Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dương hải phát​ (Trang 71)

Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT vì chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, đƣợc xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình. CPSX dở dang cuối kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + Chi phí NVLTT sử dụng trong kỳ x Số lƣợng SP dở dang cuối kỳ Số lƣợng SP hoàn thành trong kỳ + Số lƣợng SP dở dang cuối kỳ

Nhƣng trong tháng 11 không có sản phẩm dở dang nên không đánh giá.

2.8.4. Tính giá thành sản phẩm 2.8.4.1. Nội dung 2.8.4.1. Nội dung

Sau khi tất cả các khoản CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC đã đƣợc tập hợp để tính giá thành vào cuối mỗi tháng. Tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm nhƣ sau:  Gạch ống CPSX PSTK = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC = 291.118.199 + 225.338.827 + 569.540.445 = 1.085.997.470 đồng Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CP SXDDĐK + CP SXPSTK - CP SXDDCK = 0 + 1.085.997.470 - 0 = 1.085.997.470 đồng Z đơn vị sản phẩm = 1.085.997.470 = 603,332 đồng/viên 1.800.000

 Gạch đinh CPSX PSTK = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC = 99.664.277 + 77.144.717 + 194.982.095 = 371.791.089 đồng Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CP SXDDĐK + CP SXPSTK - CP SXDDCK = 0 + 371.791.089 - 0 = 371.791.089 đồng Z đơn vị sản phẩm = 371.791.089 = 531,130 đồng/viên 700.000  Gạch Đêmi CPSX PSTK = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC = 2.809.725 + 2.174.856 + 5.496.915 = 10.481.496 đồng Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong kỳ = CP SXDDĐK + CP SXPSTK - CP SXDDCK = 0 + 10.481.496 - 0 = 10.481.496 đồng Z đơn vị sản phẩm = 10.481.496 = 349,383 đồng/viên 30.000

Sau khi xác định đƣợc giá thành sản phẩm hoàn thành, Kế toán hạch toán: Nợ TK 155 1.468.270.055

2.8.4.2. Chứng từ sử dụng

- Bảng tính giá thành (phụ lục 20)

- Sổ cái TK 155 “Thành phẩm” (phụ lục 21)

2.9.Nghiệp vụ lập báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dƣơng Hải Phát

Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (phụ lục 22)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (phụ lục 23) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (phụ lục 24)

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Căn cứ lập BCTC:

- Công ty TNHH Dƣơng Hải Phát trình bày báo cáo tài chính tuân thủ đúng chuẩn mực đã đƣợc ban hành và công bố theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính.

Nguồn dữ liệu để lập báo cáo tài chính:

- Dựa vào Sổ cái các tài khoản từ loại 1 đến loại 9 để lập báo cáo tài chính.

Phƣơng pháp lập báo cáo tài chính:

- Trong kỳ, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán dựa vào các chứng từ tiến hành hạch toán ngay và nhập liệu vào phần mềm Kế toán AFC ACCSYS.

- Cuối kỳ, Kế toán tiến hành khoá sổ và phần mềm kế toán AFC ACCSYS sẽ tự động kết chuyển dữ liệu chuyển sang Bảng cân đối số phát sinh.

- Căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh, Kế toán sẽ xem xét lại số dƣ cuối kỳ để tiến hành lập các Báo cáo tài chính.

CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Nhận xét

Qua thời gian tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty TNHH Dƣơng Hải Phát, nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của các anh chị phòng kế toán đã giúp em trải nghiệm và hiểu rõ hơn về công tác kế toán trong thực tiễn cũng nhƣ nắm rõ hơn những kiến thức đã đƣợc học trong trƣờng lớp.

Ở vị trí là một sinh viên chƣa đƣợc tiếp xúc nhiều với môi trƣờng kế toán thực tế nên với lƣợng kiến thức đã học và khả năng tiếp thu thực tế có hạn của mình, không tránh khỏi những sai sót do chƣa có kinh nghiệm nhƣng em cũng xin đƣợc phép đƣa ra một số ý kiến riêng của mình mặc dù khó có thể đánh giá một cách trọn vẹn toàn bộ hệ thống kế toán trong Công ty:

3.1.1. Ƣu điểm

 Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty lựa chọn mô hình công tác kế toán tập trung nên công việc của kế toán chủ yếu đƣợc thực hiện trong phòng Kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban lãnh đạo đƣợc cập nhật kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế tài chính của mình, đồng thời tạo thuận lợi cho việc kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.

