5. Kết cấu luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Ca
Sau khi đã xem xét về thực tiễn quản lý tài chính tại một số bệnh viện. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho bệnh viện đa khoa tỉnh Lào cai như sau:
Thứ nhất: Đa dạng hóa các nguồn thu. Hiện nay xu hướng tự chủ tài chính diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đời sống người dân cũng được cải thiện. Do đó, nhu cầu về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cũng được nâng cao. Đây là cơ hội để bệnh viện có thể đa dạng hóa các dịch vụ mình cung cấp, nâng cao nguồn thu cho bệnh viện.
Thứ hai: Thường xuyên đầu tư sửa chữa, mua sắm máy móc trang thiết bị. Với nền khoa học ngày càng hiện đại, việc áp dụng máy móc trang thiết bị
cần phải đầu tư mua mới cũng như đảm bảo các trang thiết bị hoạt động tốt. Bệnh viện thường xuyên kiểm tra, rà soát tình trạng hoạt động của các máy móc. Tiến hành kiểm tra sửa chữa, thay thế định kỳ và đột xuất.
Thứ ba: Nâng cao thu nhập của cán bộ y bác sĩ tại bệnh viện. Luôn lấy
con người làm trung tâm. Để các cán bộ y, bác sĩ hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao thì trước hết cần làm giảm áp lực về tài chính cho họ. Từ đó người lao động có thể chuyên tâm vào công việc hơn, có nhiều đóng góp như: nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ tay nghề …
Thứ tư: Khuyến khích các y, bác sĩ trong bệnh viện nâng cao tay nghề. Để có thể áp dụng khoa học tiên tiến, mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu
cầu của bệnh nhân thì trước hết các y, bác sĩ cần phải nâng cao tay nghề: tự tham gia các lớp nâng cao trình độ tại các trường uy tín hoặc tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo… thuộc lĩnh vực làm việc của mình
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
- Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai như thế nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại bệnh viện? - Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của các nhược điểm trong quản lý tài chính tại bệnh viện, từ đó đề ra giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là gì?
2.2. Phương pháp tiếp cận
a, Phương pháp tiếp cận tham gia
Để phân tích tình hình quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cần có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Các đối tượng này gồm: cán bộ quản lý, các y bác sĩ làm việc tại bệnh viện, các phòng ban của bệnh viện, bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện… Vì vậy, phương pháp tiếp cận được sử dụng xuyên suốt các khâu trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Từ khâu khảo sát, điều tra, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, đến việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại bệnh viện.
b, Phương pháp tiếp cận theo nhóm
Để đánh giá một cách toàn diện của quá trình quản lý tài chính tại bệnh viện. Dựa theo các đối tượng thuộc diện quản lý, trong nghiên cứu của mình tác giả chia ra làm các đối tượng như sau:
Đối tượng thứ nhất: cán bộ quản lý, đây là đối tượng đề ra các chủ trương chính sách và vận hành hệ thống quản lý tài chính tại bệnh viện.
Đối tượng thứ hai: cán bộ y, bác sĩ, đây là đối tượng trực tiếp thực hiện quá trình thu - chi của bệnh viện, đối tượng này chịu sự quản lý của cán bộ quản lý.
Đối tượng thứ ba: những người sử dụng các dịch vụ về khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đối tượng này cung cấp tài chính cho bệnh viện, thêm vào
đó đối tượng này sẽ phản ánh hiệu quả của công tác quản lý tài chính cũng như hiệu quả của quá trình khám và điều trị tại bệnh viện.
c, Phương pháp tiếp cận hệ thống
Việc quản lý tài chính tại bệnh viện bao gồm rất nhiều đối tượng, nó là một hệ thống hoàn chỉnh và chặt chẽ. Sự quản lý là kết quả của sự vận hành hệ thống và các đối tượng trong hệ thống tác động lẫn nhau. Mỗi một đối tượng khác nhau thì chịu sự ảnh hưởng của công tác quản lý khác nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu quản lý tài chính tại bệnh viện cần phải xem xét các nội dung trong một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.3. Khung phân tích quản lý tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai Lào Cai
Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận cũng như thực tiễn về quản lý tài chính tại bệnh viện, với phương pháp nghiên cứu đã được tác giả lựa chọn, tác giả xây dựng khung nghiên cứu quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai như sau:
Nhân tố ảnh hưởng Nội dung quản lý tài
chính Chỉ tiêu nghiên cứu
Các nhân tố khách quan
+ Đặc điểm và trách nhiệm của bệnh viện.
