Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 105)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng. Vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng cần tập trung vào một số điểm sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng. Cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng hiện nay đang tỏ ra bất cập trƣớc sự phát triển của thực tiễn cuộc sống, có nhiều qui định đã tỏ ra không còn phù hợp và đang bị các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng lợi dụng. Điều này đã tạo ra hàng loạt các hệ quả ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển về kinh tế - xã hội, là mảnh đất màu mỡ cho bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nƣớc. Đối với doanh nghiệp, các qui định bất hợp lý đã tƣớc đi cơ hội kinh doanh, sự bình đẳng trong cạnh tranh. Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng cần tập trung vào một số trọng điểm sau:

Đối với chủ đầu tƣ. Với chủ đầu tƣ là Nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc, Nhà nƣớc cần phải có sự qui định một cách rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các chủ đầu tƣ. Phân biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng quản lý kinh tế của các chủ đầu tƣ. Xây dựng qui chế sử dụng, quản lý, phân bổ vốn đầu tƣ theo hƣớng đảm bảo tính công bằng và minh bạch, tránh các hiện tƣợng tiêu cực, lãng phí. Tăng cƣờng năng lực quản lý vốn, quản lý dự án cho các chủ đầu tƣ, từng bƣớc chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý dự án.

Đối với chủ đầu tƣ là doanh nghiệp (tƣ nhân, có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), Nhà nƣớc cần có những qui định tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cạnh tranh, đặc biệt là các dự án có sử dụng vốn từ ngân sách.

- Do phải tiết kiệm chi phí, nhà thầu chỉ có thể sử dụng máy móc thi công, nhân lực hiện có của mình mà không thuê các loại máy móc hiện đại để thực hiện dự án, điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Mặt khác, cũng chính vì phải tiết kiệm chi phí nên nhà thầu phải đƣa vào công trình những vật tƣ không đạt yêu cầu, cắt xén khối lƣợng công việc... đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình.

- Do giá thấp nên nhà thầu phải đối mặt với nhiều khả năng thua lỗ, phá sản nếu nhƣ cứ tiếp tục thực hiện dự án. Đã có không ít nhà thầu tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình, không thực hiện những yêu cầu đã đƣợc ký kết trong hợp đồng.

Nhà nƣớc cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định bất hợp lý, đó là:

- Đổi mới cách tính giá các dự án, bỏ các qui định không rõ ràng, dẫn tới việc chủ đầu tƣ tùy tiện trong thực hiện;

- Thay đổi các qui định hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, khuyến khích các nhà thầu cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh;

- Bãi bỏ các qui định mang tính chất thủ tục hành chính rƣờm rà, tăng cƣờng quyền tự chủ, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia;

- Xây dựng hệ thống các chế tài xử lý những doanh nghiệp không thực hiện đúng các qui định và các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tƣ.

Việc sửa đổi, bổ sung cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ của các nhà thầu, đồng thời, có chế tài thích hợp xử lý các đối tƣợng vi phạm;

- Đảm bảo tính ổn định và đồng bộ.

- Phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.

4.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng

Công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trong trong việc tạo ra sự lành mạnh của môi trƣờng cạnh tranh và đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là các nguồn vốn từ ngân sách và vốn vay của nƣớc ngoài. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm, chế độ sử dụng, quản lý vốn của các dự án.

- Nhà nƣớc cần tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các qui định về quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ. Theo đó, cần tăng cƣờng việc thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch do ngƣời quản lý dự án lập ra, để chủ động trong công tác kiểm tra, cơ quan kiểm tra cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, việc kiểm tra này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu nhƣ: Kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng; quá trình sử dụng và quản lý vốn đầu tƣ, ...

Kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất các dự án, nội dung kiểm tra cần tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu nhƣ: kiểm tra tính pháp lý của các dự án; kinh nghiệm, năng lực hành vi dân sự của nhà thầu; trình tự thực hiện dự án; kết quả lựa chọn nhà thầu; những vƣớng mắc, thắc mắc của các bên tham gia vào dự án.

Sau khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cần có kết luận gửi cho đối tƣợng bị thanh tra, kiểm tra, gửi kết luận thanh tra và kiến nghị của mình cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trong trƣờng hợp vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan thanh tra, kiểm tra cần báo cáo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật.

4.3.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý.

Cơ quan quản lý đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động xây dựng diễn ra một cách bình đẳng, có hiệu quả và đúng pháp luật. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp bách, để làm tốt công tác này, Nhà nƣớc cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Sắp xếp lại các tổ chức cơ quan, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án. Theo đó, các cơ quan quản lý dự án cần đƣợc sắp xếp theo hƣớng tinh gọn, hiệu quả về mặt tổ chức. Cần phân biệt rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án, từng bƣớc thực hiện phân cấp quản lý dự án đối với các ban quản lý dự án. Việc phân cấp này có thể đƣợc thực hiện trên cơ sở

các qui định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô của các dự án.

