Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện

1.1.4.1. Các nhân tố khách quan

Đặc điểm và trách nhiệm của bệnh viện

Đối với bệnh viện nói chung và bệnh viện công nói riêng được sự quản lý của Nhà nước bởi vậy, hoạt động của bệnh viện công có những đặc thù riêng như chăm sóc phục vụ chăm sóc sức khỏe và tính mạng của con người, có yêu cầu về chuyên môn và cũng là những dịch vụ về y tế … Bên cạnh đó, bệnh viện công cũng cần thực hiện các mục tiêu ổn định về y tế đối với người dân địa phương. Đây cũng là hoạt động với chức năng quan trọng nhất là đảm bảo và cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân địa phương cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ y tế theo yêu cầu. Bên cạnh việc thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ y tế thì bệnh viện công còn có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phải thực hiện các mục tiêu công bằng và có hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe người dân. Hoạt động tài chính tại bệnh viện có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện công trong cơ chế thị trường cũng phải chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường như quy luật

cung cầu thị trường. Do vậy cần nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ y tế để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Môi trường kinh tế xã hội địa phương

Môi trường kinh tế địa phương có tác động rất mạnh đến quản lý tài chính tại bệnh viện. Hoạt động quản lý tài chính không những chi phối hoạt động quản lý tài chính đó là xây dựng các dịch vụ mà nhu cầu xã hội yêu cầu nhằm đảm bảo sự vận động của bệnh viện phù hợp với điều kiện kinh tế khách quan. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng đa dạng và phong phú. Do vậy, yêu cầu cũng được nâng lên, người dân sẵn sang chi trả thêm để có được những dịch vụ tốt để chăm sóc sức khỏe. Đứng trước những yêu cầu đó, bệnh viện cũng cần có những thay đổi như: cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tất cả điều này cũng là thách thức và cũng là yêu cầu đối với việc thay đổi cơ chế chính sách trong việc quản lý tài chính để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương.

Đặc thù của dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế là dịch vụ mang tính đặc thù bởi nó là dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cứu tính mạng của con người, đây cũng là dịch vụ vừa mang tính chất hàng hóa cá nhân vừa mang tính hàng hóa công cộng. Sức khỏe là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của mỗi con người. Do vậy, vấn đề tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến dịch vụ được cung cấp, nhưng trong nhiều trường hợp bệnh nhân không có khả năng về tài chính nhưng vẫn muốn được cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho dù đang gặp khó khăn về kinh tế, không đủ tiền để chi trả cho những dịch vụ đó. Bên cạnh đó có những dịch vụ y tế cộng đồng thì người dân được tiếp cận mà không phải trả phí như: tiêm chủng mở rộng, khám sức khỏe cho người cao tuổi … Chính vì điều này nên dịch vụ y tế có những quan điểm khác nhau đó là dịch vụ y tế mang tính công đồng hay dịch vụ y tế mang tính cá nhân, thị trường. Với quan điểm đây là dịch vụ cá nhân, thị trường thì dịch vụ này cần được tự

do hóa để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Còn dịch vụ mang tính cộng động thì cần nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe của cộng đồng được mở rộng, đại đa số người dân được tiếp cận dịch vụ này.

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan

Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển của bệnh viện: Điều này

ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý tài chính tại bệnh viện. Đó là đưa ra định hướng về khám chữa bệnh cho người dân, định hướng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… Đây chính là căn cứ để xây dựng các phương án và mục tiêu trong quản lý tài chính của bệnh viện. Với quan điểm và định hướng theo hướng minh bạch cũng như phát triển bền vững điều này sẽ hạn chế được những thủ tục rườm rà, quan liêu điều này giúp thuận tiện cho bệnh nhân thanh toán cũng như sử dụng được các dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh đó, với quan điểm đó là nâng cao tính tự chủ trong quá trình quản lý, bệnh viện sẽ đưa ra các biện pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu vào để có thể cải thiện cơ sở vật chất cũng như góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện. Ngoài ra, ý thức và trách nhiệm đội ngũ y tế cũng thay đổi tư duy nhằm nâng cao mức độ hài lòng của bệnh nhân trong việc khám chữa bệnh để tăng cường các khoản thu.

Trình độ cán bộ quản lý: Yếu tố con người là một trong những yếu tố

quan trọng trong quá trình quản lý tài chính tại các đơn vị nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Trình độ cán bộ quản lý nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quản lý, nó sẽ giúp quá trình thực hiện chính xác với các quy định của nhà nước. Với các cơ quan cấp trên, trình độ cán bộ có ảnh hưởng rất lớn trong việc xác định tính chính xác của các khoản chi cũng như tính hợp lý trong việc phân bổ nguồn lực. Do vậy nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn lực, chính xác và kịp thời với những trường hợp phát sinh. Với những cán bộ trực tiếp giúp giảm thiểu những sai sót trong quá trình thực hiện cũng như đảm bảo tính tiết kiệm tài chính.

Công tác tổ chức quản lý thu chi tại bệnh viện Tổ chức quản lý thu chi

tại bệnh viện là một trong những nhân tố quan trọng tới việc quản lý tài chính. Hoạt động chi có tổ chức tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn tài chính và tăng thêm cả số lượng cũng như chất lượng của các khoản thu trong điều kiện các nguồn thu cho phép. Điều này giúp công tác tự chủ trong quản lý tài chính được tốt hơn. Với các khoản thu phải được tổ chức một cách hợp lý, chính xác kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)