Tổ chức công tác kế toán hợp lý, chặt chẽ, khoa học, hoạt động theo một quy trình nhất định đã phát huy đƣợc năng lực của đội ngũ kế toán viên có trình độ, kinh nghiệm, đồng thời, phối hợp với nhau để xử lý các vấn đề kế toán một cách nhanh, gọn.

 Về hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính dƣới thiết kế phần mềm theo hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng phần mềm kế toán AFC ACCSYS phù hợp với loại hình doanh nghiệp làm giảm công việc ghi chép, tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thu thập, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị, kịp thời phát hiện ra các sai sót để điều chỉnh.

Sử dụng hình thức tổ chức kế toán Nhật ký chung kết hợp ứng dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính và áp dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của quý Công ty; giúp phản ánh và xử lý dễ dàng, phù hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kịp thời cho nhà quản lý đƣa ra các quyết định nhanh chóng.

 Về công tác kế toán: việc nhập nguyên vật liệu đƣợc dựa trên nhu cầu sản xuất, do đó nguyên vật liệu tồn kho ít.Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ tạo thuận lợi cho kế toán giảm bớt công việc tính toán, chỉ tính một lần vào cuối mỗi kỳ.

Công ty chọn phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

Chi phí NVLTT đƣợc phân bổ cho từng loại sản phẩm theo định mức nguyên vật liệu giúp xác định một cách chính xác khoản chi phí NVL đã phát sinh cho từng loại sản phẩm đó.

3.1.2. Nhƣợc điểm

 Về công tác tổ chức sắp xếp nguyên vật liệu: tại kho K001 chƣa thật sự có khoa học, làm mất nhiều thời gian khi xuất hàng, dẫn đến tình trạng lập chứng từ chậm trễ (Ví dụ: nguyên vật liệu đƣợc xuất sử dụng rồi Thủ kho mới lập phiếu xuất kho chuyển cho Kế toán để hạch toán).

 Về công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp: công ty phân bổ các nhân lực sản xuất chƣa thực sự hợp lý, nhiều khâu sản xuất vẫn còn chồng chéo, thiếu nhân công. Do đó không tách biệt đƣợc nhân công quản lý phân xƣởng với nhân công trực tiếp sản xuất. Vì vậy, Công ty chƣa mở chi tiết tài khoản 6271 “Chi phí nhân viên phân xƣởng”.

 Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung: việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo chi phí NVLTT là chƣa thực sự hợp lý.

Chi phí xăng dầu chƣa tách biệt đƣợc phần nào dùng cho bộ phận vận chuyển, phần nào dùng cho máy móc cơ giới.

Chi phí tiền điện không có sự phân bổ riêng cho từng bộ phận (cụ thể giữa bộ phận quản lý doanh nghiệp và bộ phận sản xuất), mà dùng cho cả toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Việc trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn cho máy móc thiết bị chƣa đƣợc thực hiện, vì vậy việc xác định giá thành sẽ không thực sự chính xác.

Công ty không trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép nên khi có nhiều công nhân nghỉ phép thì doanh nghiệp vẫn phải trả lƣơng, chi phí đó vẫn đƣợc hạch toán vào chi phí

trong kỳ nhƣng không tạo ra sản phẩm, làm cho chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giá thành tăng nhanh chóng.

 Việc sử dụng chung một phân xƣởng sản xuất, trên cùng một quy trình công nghệ để sản xuất ra 3 loại gạch khác nhau gây khó khăn trong việc phân bổ chi phí sản xuất một cách thích hợp cho mỗi loại gạch, từ đó, việc xác định giá thành cho từng loại sản phẩm gạch cũng không thực sự chính xác.