- Cần xác định qui chế hoạt động của các ban quản lý dự án. Theo đó, cần xác định mối quan hệ của các ban quản lý dự án với cơ quan chủ quản. Hiện nay, chúng ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc qui chế thống nhất qui định mối quan hệ này, những sai phạm diễn ra ở các ban quản lý dự án trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ nguyên nhân không xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các ban quản lý dự án. Do đó, việc xây dựng qui chế qui định chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án đặt ra hiện nay là vấn đề rất cần thiết.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là hết sức quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao, các công trình xây dựng bị ngừng trệ do thiếu vốn. Trong những năm gần đây, Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ xây dựng Thái Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả kinh doanh có hiệu quả và doanh thu, lợi nhuận đã không ngừng tăng đều qua các năm. Với xu thế hội nhập và phát triển Công ty không ngừng phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng trong và ngoài tỉnh điều đó đòi hỏi Công ty phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khoa học, điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt, hiệu quả giúp Công ty phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư xây dựng Thái Nguyên đƣợc đặt ra với nhiều nội dung cần đƣợc nghiên cứu là vấn đề thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn.

Với mục tiêu của đề tài sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên, tác giả đã hoàn thành luận văn theo mục tiêu đặt ra.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu vững chắc, dựa trên chiến lƣợc cạnh tranh phù hợp, tích cực tận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại. Tích cực nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cƣờng liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nghiên cứu, triển khai. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên đòi hỏi trƣớc hết từ sự nỗ lực của bản thân Công ty, đồng thời cần có sự hỗ trợ của các cơ quan tổ chức và cần có sự hỗ trợ trong việc tạo lập môi trƣờng, điều kiện kinh doanh thuận lợi, an toàn từ phía Nhà nƣớc.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên còn thấp khi so sánh với một số doanh nghiệp khác. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý của Công ty còn hạn chế, Cần hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công, tăng cƣờng kỹ năng phân tích giá. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân từ phía môi trƣờng kinh doanh và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc.

Năng lực sử dụng vốn và tài sản của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên đã và đang đƣợc cải thiện, nhƣng mức độ thay đổi còn chậm. Chỉ tiêu vòng quay vốn của Công ty vẫn còn thấp. Thực trạng này dẫn đến kết quả là năng lực cạnh tranh của Công ty so với các Doanh nghiệp khác còn thấp.

Về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh ở Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong nhƣ môi trƣờng pháp lý, Chủ đầu tƣ, các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp vật tƣ, trình độ tổ chức và nguồn nhân lực, khả năng liên danh liên kết, nguồn lực tài chính, năng lực marketing của Công ty. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngoài việc nâng cao năng lực hoạt động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực để nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣơng, hạ giá thành sản phẩm thì Công ty cần khai thác triệt để các điều kiện của môi trƣờng kinh doanh.

Từ những phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên cho thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới, Công ty cần làm tốt các giải pháp là:

(i) Hiện đại hóa trang thiết bị máy móc kỹ thuật và công nghệ thi công; (ii) Đẩy mạnh nghiên cứu thi trƣờng;

(iii) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; (iv) Tăng cƣờng kỹ năng phân tích giá

Tác giả đã hoàn thiện bản luận văn này trên tinh thần học hỏi và cầu thị, với mong muốn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc hoạch định chủ trƣơng, cơ chế, chính sách đối với sự phát triển của ngành xây dựng và đóng góp một phần hiểu biết nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên.

Tuy nhiên, cạnh tranh trong xây dựng là một lĩnh vực hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Chính vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị tác giả mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên, Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty cổ phần xây dựng số 2, Công ty cổ phần xây dựng đô thị và phát triển nhà Thái Nguyên. Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh năm 2011- 2013, Tài liệu lƣu hành nội bộ.

2. Trần Ngọc Đốc (2008) Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 130, tháng 4/2008.

3. Vũ Minh Đức (2008). Làm thế nào để chiến thắng đối thủ cạnh tranh giá thấp. Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 136, tháng 10/2008.

4. Hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng, Quy chế đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Thị Vân Hoa (2008) Văn hóa doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn Hà Nội.Tạp chí kinh tế và Phát triển, số đặc san kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Quản trị kinh doanh, tháng 4/2008.

6. Đỗ Thị Nga, Phạm Vân Đình (2011) Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê ở một số nƣớc trên thế giới - những kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí kinh tế và Phát triển, số đăc san tháng 7/2011

7. Đặng Minh Trang (1999), Giáo trình quản lý chất lƣợng trong doanh nghiệp, Nxb Giáo dục.

8. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thông qua ngày 26/11/2013.

9. Peters. G.H (1995). Khả năng cạnh tranh của nông nghiệp: Lực lƣợng thị trƣờng và lựa chọn chính sách, Dartmouth, 1995, tr.98

10. Porter M (1990). Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia. The Free Press, 1990, tr.77 11. Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng (1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội.

12. Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng và các quy định khuyến khích đầu tƣ phát triển (1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội.

13. Nguyễn Anh Tuấn (2005) “Các giải pháp thiết yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trƣờng EU”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 10 năm 2005;

14. Phạm Quang Trung (2006) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Giai đoạn 2006-2010)”, đề tài cấp bộ , trƣờng đại học kinh tế quốc dân, mã số: B2006-06- 13

15. UNCTAD (1997) Công nghệ thông tin và khả năng cạnh tranh quốc tế: Trƣờng hợp ngành công nghiệp phục vụ xây dựng, tr.44-45.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)