+ Môi trường kinh tế xã hội địa phương
+ Đặc thù của dịch vụ y tế - Nhân tố chủ quan
- Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển của bệnh viện
- Trình độ cán bộ quản lý - Công tác tổ chức quản lý
thu chi tại bệnh viện
1.Xây dựng dự toán thu chi
2.Tổ thực hiện thu chi 3.Thanh tra và kiểm tra
giám sát thực hiện thu chi
Cơ cấu các khoản thu chi
- Tỷ lệ tăng trưởng các khoản thu chi
- Tỷ lệ tiết kiệm trong chi
- Tỷ lệ tăng lương của cán bộ y bác sĩ tại bệnh viện
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình quản lý tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào cai và đề xuất ra giải pháp phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Tài liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tại phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính quản trị, phòng tài chính kế toán, phòng quản lý chất lượng.
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu như:
- Báo cáo công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Việt Đức
- Báo cáo công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang - Số liệu thống kê về tài chính, thống kê về chất lượng máy móc trang thiết bị, thống kê về số lượng cán bộ, y, bác sĩ tại bệnh viện ...
2.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a, Chọn mẫu nghiên cứu
Việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu trong các vấn đề kinh tế xã hội có vai trò rất quan trọng vì nó phải đảm bảo các yêu cầu đó là: mẫu đủ lớn và có tính đại diện, thêm vào đó là đảm bảo tính chính xác, chất lượng của số liệu nghiên cứu, thời gian thu thập phải phù hợp… để có được những kết quả đó, việc tính toán số lượng mẫu nghiên cứu được dựa trên công thức Slovin như sau:
n = N 1+ N* e2 Trong đó: n: cỡ mẫu cần thiết N: Tổng thể mẫu e2: Sai số
Tính mẫu đối với cán bộ, y bác sĩ tại bệnh viện
Tổng thể mẫu (N). Tổng số cán bộ, y bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào cai (tính biên chế chính thức) là 631 người.
Sau khi áp dụng công thức với N= 631 lao động tại bệnh viện, tác giả đã tính toán lượng mẫu cần thiết để dùng trong nghiên cứu của mình là: 245 người.
Nhưng để đảm báo tính chính xác của số liệu cần thu thập cũng như đảm bảo tính khoa học tác giả đã điều tra 250 phiếu.
Sau khi đã xác định được số phiếu cần thiết tác giả tiến hành phát phiếu điều tra. Dựa trên số lượng lao động tại các đơn vị như sau:
Bảng 2.1: Số phiếu điều tra
Đơn vị: phiếu
Đối tượng Các phòng chức
năng Khoa lâm sàng
Khoa cận lâm sàng
Cán bộ quản lý 18 16 42
Cán bộ y, bác sĩ 42 34 98
Tổng 60 50 140
Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả
b, Nghiên cứu tiến hành điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp của những đối tượng tham gia. Với việc sử dụng phương pháp điều tra theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trước, thêm vào đó trong quá trình điều tra tác giả cũng phỏng vấn linh hoạt các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính tại bệnh viện.
+ Đối với cán bộ quản lý: tác giả tiến hành phỏng vấn các trưởng bộ phận chức năng của bệnh viện, các phó phụ trách phần tài chính, cơ sở vật chất của các đơn vị chức năng.
+ Đối với các y bác sĩ: tác giả tiến hành phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên những cũng đảm bảo kích thước mẫu cũng như thời gian phỏng vấn.
Các câu hỏi điều tra và thảo luận được sử dụng trong nghiên cứu đó là các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Mục đích của việc sử dụng các câu hỏi này nhằm thu thập các thông tin về quản lý tài chính tại bệnh viện.
Số liệu sau khi phỏng vấn được tập hợp và xử lý để làm rõ vấn đề được nghiên cứu.
Tác giả phát ra 250 phiếu và thu về 250 phiếu và 5 phiếu không đáp ứng đủ thông tin.
Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và người lao động Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai về tình hình quản lý tài chính, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:
Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert
Mức Mức đánh giá Khoảng điểm
5 Tốt 4,21 - 5,00
4 Khá 3,41 - 4,20
3 Trung bình 2,61 - 3,40
2 Yếu 1,81 - 2,60
1 Kém 1,00 - 1,80
Xác định số lượng mẫu đối với bệnh nhân.
