Phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phân tích thông tin

2.2.3.1. Phân tích thống kê

- Phương pháp thống kê mô tả: đƣợc sử dụng để mô tả thực tiễn trong và ngoài nƣớc, mô tả thực trạng đối tƣợng nghiên cứu (năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tƣ vấn và Đầu tƣ xây dựng Thái Nguyên).

- Phương pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu định tính để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, tiêu thức nghiên cứu theo thời gian, giữa thực hiện với kế hoạch,…

2.2.3.2. Phân tích ma trận SWOT

Phƣơng pháp này là một công cụ rất hữu hiệu cho việc nắm bắt và ra quyết định cho mọi tình huống, xây dựng chiến lƣợc phát triển và đánh giá đối thủ cạnh tranh.

Phân tích ma trận SWOT là phân tích các cơ hội (O) và những nguy cơ, thách thức (T) của môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ những điểm mạnh (S), điểm yếu (W) thuộc môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định các cơ hội và những nguy cơ, thách thức thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi các môi trƣờng kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các thị trƣờng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Phân tích môi trƣờng nội bộ để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về các lĩnh vực tài chính, công nghệ,…

Phân tích SWOT giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lƣợc kinh doanh dựa trên sự phân tích khoa học các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với doanh nghiệp.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng đểđánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tƣ vấn và Đầu tƣ Xây dựng Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Sử dụng ma trận SWOT (SWOT matrix) để tổng hợp những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh (môi trƣờng bên ngoài công ty).

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh và nguồn lực tài chính của công ty, Công ty có thể thiết lập các kết hợp với 2 loại kết hợp chính. Từ các kết hợp đó có thể đƣa ra chiến lƣợc và đề xuất giải pháp thực hiện.

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O)

Cơ hội - Điểm mạnh (Opportunities - Strengths) O-S (Opportunities - Weaknesses) O-W Thách thức (Threats - T) Thách thức - Điểm mạnh (Threats - Strengths) T-S Thách thức - Điểm yếu (Threats - Weaknesses) T-W

* Điểm mạnh (S): Yếu tố lợi thế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể huy động và phát huy;

* Điểm yếu (W): Những yếu kém trong quy hoạch, xây dựng và xử lý chất thải ở các doanh nghiệp và trong các khu công nghiệp có thể khắc phục đƣợc;

* Cơ hội (O): Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại mà các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau;

* Thách thức (T): Những trở ngại do phát triển công nghiệp không bền vững;

* Phối hợp O-S: Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội;

* Phối hợp T-S: Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ;

* Phối hợp O-W: Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu;

Phối hợp T-W: Cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng thái nguyên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)