2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.5.2. Chức năng và nhiệm của từng bộ phận
Kế toán trƣởng
- Trực tiếp điều hành quản lý các mặt của công tác kế toán, chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, hạch toán số liệu kế toán.
- Xây dựng hệ thống quản lý kế toán – tài chính phù hợp với pháp luật, các quy chế quản lý tài chính nội bộ.
- Đề xuất các biện pháp huy động vốn cho Công ty.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán theo định kỳ. - Phân tích, dự báo tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất tại Công ty.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu, cân đối sổ sách, phát hiện sai sót để có hƣớng giải quyết phù hợp. KẾ TOÁN TRƢỞNG KT. TIỀN KT. VẬT TƢ KT. KHO KT. TỔNG HỢP KT. CÔNG NỢ
Kế toán tiền kiêm kế toán lƣơng
- Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ...
- Báo cáo dòng tiền, quản lý và lập các phiếu thu – chi.
Kế toán vật tƣ
- Theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu.
- Dựa vào phiếu xuất - nhập kho của kho vật tƣ để làm báo cáo xuất – nhập – tồn nguyên vật liệu hàng tháng.
Kế toán kho
- Theo dõi hàng hoá thực tế nhập - xuất - tồn hàng ngày tại Công ty và lập báo cáo tồn kho.
- Sắp xếp bảo quản thành phẩm.
Kế toán công nợ
- Tổng hợp công nợ hàng tháng, đối chiếu công nợ khách hàng làm sổ sách kế toán công nợ, nhập liệu vào phần mềm kế toán.
- Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng, kiểm tra số liệu. - Theo dõi bán hàng, cửa hàng, nhân viên bán hàng theo hợp đồng.
Kế toán tổng hợp
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp về nhập – xuất – tồn và tiêu thụ thành phẩm.
- Xác định các khoản lãi, lỗ, các khoản thanh toán với Ngân hàng. - Bảo quản, lƣu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán và thống kê.