác do lãi suất ngân hàng còn khá cao đã gây không ít khó khăn
cho việc cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành Uỷ - UBND TP Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu đã nhiệt tình ủng hộ, các ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn do đó Công ty ngày càng phát triển bền vững.
2.2.4.2 Nhân tố bên ngoài
Yếu tố kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bắt đầu ổn định thì nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ phải gấp đôi sự phát triển kinh tế, nếu không cơ sở hạ tầng sẽ là lực cản. Trong bối cảnh hội nhập mạnh của Việt Nam như hiện nay, nhu cầu về nhà ở, khách sạn, các quy hoạch đô thị mới đã đưa Việt Nam trở thành thị trường xây dựng có nhiều cơ hội để đầu tư sinh lời. Các chỉ số dự báo về tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam và các dự án xây dựng được công bố trong thời gian gần đây đã làm cho thị trường xây dựng Việt Nam càng trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Pháp, Trung Quốc, Singapore. Thị trường xây dựng ngày càng được mở ra nhiều cơ hội.
Nền kinh tế đang biến động theo mọi chiều hướng không ai có thể ngờ trước được, do đó song song với những cơ hội là những thách thức đối với doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, giá vật liệu đang lên cơn sốt, nên gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu đôi khi phải mua bán thành phẩm, việc đầu tư một công trình thi công nào đó công ty cần xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Lạm phát:
Trong thời gian qua vấn đề lạm phát luôn được các nhà kinh tế quan tâm rất nhiều, vì nó là một tác nhân luôn ngầm làm giảm những lợi ích mà họ nhận được. trong một nền kinh tế thị trường thì lạm phát là tất yếu khi kinh tế phát triển nhưng nó phải ở mức một con số thích hợp. Khi lạm phát quá cao, cao hơn cả tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thì khi đó nó sẽ làm giảm động lực đầu tư kinh doanh. Theo các nhà tư vấn kinh tế Việt Nam thì tỷ lệ lạm phát nên giữ ở mức một con số.
Đối với nền kinh tế nước nhà thì lạm phát làm tăng giá cả các loại hàng hóa, tăng chi phí nguyên liệu đầu vào đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm động lực sản xuất kinh doanh vì mọi người thấy lợi ích bị giảm, làm ăn không có hiệu quả, kéo theo sản xuất bị trì trệ. Từ đó tốc độ phát triển kinh tế bị chậm lại. Cụ
thể là tốc độ phát triển kinh tế năm 2013 là 5.42 %, trong khi năm 2014 tăng 5.98%. Tuy lạm phát giảm nhưng đồng tiền mất giá nên kéo theo giá cả các mặt hàng tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.
Riêng đối với ngành xây dựng thì hậu quả của nó còn nặng nề hơn nữa. Vì xây dựng là một ngành có chi phí đầu vào cao, giá nguyên liệu đầu vào phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế thế giới và nước nhà, nhiều loại nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài. Do đó, một khi nền kinh tế hoạt động không bình thường thì ngành luôn chịu nhiều tổn thất nhất. Điển hình như trong thời gian vừa qua 2013-2015 lạm phá ty giảm nhưng giá nguyên liệu đầu vào lên cao vùng vụt, hôm nay đấu thầu với mức giá này nhưng ngày hôm sau giá vật liệu đã lên cao không ngờ. Giá cả các loại vật tư trong thời gian qua có những biến động mạnh đã làm giới đầu tư trong ngành này đau đầu. Với tình hình này thì ít ai muốn đầu tư vào để xây dựng nữa.
Nhưng tình hình lạm phát đã bất ngờ đảo chiều, đầu năm 2015 thì lạm phát được xem là thấp nhất trong những năm qua. Giảm phát nguy hiểm hơn lạm phát rất nhiều, nó mang lại hậu quả còn nghiêm trọng hơn, sẽ không có ai còn muốn sản xuất kinh doanh nữa. Nhưng nhìn ở mặt bằng chung thì năm 2015, tình hình kinh tế nước ta khả quan hơn hai năm trước đó,vì tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức một con số. Quý I/2016 con số tỷ lệ lạm phát đã là trên 4%, điều này khiến cho các nhà kinh tế lo lắng về khả năng giữ tỷ lệ này ở mức một con số trong năm 2016.
