Các tiêu chí đánh giá khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh

Hiện nay chƣa có tài liệu nào đƣa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Qua nghiên cứu hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tƣ, tác giả nhận thấy chủ đầu tƣ thƣờng căn cứ vào các chỉ tiêu cơ bản sau đây để đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng:

1.1.5.1. Tỷ lệ/hệ số trúng thầu

Chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát tình hình dự thầu và kết quả đạt đƣợc của doanh nghiệp bằng cách đánh giá hiệu quả, chất lƣợng của việc dự thầu trong năm, quy mô và giá trị hợp đồng trúng thầu thông qua đó có thể đánh giá năng lực của doanh nghiệp, việc đánh giá đƣợc tính bằng công thức sau:

TA = (DAtt /DA dt).100%

Trong đó: - TA: là tỷ lệ trúng thầu theo số lần tham gia đấu thầu - DAtt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) trúng thầu trong năm - DA dt: là số lượng dự án (hay số gói thầu) dự thầu trong năm 1.1.5.2. Lợi nhuận đạt được

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh nhƣng đồng thời cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đánh giá chỉ tiêu này thông thƣờng chủ đầu tƣ xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp qua nhiều năm (từ 3 - 5 năm), tính tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận hàng năm đồng thời kết hợp với việc đánh giá chỉ tiêu về giá trị sản lƣợng xây lắp hoàn thành trong năm. Nếu giá trị xây lắp hoàn thành tăng mà lợi nhuận không tăng thì có thể là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chƣa đạt yêu cầu hoặc cũng có thể là doanh nghiệp vận dụng chính sách chiến lƣợc giá thấp để đạt mục tiêu giải quyết công ăn việc làm hay mở rộng thị trƣờng. Do đó, các doanh nghiệp cần lƣu ý thuyết minh, giải thích rõ thêm phần này trong các hồ sơ năng lực của mình.

1.1.5.3. Chất lượng sản phẩm

Chất lƣợng của sản phẩm là tổng hợp các đặc tính của nó theo yêu cầu của sản phẩm, của quá trình xây dựng hoặc tiện nghi phục vụ, vì vậy chất lƣợng sản phẩm vừa phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật vừa phải thoả mãn nhu cầu mong muốn của con ngƣời.

Trong lĩnh vực xây dựng thì chất lƣợng sản phẩm chính là chất lƣợng công trình biểu hiện thông qua những tiêu thức nhƣ: tính năng, tuổi thọ, độ an toàn, độ bền vững, tính kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế và bảo vệ môi trƣờng của công trình. Vì sản phẩm của ngành xây dựng không thể sản xuất ra sẵn để bán cho khách hàng đƣợc nên để đánh giá chất lƣợng sản phẩm của nhà thầu thì chủ đầu tƣ thƣờng căn cứ vào những công trình nhà thầu đã và đang thi công (thông qua bảng danh mục những công trình đã và đang thực hiện mà nhà thầu thống kê theo yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ năng lực của mình).

1.1.5.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm nhà xƣởng, hệ thống kho tàng, hệ

thống cung cấp năng lƣợng, kỹ thuật công nghệ thi công... Tóm lại, đây là chỉ tiêu tổng hợp của các yêu cầu về kỹ thuật, chất lƣợng, biện pháp thi công và tiến độ thi công công trình. Nó đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu thầu, là yếu tố quyết định đến chất lƣợng công trình, giúp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và đƣợc thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về mặt kỹ thuật, đòi hỏi nhà thầu phải đƣa ra các giải pháp và biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị một cách hợp lý và khả thi nhất (đƣợc nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu), từ đó đƣa ra đƣợc sơ đồ tổ chức hiện trƣờng, bố trí nhân lực, các biện pháp về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng.

- Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự án, với yêu cầu là tiến độ thi công đƣợc bố trí sao cho phải hết sức khoa học nhằm sử dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục liên quan. Tiến độ thi công đƣợc quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, khi lập tiến độ thi công thì nhà thầu cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ lƣỡng địa bàn thi công, mặt bằng thi công, nguồn gốc nguyên vật liệu,... từ đó có thể sắp xếp thi công các hạng mục, các công việc một cách hợp lý nhất để đƣa ra đƣợc tổng thời gian thi công ngắn nhất. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu này rất đƣợc coi trọng vì mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành hay một địa phƣơng nào đó, do đó vấn đề này đƣợc chủ đầu tƣ đánh giá rất cao.

1.1.5.5. Kinh nghiệm và năng lực thi công

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu xác định điều kiện đảm bảo nhà thầu đƣợc tham gia cạnh tranh đấu thầu trong mỗi dự án, hầu nhƣ các chủ đầu tƣ khi phát hành hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu về tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này đƣợc thể hiện năng lực hiện có của nhà thầu trên các mặt:

- Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trƣờng tƣơng tự. Ví dụ doanh nghiệp có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng? Bao nhiêu năm trong lĩnh vực cầu đƣờng, thủy lợi, thuỷ

- Số lƣợng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp thực hiện dự án.

1.1.5.6. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét “sức khỏe”, tiềm lực của doanh nghiệp mạnh yếu nhƣ thế nào. Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tƣ thƣờng đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lƣu động/Tổng nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản lƣu động - Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn.

- Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Số ngày trong năm x khoản phải thu/ Doanh số tín dụng.

- Chu kỳ chuyển hoá tồn kho (ngày) = Số ngày trong năm x Tồn kho bình quân/ Chi phí hàng bán.

- Tỷ lệ nợ trên vốn chủ = Tổng nợ/Vốn CSH.

- Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (%) D/A = Tổng nợ/Tổng tài sản. - Thu nhập trên đầu tƣ ROA (%) = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. - Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/ Vốn CSH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)