Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

- Hệ số nợ

Hệ số nợ =

Nợ phải trả Tổng cộng nguồn vốn

Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Do đó, khi

khả năng thanh toán lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn vay và sẽ không đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lƣu động của công trình tăng.

- Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu đo lƣờng mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp:

Hệ số vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

= 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

- Khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trƣớc thuế + Tiền lãi vay Lãi tiền vay

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí để các ngân hàng xem xét khi cung ứng các khoản vay của doanh nghiệp.

- Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng hóa tồn kho Nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

- Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng

doanh nghiệp có thể thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ số này là thƣớc đo phản ánh năng lực trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động phản ánh cứ 100 đồng vốn lƣu động bình quân mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn lƣu động bình quân

Tỷ suất sinh lời vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời vốn cố định =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời của tổng tài sản(ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho biết nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

2.3.2. Số lượng công trình và giá trị công trình mà Công ty được nhận thầu

Chỉ tiêu này cho biết một cách khái quát tình hình của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả của công trình trong năm và quy mô của các công trình. Cũng từ đó cho thấy đƣợc tiềm lực của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ nhận thầu trong các dự án: Tiêu chí này phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, nó đƣợc xác định dựa trên 2 tiêu chí: Theo số công trình và theo giá trị công trình trong năm. Tỷ lệ này đƣợc tính nhƣ sau:

Theo quy định Luật đấu thầu xây dựng thì các dự án đa số đều phải thông qua đấu thầu còn chỉ thầu thì rất ít.

* Tính theo công trình:

Tỷ lệ nhận thầu theo số công trình = Số công trình nhận thầu Số công trình dự thầu

* Tính theo giá trị công trình:

Tỷ lệ nhận thầu theo giá trị

công trình =

Giá trị công trình nhận thầu Giá trị công trình dự thầu

2.3.3. Đánh giá chất lượng dự án

Chất lƣợng các dự án chính là chất lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra. Chất lƣợng dự án là tổng hợp các đặc tính theo yêu cầu của sản phẩm, của qui trình xây dựng và của ngƣời sử dụng. Chỉ tiêu về chất lƣợng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lƣợng sản phẩm chính là chất lƣợng các công trình xây dựng, nó biểu hiện ở công năng sử dụng, độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay, cạnh tranh thông qua chất lƣợng các dự án là sự cạnh tranh hết sức gay gắt và không có giới hạn. Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng các dự án là việc làm thƣờng xuyên của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về chất lƣợng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế- kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng chất lƣợng sản phẩm chính là công năng sử dụng,

độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình thông qua một số các TCVN sau:

TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh tròn trơn; TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn; TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dƣỡng mẫu thử;

TCVN 3255:1989, An toàn nổ;

TCVN 4086:1985, An toàn điện trong xây dựng;

TCVN 4091:1985, Nghiệm thu các công trình xây dựng; TCVN 4244:1986, Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng; TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối; TCVN 5279:1990, An toàn cháy nổ. Bụi cháy;

TCVN 5308:1991, Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng; TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;

TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình;

2.3.4. Đánh giá năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp

Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng của công trình, là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín trên thƣơng trƣờng, tiến độ thực hiện dự án và năng lực thi công của doanh nghiệp. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên một số tiêu chí sau:

Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của chủ dự án;

Tính hợp lý, tính tối ƣu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật;

Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng; Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, công nghệ, tiến độ huy động...)

2.3.5. Đánh giá uy tín kinh nghiệm của doanh nghiệp

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng. Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cạnh tranh vì Doanh

nghiệp đã có một lƣợng khách hàng quen thuộc, tín nhiệm mình. Uy tín và danh tiếng của một doanh nghiệp đƣợc hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trƣờng và là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần phải biết giữ gìn và phát huy tài sản đó.

Uy tín của nhà thầu đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ: Uy tín về thƣơng hiệu, uy tín về năng lực thi công, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề. Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp luôn xem việc xây dựng thƣơng hiệu, uy tín trên thƣơng trƣờng là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của mình.

2.3.6. Đánh giá về giá

Giá tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình xin thực hiện dự án.

Các doanh nghiệp mong muốn đƣa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tƣ, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt.

Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng, giá của công trình xây dựng đƣợc xác định trƣớc khi có công trình. Giá công trình xây dựng dựa theo đơn giá XDCB theo từng vùng.

Trong thực tế giá dự án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án, đó là: đƣờng giao thông, điện, nƣớc, khả năng khai thác vật tƣ tại chỗ, trình độ dân trí;

- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự án, - Tiến độ thực hiện dự án

Ngoài ra đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thƣờng kéo dài, do đó nảy sinh nhiều vấn đề nhƣ: trƣợt giá vật tƣ, chi phí quản lý cao, công trình chậm đƣợc đƣa vào sử dụng....ảnh hƣởng đến tính hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ dự án thƣờng rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thƣờng đƣợc xem xét trên các khía cạnh:

- Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã cam kết;

- Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình liên quan; - Khả năng rút ngắn tiến độ thi công.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá bằng các tiêu thức khác nhau. Tƣ̀ quan niê ̣m về năng lƣ̣c ca ̣nh tranh nhƣ đã trình bày ở phần trên , chia các tiêu thức đánh giá năng lƣ̣c ca ̣nh tranh thành 2 nhóm:

1. Nhóm tiêu thức thể hiện kết quả cạnh tranh . Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố nhƣ thị phần của d oanh nghiê ̣p và hiê ̣u quả kinh doanh , thể hiê ̣n ở tỷ suất lơ ̣i nhuâ ̣n .