3.2.Kiến nghị

3.2.1. Trong công tác tổ chức bộ máy kế toán

Bộ phận kế toán trong công ty tuy có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng lực nhƣng lực lƣợng còn ít trong khi lƣợng công việc ngày càng nhiều, nhân viên phải làm việc với tần suất dày đặc dễ gây ra sai sót. Vì vậy, kiến nghị quý công ty nên bổ sung thêm nhân lực cho phòng kế toán để tránh tình trạng một ngƣời phải kiêm nhiều việc (Ví dụ: kế toán tiền kiêm kế toán lƣơng).

Công ty sử dụng phƣơng pháp tính giá thành theo phƣơng pháp giản đơn nhƣng quy trình sản xuất sản phẩm của công ty lại theo một dây chuyền công nghệ liên tục qua nhiều giai đoạn phức tạp, phƣơng pháp tính giá thành này chƣa thực sự đáp ứng đƣợc cho quy trình để xác định giá thành một cách chính xác, có thể gây sai lệch. Vì vậy, kiến nghị quý công ty nên lựa chọn một phƣơng pháp tính giá thành khác phù hợp hơn (Ví dụ: phƣơng pháp kết chuyển tuần tự phân bƣớc).

Chứng từ kế toán đƣợc tập hợp về phòng kế toán vào ngày 20 hàng tháng, làm cho cƣờng độ làm việc của kế toán viên tăng cao vào cuối tháng, không thể tránh khỏi thiếu sót làm ảnh hƣởng tới tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính cuối tháng. Vì vậy, kiến nghị quý Công ty nên chia công tác tập hợp chứng từ thành nhiều lần trong tháng, cụ thể 2 lần vào ngày 10 và ngày 20 hàng tháng, làm giãn cƣờng độ làm việc của nhân viên, tránh gây sai sót không đáng có.

Hiện tại Công ty đang sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, hàng ngày nhập liệu cuối kỳ xuất ra Sổ cái. Vì vậy, rất khó có thể theo dõi các khoản chi phí phát sinh. Kiến nghị Công ty nên mở thêm sổ chi tiết các tài khoản (621, 622, 627) để dễ dàng theo dõi sát, đối chiếu số liệu các khoản chi phí phát sinh. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ

toán trên máy vi tính để các thông tin tự động ghi vào sổ các tài khoản và lên các báo cáo Kế toán.

3.2.2. Trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kiến nghị công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất ban hành vào ngày 22/12/2014 – Thông tƣ 200/2014/TT-BTC. Thông tƣ 200 sẽ hƣớng dẫn áp dụng chế độ kế toán và một số quy định mới về sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính cũng nhƣ sự thay đổi trong một số tài khoản kế toán.

3.2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong việc tính giá thành sản phẩm, nhƣng việc kiểm kê nguyên vật liệu nhập kho chƣa thật sự chặt chẽ, vẫn còn tình trạng lãng phí nguyên vật liệu làm tăng chi phí sản xuất. Việc kiểm kê nguyên vật liệu nhập kho là hết sức cần thiết, vì vậy, kiến nghị quý Công ty cần phải theo dõi tình hình nguyên vật liệu kỹ lƣỡng hơn, đặc biệt tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, để kịp thời xử lý khi phát hiện hao hụt, mất mát.

Việc đánh giá chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào cũng không kém phần quan trọng. Để tránh làm giảm chất lƣợng nguyên vật liệu, kiến nghị quý Công ty nên xây dựng thêm kho bãi có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để lƣu trữ nguyên vật liệu; kiểm tra kỹ lƣỡng quá trình ngâm ủ đất sét để tránh hƣ hỏng.

Đầu tƣ máy móc thiết bị sản xuất mới với công nghệ hiện đại hơn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kịp thời cung ứng đủ số lƣợng đồng thời phải tiết kiệm chi phí nguyên liệu nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

3.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Về nhân lực, hiện nay công ty chƣa có đội ngũ nhân viên quản lý phân xƣởngriêng mà bầu mỗi tổ sản xuất một nhân viên trực tiếp sản xuất làm tổ trƣởng quản lý. Kiến nghị công ty tách biệtgiữa nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân công chuyên quản lý phân xƣởng để tránh tình trạng một ngƣời làm nhiều việc, ảnh hƣởng tới công việc chính của mình, năng suất lao động không hiệu quả.

