Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 98)

6. Kết cấu của luận văn

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty cổ phần

Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên

Để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, Công ty sẽ thực hiệ một số giải pháp cơ bản sau đây:

4.2.1. Tăng cường vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công

Trong chƣơng 3 của luận văn, chúng ta đã phân tích năng lực thiết bị kỹ thuật công nghệ của Công ty, đồng thời, đối chiếu với yêu cầu kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 -2018, tôi cho rằng, máy móc thiết bị đóng góp rất lớn vào giá thành sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ cho Công ty có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cạnh tranh xây dựng trong giai đoạn hiện nay.

Đầu tƣ vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Xuất phát từ thực trạng tài chính và trang thiết bị kỹ thuật của Công ty. Trên cơ sở định hƣớng phát triển của Công ty và dự báo xu hƣớng phát triển của thị trƣờng xây dựng của cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, trong những năm tới Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công bằng những giải pháp cụ thể sau:

- Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ hợp lý. Công ty sẽ mua sắm các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng đặc chủng, hiện đại, đồng bộ nhằm tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh của mình và tạo ra uy tín về khoa học - công nghệ, năng lực thi công đối với các chủ dự án. Đồng thời, tiến hành rà soát lại máy móc hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao tính năng sử dụng và giảm chi phí vận hành; thanh lý những máy móc cũ, công nghệ lạc hậu không còn đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh của Công ty;

- Gắn đầu tƣ với việc sử dụng một cách có hiệu quả máy móc, trang thiết bị. Trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng xây dựng, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc, Công ty sẽ có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả thông qua việc liên danh, liên kết với các nhà thầu, cho thuê lại máy móc, thiết bị.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đầu tƣ trang thiết bị, máy móc và công nghệ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng cao năng lực

mua, thuê của các doanh nghiệp khác; mua mới thiết bị; tham gia các liên danh các Công ty mạnh hơn.

Để đạt hiệu quả cao trong đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ, Công ty cần phải nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng tính năng, năm sản xuất, thiết bị thay thế, mức tiêu hao vật tƣ v.v... và lựa chọn hình thức mua sắm thích hợp. Có thể lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu. Thông thƣờng, đối với những thiết bị có giá trị lớn, thì cần phải tiến hành đấu thầu mua sắm nhằm đảm bảo tính minh bạch trong đầu tƣ, lựa chọn đƣợc nhà cung ứng có uy tín và giá cả hợp lý. Trong trƣờng hợp mua sắm trực tiếp, không thông qua đấu thầu, Công ty cần phải tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định giá, mời các chuyên gia hoặc các Công ty tƣ vấn có trình độ kỹ thuật và am hiểu kỹ thuật. Mặt khác, cần phải tiến hành nghiên cứu, tham khảo một cách kỹ lƣỡng giá cả, tính năng kỹ thuật từ nhà sản xuất, từ các doanh nghiệp có thiết bị, máy móc, công nghệ tƣơng tự. Quá trình tổ chức mua sắm trang thiết bị phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, cần thực hiện đúng qui trình, thủ tục, tuy nhiên, phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt, không làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án mua sắm và tiết kiệm một cách tối đa chi phí cho hoạt động này.

4.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh dài hạn

Trong môi trƣờng kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng nhƣ những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2014-2018, tôi cho rằng, giải pháp về nghiên cứu thị trƣờng là một giải pháp quan trọng giúp cho Công ty có thể duy trì thị phần của mình trên thị trƣờng và có đƣợc lợi thế cạnh tranh khi tham gia trên thị trƣờng xây dựng.

Trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng, các ngành Công ty cần phải xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh và chiến lƣợc cạnh tranh của mình. Theo đó, để đẩy mạnh nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh dài hạn, Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng thu thập thông tin liên quan đến các dự án. Đầu tƣ, xây dựng dân dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh tƣơng đối đặc thù, việc tìm kiếm các dự án cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, qui hoạch xây dựng các công trình dân dụng,... Theo qui định của pháp luật, trƣớc khi triển khai dự án chủ đầu tƣ cần phải thông báo rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về mục tiêu của dự án, những hạng mục của dự án sẽ thực hiện. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thƣờng rất ngắn, vì vậy ảnh hƣởng đến việc hoạch định các giải pháp tham gia đấu thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Do đó, để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, Công ty cần phải tổ chức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trƣờng theo hƣớng:

- Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị trƣờng, có thể dƣới hình thức Phòng Thông tin và nghiên cứu thị trƣờng với đội ngũ nhân lực khoảng 4 đến 6 ngƣời, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng;

- Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các dự án; nghiên cứu về các chủ đầu tƣ là cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp...; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu, vị trí địa lý, điều kiện thi công các dự án...

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Để tăng cƣờng các hoạt động nhằm khuếch trƣơng thanh thế và uy tín của Công ty, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tƣ. Công ty cần phải thƣờng xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu khả năng tham gia các dự án và những thành tựu của mình trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trƣờng, hoạt động xúc tiến thƣơng mại, Công ty cần xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh dài hạn. Để chiến lƣợc này phát huy tính khả thi trong thực tế, Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính...

- Về nhu cầu: Doanh thu hàng năm của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên là cơ sở quan trọng cho việc xác lập kế hoạch sản xuất kinh

- Về các nguồn lực của công ty:

+ Nguồn nhân lực. Hiện nay, nguồn nhân lực của toàn Công ty tƣơng đối dồi dào, chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty, trong những năm tới đây công tác phát triển nguồn nhân lực cần phải đƣợc quan tâm đặc biệt, với mục tiêu xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân có kinh nghiệm, lành nghề từng bƣớc hình thành cơ cấu hợp lý về trình độ nghề nghiệp của toàn Công ty, hƣớng tới cơ cấu tối ƣu về trình độ nghề nghiệp trong đơn vị. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho một bộ phận cán bộ, công nhân kỹ thuật, nâng cao kỹ năng thực hiện các qui trình công việc trong Công ty cho cán bộ và công nhân.

+ Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công và vốn. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tác động lớn đến sự hình thành chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty. Trƣớc sự phát triển của khoa học - công nghệ và thị trƣờng xây dựng, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chiến lƣợc phát triển dài hạn của mình, Công ty cần phải dự báo đƣợc nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ thi công cũng nhƣ nhu cầu về vốn thực hiện các dự án để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của mình, duy trì hợp lý lƣợng vốn đổi mới, hiện đại hóa và đồng bộ công nghệ.

4.2.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nguồn vốn

Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng về giá trị sản lƣợng theo kế hoạch phát triển của Công ty giai đoạn 2014-2018, ngoài những giải pháp quan trọng nhƣ marketing, đầu tƣ máy móc trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ thì việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là giải pháp mang tính cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn hiện nay.

Năng lực tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng thể hiện ở qui mô về vốn tự có, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng huy động vốn thực hiện các dự án.

Để nâng cao năng lực tài chính của mình, Công ty cần tiến hành việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Theo đó, Công ty cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn vay trong và ngoài nƣớc; thành lập quỹ tín dụng nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Công ty; đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về vốn; duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thi công để có đƣợc các điều kiện thuận lợi trong mua bán vật tƣ, máy móc trả chậm...