Yếu tố tự nhiên:
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². TP.HCM có dân số đông nhất nước, đạt 7,955 triệu người
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 7 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh ò
quan trọng bậc nhất.
Nhìn chung vị trí địa lý của công ty khá thuận lợi vì mặt trước của công ty gần đường Trường Sơn huyết mạch của sân bay Tân Sơn Nhất, phía sau thông hẽm lớn nên việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như công cụ dụng cụ...Với những điều kiện tự nhiên như trên đã mang đến cho công ty Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Trang Trí Nội Thất Huỳnh Hoàng. Nhiều điều kiện mở rộng thị trường mình, bên cạnh đó cũng là sức ép và thách thức đối với doanh nghiệp trong việc giữ vững vị thế.
2.2.5 Ƣu điểm, nhƣợc điểm
Ƣu điểm:
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vưc xây dựng, được trang bị kĩ thuật tốt, năng động nên dễ dàng thích ứng với công việc. Khả năng xử lý các tình huống phức tập tốt.
- Môi trường làm việc thân thiện giúp các nhân viên gần gũi chia sẻ kinh nghiệm với nhau
- Công ty nằm TP.HCM một trong nhưng trung tâm sầm uất thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
Hạn chế:
- Hạn chế 1: Tình hình tài chính của công ty còn gặp nhiều khó khăn.
Cũng như phần lớn doanh nghiêp ở Việt Nam. Thì Huỳnh Hoàng cũng chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu để cãi tiến công nghệ, đầu tư, phát triển, tồn tại ...do đó cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế.
- Hạn chế 2: Mặc dù doanh thu khá cao nhưng chi phí chiếm tỷ trọng lớn.
Theo bản báo cáo tài chính của công ty thì năm 2013 doanh thu 14.707 tỷ thì chi phí hoạt động chiếm 14.436 tỷ. Năm 2014 doanh thu 19.799 tỷ chi phí hoạt động chiếm 19.298 tỷ . Năm 2015 doanh thu 17.941 tỷ chi phí hoạt động chiếm 17.322 tỷ như vậy ta thấy chi phi chiếm phần lớn doanh thu của Huỳnh Hoàng nên tìm cách khác phục.
- Hạn chế 3: chưa chú trọng tổ chức maketing, chủ yếu dựa vào mối quan
hệ của nhân viên công ty.
Ngày nay các doanh nghiệp luôn lấy mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp muốn thành công trong kinh doanh thì tất yếu cần phải có hoạt động maketing hiệu quả. Trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nghiên cứu, vận dụng maketing ở những mức độ khác nhau, nhiều doanh nghiệp đang có sự thay đổi về nhận thức quan điểm quanrlys doanh nghiệp và đang dần chuyển trọng tâm chú ý sang quản trị maketing
Maketing là sự kết hợp giữa con người và tổ chức, giữa khoa học và kĩ thuật, giữa các quyết định quan trọng của doanh nghiệp và thời cơ thị trường và đây thực sự là một lĩnh vực phức tạp, đầy thách thức đòi hỏi phải có tri thức và sáng tạo. Qua thực tiễn cho thấy nhiều nhân thức lệch lạc nhiều sai sót trong vận dụng maketing đang còn tồn tại và các doanh nghiệp đang cần những kiến thức đày đủ và sâu rộng về vấn đề này . Đây cũng là yêu cầu, nhiên vụ cấp thiết cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, mà đặc biệt trong thời đại hiện nay khi đất nước ta trong quá trình hội nhập vào hệ thông kinh doanh quốc tế và khu vực, do đó doanh nghiệp Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là phải nắm và hiểu cũng như là vận dụng thực hành quản trị maketing vào nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp mình.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
“Học là phải đi đôi với hành” hầu như ai cũng biết câu nói ấy. Nhưng việc áp dụng câu nói này vào thực tiễn sao cho tốt nhất thì không phải là chuyện dễ. Dựa vào những hiểu biết của mình về lý thuyết đã được thầy cô truyền đạt trong suốt thời gian qua để áp dụng vào thực tế. Từ những cơ sở lý luận của chương 3 bây giờ chúng ta đem nó áp dụng vào chương 2 để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Trang Trí Nội Thất Huỳnh Hoàng.
Chương này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua như thế nào? Giúp người đọc xác định khả năng sinh lợi của công ty trong thời gian tới, thêm vào đó là sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về