Tác giả tiếp tục sử dụng công thức tính mẫu Slovin để tính toán lượng mẫu cần thiết để tiến hành phỏng vấn. Theo số liệu thống kê năm 2017, bệnh
kiện thời gian có hạn nên tác giả đã chọn lựa mức độ ý nghĩa là 90%, bởi vậy thay vào công ta có số lượng bệnh nhân cần thiết tối thiểu cho phỏng vấn là n= 99 bệnh nhân. Trong quá trình điều tra tác giả đã phát ra 120 phiếu, thu về 110 phiếu.
Thông qua việc phỏng vấn bệnh nhân nghiên cứu sẽ xem xét được nhu cầu nguyện vọng trong khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân, khả năng tài chính để làm cơ sở đề xuất ra các dịch vụ tự nguyện, hoặc xem xét thái độ và ý thức của y, bác sĩ điều này ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến với bệnh viện ...
2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin
- Phương pháp phân tích tài chính. Phương pháp này dùng để phân tích tính hiệu quả của quá trình thực hiện thu cũng như thực hiện chi tại bệnh viện. Xem xét khả năng phát triển của bệnh viện cũng như mở rộng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân nhằm đa dạng hóa các nguồn thu, hơn nữa đó là giảm sự phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước. Thêm vào đó là xem xét tính hiệu quả của các nguồn chi, xem xét việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí để từ đó tìm được nguyên nhân và đề ra được giải pháp.
- Phương pháp phân tích thống kê dùng để mô tả kết quả thống kê, để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó có thể đề ra một số giải pháp phù hợp trong việc quản lý tài chính đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
- Phương pháp so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các năm như: So
sánh nguồn thu qua các năm, so sánh cơ cấu thu - chi giữa nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu ngoài ngân sách; sự biến đổi quy mô nguồn thu, về cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi qua các năm.
2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu đánh giá quản lý tài chính
Tỷ lệ thực hiện các
khoản thu chi =
Các khoản thu chi năm N Dự toán các khoản thu chi năm N Chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Chỉ tiêu nay phản ánh khả năng thực hiện theo kế hoạch, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ thực hiện theo kế hoạch càng tốt và ngược lại.
- Tỷ lệ thay đổi các nguồn thu, chi, quản lý tài sản.
Tỷ lệ cơ cấu = Các yếu tố cấu thành trong năm N
Tổng số trong năm N
Chỉ tiêu này dùng để xem xét sự biến động của cơ cấu các khoản thu, các khoản chi và quản lý tài sản trong các năm, so sánh giữa các năm với nhau.
Tỷ lệ tăng trưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản.
Tỷ lệ tăng trưởng = Số lượng năm N+1- Số lượng năm N
Số lượng năm N
Tỷ lệ này cho biết mức độ tăng trưởng của các khoản thu, chi, quản lý tài sản. Chỉ tiêu này cho biết sự biến động giữa các năm với nhau từ đó thấy được xu thế vận động của các thành tố này.
Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính Sai phạm hoặc chậm tiến độ trong quản lý tài chính = Số vụ vi phạm so với chính sách năm N+1 Số vụ vi phạm so với chính sách năm N Chỉ tiêu này xem xét mức độ sai phạm trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ thì mức độ sai phạm càng thấp, chứng tỏ công tác quản lý tài chính tốt.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của quản lý tài chính
- Tỷ lệ cân đối thu chi Tỷ lệ cân đối
Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tỷ lệ này cho biết chênh lệch giữa thu và chi của bệnh viện, tỷ lệ cao chứng tỏ bệnh viện các khoản thu lớn và đa dạng cũng như kiểm soát tốt các khoản chi của bệnh viện.
Chỉ tiêu thứ hai, tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ y bác sĩ trong bệnh viện, tỷ lệ này được xác định như sau:
Tỷ lệ tăng lương cho
Cán bộ, y bác sĩ =
Mức lương bình quân của năm N+1 Mức lương bình quân của năm N Để có thêm nhiều đóng góp hơn nữa trong quá trình phát triển của bệnh viện. Với mức lương cao sẽ giúp cán bộ, y bác sĩ yên tâm công tác cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chỉ tiêu thứ ba, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi
Tỷ trọng đầu tư trang
thiết bị =
Tổng đầu tư trang thiết bị năm N+1 Tổng đầu tư trang thiết bị năm N Bệnh viện cũng đã có nhiều sự thay đổi để hướng đến đa dạng hóa các nguồn thu của bệnh viện. Để có thể thu hút cũng như nâng cao khả năng khám chữa bệnh của bệnh viện thì việc đầu tư trang thiết bị hiện đại là một sự