Cùng với đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Công ty cần giảm tối đa việc bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Bị chiếm dụng vốn, thu hồi công nợ chậm làm cho hiệu suất sử dụng vốn bị giảm sút, điều này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị chiếm dụng vốn và thu hồi công nợ chậm, có thể do nhà nƣớc cấp vốn chậm, chủ đầu tƣ chƣa thực hiện hết nghĩa vụ thanh toán nhƣ đã cam kết, do nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quyết toán công trình chƣa tốt... Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự chậm trễ và khó khăn trong thu hồi nợ đối với từng dự án cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch thu nợ. Mặt khác, Công ty cần chú ý đến quá trình giải ngân của các dự án, kịp thời làm thủ tục thanh toán ngay theo khối lƣợng công việc đã thực hiện, hoàn thiện hồ sơ quyết toán theo đúng qui định của pháp luật; đƣa ra các giải pháp thi công hợp lý, tránh tình trạng gián đoạn, chậm tiến độ dự án làm ảnh hƣởng đến việc thanh quyết toán công trình.

Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, Công ty cần phải tiến hành sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn vốn. Các khoản chi không cần thiết sẽ bị cắt, chi phí mua sắm trang thiết bị văn phòng, mua ô tô con phục vụ dự án, chi tiếp khách, điện, nƣớc, điện thoại sẽ đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ. Các khoản đầu tƣ không có hiệu quả, chậm thu hồi vốn cần phải đƣợc xem xét lại, nguồn vốn cho các công trình sẽ đƣợc phân bổ một cách hợp lý.

4.2.4. Tăng cường kỹ năng phân tích giá cạnh tranh hợp lý

Giá là yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc giành thắng lợi hay thất bại. Để đảm bảo việc nhận thầu và thực hiện dự án có lãi đòi hỏi phải có sự phân tích giá chính xác và có kế hoạch xây dựng các phƣơng án giá hợp lý. Chính vì vậy,

Để làm tốt công tác này, trƣớc hết Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc xác định giá cần phải đƣợc xác định trên cơ sở khoa học và căn cứ vào thực tế của từng dự án. Trong thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để đạt đƣợc mục đích phải bỏ giá thấp, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là công trình không đảm bảo chất lƣợng, dự án kéo dài, gây mất uy tín cho doanh nghiệp và chủ đầu tƣ.

Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng các phƣơng án bỏ giá hợp lý, lựa chọn phƣơng án xây dựng giá thông qua việc xác định mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và dự kiến mức giá cho dự án.

Mức giá cao nhất Gmax đƣợc xác định trên cơ sở dự toán theo bản vẽ thiết kế thi công. (thƣờng khó chính xác, vì việc xây dựng dự toán phải tuân thủ các qui định về giá có sẵn mà chƣa tính tới yếu tố biến động của thị trƣờng).

Mức giá thấp nhất Gmin là mức giá tối thiểu mà nhà thầu có thể bù đắp đƣợc các chi phí đã bỏ ra. Trong thực tế, có nhiều khi nhà thầu vẫn chấp nhận nhận công trình với giá Gmin để giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động.

Giá dự án là mức giá hợp lý nằm giữa Gmax và Gmin. Theo lý thuyết, giá này không thể cao hơn mức giá trần và thấp hơn mức giá sàn. Do vậy, nhà thầu phải lựa chọn mức giá hợp lý nhằm đảm bảo vừa nhận đƣợc thầu vừa có lợi nhuận, khoảng giá dự án sẽ là:

Gmax >= Gdt >= Gmin Trong đó:

- Gmax: Mức giá tối đa - Gmin: Mức giá tối thiểu - Gdt: Mức giá dự án

Giá dự án do nhà thầu đƣa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ địa điểm thực hiện dự án, tình trạng khấu hao máy móc, công nghệ thi công và các mục tiêu của nhà thầu đặt ra khi thực hiện dự án.

Nhà thầu thƣờng đƣa ra các mục tiêu sau đây để lựa chọn phƣơng án xây dựng giá tốt nhất

- Đạt lợi nhuận tối đa; - Đạt lợi nhuận trung bình; - Đạt lợi nhuận ở mức thấp;

- Tạo việc làm cho ngƣời lao động, gây dựng uy tín, phát triển thị trƣờng.

4.3. Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc trong lĩnh vực cạnh tranh xây dựng cơ bản dựng cơ bản

4.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng. Vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)