Tình hình nhiễm HBV trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình định lượng hbv rna huyết tương ở bệnh nhân viêm gan b mạn tính​ (Trang 27 - 29)

Nhiễm HBV là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu, ước tính khoảng 248 triệu người mang virus này trên toàn thế giới, trong đó tỉ lệ tử vong có thể lên đến 600,000 người/năm do các bệnh lý liên quan đến HBV [70, 78]. Mặc dù đã có sự phát triển của các vaccine ngăn chặn bệnh với hiệu quả cao từ những năm 1980 và việc bổ sung chương trình tiêm chủng vaccine mở rộng tại hơn 168 quốc gia, bệnh gan do nhiễm mạn tính HBV vẫn là gánh nặng khổng lồ đối với toàn xã hội.

Hepatitis B virus (HBV) là virus thuộc họ Hepadnviridae và có đặc tính phiên mã ngược từ RNA giống như các retrovirus. Virus viêm gan B (HBV) là nguyên nhân gây ra nhiễm thoáng qua và mạn tính ở gan. Nhiễm thoáng qua có thể gây nên một số bệnh lý nghiêm trọng, khoảng 0,5% người nhiễm thoáng qua có khả năng tử vong, viêm gan cấp tính. Nhiễm viêm gan B mạn tính có thể có những hậu quả nghiêm trọng như: khoảng 25% bệnh nhân nhiễm viêm gan B mạn tính có thể tiến tới ung thư gan [12]. Số bệnh nhân tử vong do ung thư gan liên quan đến HBV trên toàn thế giới có thể lên đến một triệu người mỗi năm [79].

Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng hai tỷ người đã từng nhiễm HBV, trong đó có 248 triệu người nhiễm viêm gan B mạn tính (dương tính với kháng nguyên bề mặt HBsAg) [78, 93]. Tỷ lệ dương tính với HBsAg theo báo cáo là 3,6%, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực địa lý khác nhau. Tỷ lệ của viêm gan B mạn tính thấp hơn 2% ở các khu vực như Mỹ, Canada và Tây Âu; các nước có tỷ lệ trung bình (2-7%) như các nước ở Địa Trung Hải, Nhật Bản,

Trung Á, Trung Đông và một vài nước Nam Mĩ; và các nước có tỷ lệ cao (trên 8%) là các nước ở Tây Phi, Nam Sudan [78, 93, 125].

Sự khác biệt dẫn đến tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính khác nhau ở từng khu vực trên thế giới phần lớn liên quan đến độ tuổi có mối liên quan nghịch với nguy cơ tiến triển thành mạn tính. Tỷ lệ tiến triển từ nhiễm HBV cấp tính sang mạn tính là khoảng 90% đối với trường hợp nhiễm khi còn trong thai kỳ của người mẹ [97], khoảng từ 20 - 50% cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi [101, 117] và nhỏ hơn 5% ở giai đoạn trưởng thành [101].

1.2.3. Tình hình nhiễm HBV tại Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HBV nước ta đứng hàng cao nhất thế giới. Tần suất HBsAg dương tính ở người lớn từ 15 đến 21% thậm chí có nơi lên đến 26% và ước tính chúng ta đang có hơn 10 triệu người mang HBV mạn tính [2]. Tỷ lệ mang anti-HBs trên 60%, tuy vậy tỷ lệ nhiễm HBV ở từng nhóm đối tượng, từng vùng theo từng tác giả cũng khác nhau.

HBV là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh liên quan đến gan và nó có thể dẫn đến viêm gan cấp tính và mạn tính [92]. HBV có thể gây ra các biến chứng muộn như viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan; do đó nó vẫn là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu [127].

Hiện nay, interferon-α (IFN) thông thường, interferon-α duy trì (Peg-IFN) và các thuốc kháng virus đồng đẳng nucleot(s)ide (NAs - nucleos(t)ide analogs) là các loại thuốc được chấp nhận cho điều trị viêm gan B mạn tính (CHB). Trong khi IFN có khả năng kháng virus, chống sự tăng sinh của virus và hiệu ứng miễn dịch thì các loại thuốc kháng virus đồng đẳng nucleoside (như lamivudine, entecavir, telbivudine) và các loại thuốc kháng virus đồng đẳng nucleotide (như adefovir, tenofovir) lại có khả năng ức chế hoạt tính của DNA polymerase của virus HBV và khiến cho quá trình phiên mã ngược từ RNA sang DNA bị dừng lại [109]. Mặc dù, các loại thuốc kháng virus đồng đẳng như vậy ức chế sự nhân lên của HBV, giảm quá trình gây viêm gan và liên quan đến sự thuyên giảm bệnh gan, không có loại

thuốc đang được sử dụng hiện nay có khả năng chữa khỏi nhiễm HBV do các loại thuốc đó đều hiếm khi có thể loại bỏ virus hoàn toàn [15, 109]. Việc tìm ra phân tử đích hiệu quả của các loại thuốc kháng HBV mới hiện nay là vô cùng cần thiết để có thể chữa trị khỏi cho bệnh nhân nhiễm HBV. Các phân tử đích đó có thể là các phân tử nằm trong quá trình nhiễm và nhân lên của virus HBV [118]. Vì vậy, việc hiểu về bản chất sinh học của virus HBV cũng như chu trình sống của virus này là rất cần thiết cho việc xác định những phân tử đích của các loại thuốc kháng virus và phát triển các loại thuốc kháng virus mới có khả năng chữa trị khỏi và loại bỏ hoàn toàn virus HBV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập quy trình định lượng hbv rna huyết tương ở bệnh nhân viêm gan b mạn tính​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)