Đáp ứng miễn dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng qui trình PCR đa mồi và chế tạo kít qui mô phòng thí nghiệm chẩn đoán neisseria meningitidis, haemophilus influenzae týp b, streptococcus pneumoniae​ (Trang 28 - 30)

Trong thế kỷ 19, đã chứng minh rằng có đáp ứng miễn dịch bảo vệ trên thỏ, diệt được phế cầu khuẩn. Thế kỷ 20, hiệu quả đáp ứng miễn dịch đã được chứng minh ở Nam Mỹ. Một điều khám phá ra rằng capsule của S. pneumonia

polysaccharide kháng lại thực bào của tế bào bạch cầu và đến năm 1920 đã chỉ ra kháng thể đặc hiệu kháng capsule polysaccharide diệt được S. pneumoniae. Năm

1936, vắc xin thành phẩm là capsule polysaccharide được sử dụng để khống chế dịch phế cầu. Năm 1940, thử nghiệm biến đổi capsule bởi DNA như là vật liệu mang mã hóa thông tin.

Năm 1990, xác định các serovar khác nhau của phế cầu khuẩn và đáp ứng miễn dịch bảo vệ giữa các serovar. Đến nay xác định được trên 90 serovar. Không phải toàn bộ các serovar đều gây bệnh, mà chỉ có một số serovar chủ yếu, do đó vắc xin hiện nay bao gồm 23 serovar. Serovar được phân loại theo hai hệ thống: Hệ thống Mỹ là số serovar theo thời gian phát hiện; Hệ thống Danish theo nhóm kháng nguyên tương tự nhau.

1.3.6. Điều trị và dự phòng

Trong suốt thời gian dài kháng sinh điều trị thuộc nhóm kháng sinh β- lactam. Những năm 1960, hầu hết các chủng S. pneumoniae nhậy cảm với Penicillin, nhưng sau thời gian này sự kháng Penicillin đã trở nên phổ biến, đặc biệt ở những vùng sử dụng liều cao và rộng rãi. Tỷ lệ biến đổi của các chủng kháng lại Cephalosporin, Erythromycin, Tetracycline, Clindamycin và Quinolones. Các chủng kháng lại Penicillin thì hầu hết kháng lại các loại kháng sinh khác. Hầu hết các chủng còn nhậy cảm với Vancomycin.

Ở người lớn hiện nay sử dụng nhóm Fluoroquinolones như: Levofloxacin và Moxifloxacin.

Hiện nay có 2 loại vắc xin đó là vắc xin polysaccharide và vắc xin Conjugated.Vắc xin Polysaccharide vắc xin hầu hết đã được sử dụng, bao gồm việc tinh sạch polysacharide từ 23 serotype (1, 2, 3, 4, 5, 6b, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, và 33F). Đáp ứng miễn dịch qua tế bào lympho B giải phóng IgM cùng với tế bào T hỗ trợ. Đáp ứng miễn dịch của vắc xin này kém hơn vắc xin conjugate, vắc xin này không có đáp ứng bảo vệ với trẻ ít hơn hai tuổi có lẽ do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ, ở người trưởng thành, lứa tuổi 65 đáp ứng miễn dịch cũng có thể không xảy ra, hoặc đáp ứng miễn dịch không kéo dài sau tiêm vắc xin. Vắc xin không có hiệu quả đối với người mang mầm bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng qui trình PCR đa mồi và chế tạo kít qui mô phòng thí nghiệm chẩn đoán neisseria meningitidis, haemophilus influenzae týp b, streptococcus pneumoniae​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)