Về chi phí công đoàn, hiện nay công ty vẫn chƣa thực hiện việc nộp chi phí công đoàn. Kể từ tháng 01/2014, theo Nghị định số 191/NĐ – CP thì tất cả các doanh

nghiệpphải trích nộp KPCĐ dù có thành lập công đoàn hay không. Vì vậy, kiến nghị Công ty nên thực hiện đầy đủ khoản chi phí trên để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động.

Về việc trả lƣơng, hiện công ty đang áp dụng trả lƣơng theo ngày công lao động thực tế. Hình thức này chƣa thật sự khách quan và hợp lý vì công nhân trực tiếp sản xuất mỗi tổ làm mỗi công việc riêng của mình, là một phần trong cả quy trình lớn. Vì vậy, kiến nghị quý Công ty nên chọn hình thức trả lƣơng nhƣ sau:

+ Bộ phận tạo hình, gạch mộc, phân loại trả lƣơng cho từng loại công việc bằng cách khoán lƣơng theo sản phẩm. Việc khoán lƣơng theo sản phẩm sẽ là động lực giúp công nhân hoàn thành tốt công việc, năng suất lao động cao hơn.

+ Các bộ phận trực tiếp sản xuất còn lại trả lƣơng theo ngày công lao động thực tế.

Về việc trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép, hiện nay công ty chƣa thực hiện. Vì vậy, kiến nghị quý Công ty nên trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép để nhắm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phát sinh trong kỳ khi có sự ngừng sản xuất đột xuất.

Tỷ lệ trích = Tiền lƣơng nghỉ phép theo kế hoạch Tổng số lao động trực tiếp theo kế hoạch

Sơ đồ 3.1 Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép

3.2.2.3. Chi phí sản xuất chung

 Về phƣơng pháp phân bổ chi phí SXC: kiến nghị Công ty xem xét thay đổi phân Mức trích trƣớc

tiền lƣơng = Tiền lƣơng chính x Tỷ lệ trích

TK 622 TK 335 TK 334 Tiền lƣơng nghỉ phép thực tế phát sinh Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép

 Về đội ngũ nhân công quản lý phân xƣởng nhƣ đã kiến nghị trên phần chi phí NCTT. Kiến nghị công ty tách biệt nhân viên chuyên quản lý phân xƣởng sản xuất để tránh tình trạng một nhân công kiêm nhiều việc, chồng chéo công việc gây mất năng suất lao động. Khi đó, chi tiết tài khoản chi phí SXC sẽ đƣợc mở nhƣ sau:

+ TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xƣởng” + TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” + TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” + TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” + TK 6278 “Các chi phí bằng tiền khác”

 Về phân bổ chi phí CDCD: kiến nghị áp dụng thông tƣ 200/2014/TT-BTC thay đổi bỏ TK 142 “Chi phí trả trƣớc ngắn hạn” chỉ còn sử dụng TK 242 “Chi phí trả trƣớc”.

 Về trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn những tài sản có giá trị trên 30 triệu đồng, hiện Công ty chƣa thực hiện. Vì vậy, kiến nghị quý Công ty cần phải trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn, việc xác định mức chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm. Theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC chi phí SCL TSCĐ đƣợc ghi nhận vào TK 352 “Dự phòng phải trả” (không sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả”).

Mức trích trƣớc

CP SCL =

CP SCL trong năm 12

 Đối với chi phí tiền điện, xăng dầu, kiến nghị Công ty tách biệt phần nào dùng cho bộ phận sản xuất, phần nào dùng cho bộ phận ngoài sản xuất để xác định đúng giá thành.

 Công ty cần xem xét lại các khoản chi phí bằng tiền khác có hay không có phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dương hải phát​ (Trang 71)