Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của mình. Thực tế cạnh tranh trong xây dựng cho thấy rằng các nhà thầu đƣợc đánh giá cao thƣờng là những nhà thầu có kinh nghiệm, thiết bị máy móc, công nghệ thi công hiện đại. Do đó, để giành thắng lợi trong cạnh tranh xây dựng doanh

nghiệp cần tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị, máy móc, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào thi công.

Thứ hai, doanh nghiệp phải luôn luôn chủ động tìm kiếm các nguồn tài chính để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án, việc thu chi tài chính phải minh bạch, tuân thủ các qui định của nhà nƣớc về quản lý tài chính. Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng những doanh nghiệp giành đƣợc nhiều dự án lớn thƣờng là những doanh nghiệp có khả năng tài chính minh bạch và dồi dào...

Thứ ba, doanh nghiệp phải chuẩn bị, nghiên cứu kỹ hồ sơ pháp lý, phải có sự hiểu biết nhất định về dự án mà mình sẽ tham gia. Từ những thất bại, cũng nhƣ thành công cho thấy, doanh nghiệp muốn thắng thầu thì phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng, đầu tƣ thỏa đáng về nhân lực và tài chính cho công tác lập hồ sơ dự án. Muốn làm tốt công tác này, doanh nghiệp phải nghiên cứu hết sức kỹ lƣỡng các đặc điểm của dự án (qui mô, địa điểm thực hiện, điều kiện thực hiện dự án, công nghệ thi công), đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó sẽ tập hợp đội ngũ chuyên gia của công ty, đầu tƣ thời gian và tài chính để hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp có thể tham khảo dự án tƣơng tự đã thực hiện trƣớc đó, tham khảo các Công ty bạn.

Thứ tư, doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tƣ, doanh nghiệp tƣ vấn dự án. Chủ dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy rằng, ở những dự án mà doanh nghiệp đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của chủ đầu tƣ, của nhà tƣ vấn thì khả năng thành công rất cao, do đó, việc thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tƣ và nhà tƣ vấn luôn là mối quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp xây dựng.

Thứ năm, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy rằng những doanh nghiệp có thƣơng hiệu uy tín, làm tốt công tác tiếp thị và tìm kiếm dự án.

Thông thƣờng, uy tín, thƣơng, thƣơng hiệu của DN gắn liền với sản phẩm hàng hóa, đối với DN xây dựng đó là chất lƣợng của công trình, uy tín của DN, đây

là một yếu tố hết sức quan trọng để chủ đầu tƣ đánh giá và cho điểm các nhà thầu. Nhứng nhà thầu có thƣơng hiệu uy tín thƣờng đƣợc chấm điểm cao, do đó để giành đƣợc thắng lợi trong cạnh tranh xây dựng đòi hỏi DN phải có chiếm lƣợc quảng bá thƣơng hiệu, gây dựng uy tín trên thị trƣờng xây dựng.

Thứ sáu, xác định và nắm bắt kỹ các thông tin về thị trƣờng, đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh, có ý nghĩa hết sức quan trọng cho doanh ngiệp.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên ra sao?

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công tytrong hoạt động đấu thầu?

- Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn (desk stdy) qua những tài liệu sau:

- Báo cáo tình hình chung của Công ty (thông tin về tình hình số liệu về số công trình thi công, tình hình tài chính, tình hình lao động, giá trị công trình thực hiện... ).

- Các văn bản quy phạm pháp luật trong xây dựng.

- Báo cáo kết quả kinh doanh, qua các năm 2011, 2012, 2013.

- Tài liệu khác để thu thập thông tin làm bằng chứng cho cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng trong và ngoài nƣớc.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn. Trong đó, áp dụng phỏng vấn chuyên sâu đối với 03 Công ty thuộc đối thủ cạnh tranh. Các thông tin thu thập bao gồm:

- Tình hình sản lƣợng doanh thu qua các năm. - Năng lực của các Công ty cạnh tranh.

Nguồn tài liệu chủ yếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo, bộ phận quản lý của công ty.

2.2.2. Tổng hợp thông tin

Các thông tin đã thu thập đƣợc tiến hành tổng hợp phục vụ cho mục đích phân tích. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tổng hợp thông tin gồm: phân tổ thống kê, bảng thống kê và biểu đồ.

2.2.3. Phân tích thông tin

2.2.3.1. Phân tích thống kê

- Phương pháp thống kê mô tả: đƣợc sử dụng để mô tả thực tiễn trong và ngoài nƣớc, mô tả thực trạng đối tƣợng nghiên cứu (năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tƣ vấn và Đầu tƣ xây dựng Thái Nguyên).

- Phương pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, tiêu thức nghiên cứu theo thời gian, giữa thực hiện với kế hoạch,…

2.2.3.2. Phân tích ma trận SWOT

Phƣơng pháp này là một công cụ rất hữu hiệu cho việc nắm bắt và ra quyết định cho mọi tình huống, xây dựng chiến lƣợc phát triển và đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Phân tích ma trận SWOT là phân tích các cơ hội (O) và những nguy cơ, thách thức (T) của môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ những điểm mạnh (S), điểm yếu (W) thuộc môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và những nguy cơ, thách thức thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi các môi trƣờng kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trƣờng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích môi trƣờng nội bộ để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, công nghệ,…

Phân tích SWOT giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lƣợc kinh doanh dựa trên sự phân tích khoa học các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với doanh nghiệp.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng đểđánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Sử dụng ma trận SWOT (SWOT matrix) để tổng hợp những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh (môi trƣờng bên ngoài công ty).