2. Nhóm tiêu thức thể hiện các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh còn có thể gọi là các công cụ tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CP TƢ VẤN VÀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên

3.1.1. Thông tin chung về Công ty

Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen construction investment and consullation join stock company

Viết tắt: TCICO

Địa chỉ: Số 5/1 đƣờng Bắc Kạn, phƣờng Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Mã số thuế: 4600342718

Điện thoại: 0280 855732 ; 0280 857455 Fax: 0280 651411

Tài khoản: 3901 000 000 7873

Tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Thái Nguyên

3.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Thái Nguyên

Năm 1985 theo đề nghị của Uỷ ban xây dựng cơ bản (UB XDCB) tỉnh Bắc Thái, UBND tỉnh Bắc Thái có QĐ số 66/QĐ-UB ngày 20/4/1985 thành lập xí nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch trực thuộc UB XDCB tỉnh với các nhiệm vụ chính là: khảo sát và thiết kế quy hoạch. Từ đó nhiệm vụ khảo sát và thiết kế quy hoạch của viện thiết kế quy hoạch dần dần chuyển sang xí nghiệp của UB XDCB tỉnh.

Năm 1988 UBND tỉnh Bắc Thái có QĐ số: 78/QĐ-UB ngày 27 tháng 8 năm 1988 về việc: “Giải thể sở xây dựng và UB XDCB tỉnh Bắc Thái để thành lập sở XD Bắc Thái”.

Sau khi ổn định tổ chức Sở XD Bắc Thái (Mới) có QĐ số 61/TC-XD ngày 09 tháng 8 năm 1988 “Hợp nhất theo nguyên trạng xí nghiệp khảo sát thiết kế quy

hoạch” (UB XDCB cũ) và Viện thiết kế quy hoạch (Sở XD cũ) thành xí nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch Bắc Thái trực thuộc Sở XD Bắc Thái.

Ngày 3/6/1994 theo đề nghị của xí nghiệpUBND tỉnh Bắc Thái có QĐ số 349/QĐ-UB Đổi tên xí nghiệp khảo sát thiết kế Bắc Thái thành Công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế quy hoạch xây dựng Bắc

Năm 1997 UBND Thái Nguyên có QĐ số: 03/QĐ-UB ngày 04/01/1997 đổi tên Công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế Bắc Thái thành Công ty Tƣ vấn Xây dựng Thái Nguyên. Năm 1998 Công ty xây dựng phòng thí nghiệm địa chất công trình với đầy đủ trang thiết bị và tập huấn nghiệp vụ thí nghiệm cho CBCNV của phòng tại Hà Nội và chính thức hoạt động cho đến nay.

Năm 2000 Công ty thành lập ban tƣ vấn giám sát với nhiệm vụ giúp các chủ đầu tƣ giám sát kỹ thuật thi công và tƣ vấn quản lý xây dựng theo luật xây dựng.

Ngày 29/6/2001 UBND tỉnh Thái Nguyên có QĐ số 2547/QĐ-UB về việc sáp nhập xí nghiệp khảo sát thiết kế quy hoạch và tƣ vấn xây dựng thuộc Công ty XD Thái Nguyên vào Công ty tƣ vấn xây dựng Thái Nguyên.

Năm 2003, thực hiện QĐ số 1393/QĐ-UB ngày 25/6/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt phƣơng án thực hiện cổ phần hoá DN nhà nƣớc đối với DN: Công ty tƣ vấn xây dựng Thái Nguyên. Chuyển đổi thành Công ty CP tƣ vấn XD Thái Nguyên ngày 01/7/2003. Bƣớc vào mô hình Công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp, thời gian đầu làm quen với mô hình này Công ty gặp phải rất nhiều khó khăn đó là nguồn nhân lực, thị trƣờng, chất lƣợng sản phẩm, công nghệ thiết bị, khách hàng và kiến thức quản trị doanh nghiệp. Nhƣng do có tinh thần đoàn kết năng động, sáng tạo, đổi mới tƣ duy lãnh đạo Công ty đã chú trọng việc hoạch định và xây dựng chiếm lƣợc phát triển của Công ty trong đó tập trung vào việc cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhƣ đổi mới cơ chế quản lý theo hƣớng thị trƣờng, kiện toàn công tác tổ chức, xây dựng qui chế làm

việc, qui chế trả lƣơng trả thƣởng, xây dựng định mức tiền lƣơng nội bộ, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng thị trƣờng, bổ sung ngành nghề.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Thái Nguyên

3.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Xây dựng Thái Nguyên

 Chức năng:

Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên đƣợc thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần mã số 4600342718 đăng ký lần đầu ngày 06/08/2003 và thay đổi lần thứ 9 ngày 08/10/2013,

Với ngành nghề kinh doanh chính: - Xây dựng nhà các loại

- Chuẩn bị mặt bằng

- Hoàn thiện công tình xây dựng

- Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Lắp đặt hệ thống điện

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác - Phá dỡ

- Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan

- Xây dựng công trình có ích (xây dựng công trình thủy lợi) - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nƣớc, lò sƣởi và điều hòa không khí

 Nhiệm vụ:

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Quản lý và sử dụng vốn, cơ sở vật chất theo đúng chế độ chính sách nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)