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh và nguồn lực tài chính của công ty, Công ty có thể thiết lập các kết hợp với 2 loại kết hợp chính. Từ các kết hợp đó có thể đƣa ra chiến lƣợc và đề xuất giải pháp thực hiện.

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O)

Cơ hội - Điểm mạnh (Opportunities - Strengths) O-S (Opportunities - Weaknesses) O-W Thách thức (Threats - T) Thách thức - Điểm mạnh (Threats - Strengths) T-S Thách thức - Điểm yếu (Threats - Weaknesses) T-W

* Điểm mạnh (S): Yếu tố lợi thế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể huy động và phát huy;

* Điểm yếu (W): Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng và xử lý chất thải ở các doanh nghiệp và trong các khu công nghiệp có thể khắc phục đƣợc;

* Cơ hội (O): Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;

* Thách thức (T): Những trở ngại do phát triển công nghiệp không bền vững;

* Phối hợp O-S: Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội;

* Phối hợp T-S: Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ;

* Phối hợp O-W: Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu;

Phối hợp T-W: Cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ.

2.3. Hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp thƣờng đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:

- Hệ số nợ

Hệ số nợ =

Nợ phải trả Tổng cộng nguồn vốn

Hệ số này phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Do đó, khi

khả năng thanh toán lãi vay thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn vay và sẽ không đáp ứng đủ vốn khi nhu cầu vốn lƣu động của công trình tăng.

- Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu đo lƣờng mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp:

Hệ số vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

= 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

- Khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trƣớc thuế + Tiền lãi vay Lãi tiền vay

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chí để các ngân hàng xem xét khi cung ứng các khoản vay của doanh nghiệp.

- Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng hóa tồn kho Nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Nợ ngắn hạn

- Khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng

doanh nghiệp có thể thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ số này là thƣớc đo phản ánh năng lực trong việc tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động phản ánh cứ 100 đồng vốn lƣu động bình quân mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời vốn lƣu động =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn lƣu động bình quân

Tỷ suất sinh lời vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời vốn cố định =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời của tổng tài sản(ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất này cho biết nếu bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

x 100%

2.3.2. Số lượng công trình và giá trị công trình mà Công ty được nhận thầu

Chỉ tiêu này cho biết một cách khái quát tình hình của doanh nghiệp. Qua đó có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả của công trình trong năm và quy mô của các công trình. Cũng từ đó cho thấy đƣợc tiềm lực của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ nhận thầu trong các dự án: Tiêu chí này phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, nó đƣợc xác định dựa trên 2 tiêu chí: Theo số công trình và theo giá trị công trình trong năm. Tỷ lệ này đƣợc tính nhƣ sau:

Theo quy định Luật đấu thầu xây dựng thì các dự án đa số đều phải thông qua đấu thầu còn chỉ thầu thì rất ít.

* Tính theo công trình:

Tỷ lệ nhận thầu theo số công trình = Số công trình nhận thầu Số công trình dự thầu

* Tính theo giá trị công trình:

Tỷ lệ nhận thầu theo giá trị

công trình =

Giá trị công trình nhận thầu Giá trị công trình dự thầu

2.3.3. Đánh giá chất lượng dự án

Chất lƣợng các dự án chính là chất lƣợng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra. Chất lƣợng dự án là tổng hợp các đặc tính theo yêu cầu của sản phẩm, của qui trình xây dựng và của ngƣời sử dụng. Chỉ tiêu về chất lƣợng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lƣợng sản phẩm chính là chất lƣợng các công trình xây dựng, nó biểu hiện ở công năng sử dụng, độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay, cạnh tranh thông qua chất lƣợng các dự án là sự cạnh tranh hết sức gay gắt và không có giới hạn. Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng các dự án là việc làm thƣờng xuyên của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về chất lƣợng các dự án đó là sự đáp ứng các yêu cầu kinh tế- kỹ thuật của dự án. Trong lĩnh vực xây dựng chất lƣợng sản phẩm chính là công năng sử dụng,

độ an toàn, tuổi thọ, tính kinh tế, tính kỹ thuật và mỹ thuật của công trình thông qua một số các TCVN sau:

TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh tròn trơn; TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn; TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dƣỡng mẫu thử;

TCVN 3255:1989, An toàn nổ;

TCVN 4086:1985, An toàn điện trong xây dựng;

TCVN 4091:1985, Nghiệm thu các công trình xây dựng; TCVN 4244:1986, Qui phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng; TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối; TCVN 5279:1990, An toàn cháy nổ. Bụi cháy;

TCVN 5308:1991, Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng; TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;

TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công trình;

2.3.4. Đánh giá năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp

Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng của công trình, là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định đến uy tín trên thƣơng trƣờng, tiến độ thực hiện dự án và năng lực thi công của doanh nghiệp. Năng lực kỹ thuật của doanh nghiệp đƣợc xác định dựa trên một số tiêu chí sau:

Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của chủ dự án;

Tính hợp lý, tính tối ƣu và tính khả thi của các giải pháp kỹ thuật;

Khả năng đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng; Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, công nghệ, tiến độ huy động...)

2.3.5. Đánh giá uy tín kinh nghiệm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)